THIỆP
3.3.Thủ pháp tiếp sức
thể được xem là sự khái quát về đặc trưng của việc phản ánh đời sống theo lối hiện thực chủ nghĩa “Chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi ngoài sự chân thật của các chi tiết là việc tái hiện chính xác của tích cách điển
Biển không có thủy thần Thế giới bán huyền thoại: màu sắc tôn giáo Thế giới phi huyền thoại: ăn ngon, lời tâng bốc,sex,…
hình trong hoàn cảnh điển hình” [59, tr. 225]. Khuynh hướng sáng tác hiện thực chủ nghĩa lấy nhân vật và sự kiện là điểm tựa, đặt nhân vật vào trung tâm của quá trình sáng tác. Người nghệ sĩ bằng tài năng của mình phải xây dựng được trong các tác phẩm những chân dung con người chân thật và hợp với logic khách quan, logic đời sống xã hội. Nhân vật được khắc họa đậm nét không chỉ ở ngoại hình, hành động, lời nói mà còn ở chiều sâu tâm hồn. Người đọc dễ dàng thâm nhập vào thế giới nhân vật, hiểu tường tận bản chất từng con người nhờ vào nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại, độc thoại nội tâm. Thế nhưng càng về sau, đặc biệt là từ những năm 60 của thế kỷ XX, kiểu nhân vật ấy không còn chiếm ưu thế, không xuất hiện nhiều trong tác phẩm. Thay vào đó, những nhân vật mơ hồ, đôi khi chẳng có tên có tuổi, lai lịch, những nhân vật số hóa, mờ hóa đi lại trong sáng tác của nhiều nhà văn John Hawkes, Jonathan Baumbach, John Fowles, Donald Barthelme,… John Hawkes có lần tiết lộ rằng khi bắt đầu viết ông dự tưởng “những kẻ thù thật sự của tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, cảnh trí, đề tài” [2, tr.244 -245]. Trong sáng tác của các nhà văn hậu hiện đại, cốt truyện được nghiền nát, còn nhân vật bị phân tán trở thành những mảnh vỡ hỗn độn.
Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp thu các thủ pháp nghệ thuật trên, vận dụng chúng vào trong các tác phẩm của mình. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có kiểu kết cấu lắp ghép. Trong những truyện như thế, nhân vật trở nên phi trung tâm. Người đọc khó lòng xác định được đâu là nhân vật chính của câu chuyện (Không có vua, Vàng lửa). Nhiều truyện ta có thể xác định đối tượng nhân vật chính của tác phẩm
nhưng nhà văn lại cố tình lập lờ, tạo ra ảo giác nơi người đọc bằng cách tránh để nhân vật ấy xuất hiện nhiều trong tác phẩm (Chút thoáng Xuân Hương). Nhà văn đã để cho các nhân vật tiếp sức cho nhau để tạo nên mạch truyện. Nhiều truyện, các nhân vật sở dĩ lưu dấu được đến tận cùng tác phẩm là do sự chi phối, thôi thúc bởi những yếu tố khác (Con gái thủy thần, Thiên văn). Bằng nhiều cách thức khác nhau, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên sự kết nối giữa các nhân vật trong tác phẩm có nhiều mảnh đứt đoạn nhưng cũng từ đấy con người trong tác phẩm cũng bộc lộ rõ sự bơ vơ, lẻ loi của mình. Chúng tôi gọi những cách thức ấy là thủ pháp tiếp sức.
3.3.1. Nhân vật tiếp sức nhân vật
Truyện Chút thoáng Xuân Hương gồm 3 phần. Mỗi phần là một câu chuyện độc lập. Nhưng xâu chuỗi lại, hình tượng Xuân Hương chính là tâm điểm của truyện. Song nhân vật Xuân Hương không xuất hiện như một nhân vật hành động mà xuất hiện qua điểm nhìn của ba nhân vật khác: Tổng Cốc, Ấm Huy và chàng thi sĩ sắp vào vai Chiêu Hổ. Các nhân vật ấy đã tiếp sức làm nên diện mạo của một Xuân Hương vừa chu đáo, tinh tế, cứng rắn lại vừa cô đơn, đa cảm. Nhà văn đã sử dụng rất thành công thủ pháp “tương chiếu” (Mutual enlighten) khi xây dựng nên hình tượng nhân vật Xuân Hương. “Với thủ pháp này, nhân vật được “chiếu sáng” từ nhiều mối quan hệ: quan hệ tương tác với các nhân vật khác (từ bên ngoài), quan hệ với chính mình (từ bên trong). Nhờ vậy, những bí ẩn trong tâm hồn nhân vật được thấu tỏ và nhân vật hiện lên “trọn vẹn” hơn [64].Truyện thứ nhất, Hồ Xuân Hương được khúc xạ qua lăng kính cảm quan của Tổng
Cốc. Qua con mắt nhìn và sự cảm nhận của ông, Hồ Xuân Hương hiện lên là một người phụ nữ chu đáo, tinh tế dù rằng Xuân Hương hoàn toàn vắng bóng trong truyện thứ nhất này. Nàng chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của Tổng Cốc khi ông nhìn vào những vật, việc do chính bàn tay của nàng tạo ra. Vì thế hình ảnh Hồ Xuân Hương vừa hư ảo vừa như hiển hiện đẹp đẽ lạ thường. Truyện thứ hai, Hồ Xuân Hương chỉ xuất hiện đôi lần. Nhưng dưới sự “chiếu sáng” từ điểm nhìn của Ấm Huy, Xuân Hương hiện lên là một nhân vật có tầm vóc lớn lao:
“Chàng trọng Xuân Hương vì bà sáng suốt hơn chồng. Bà gieo vào
lòng chàng một nỗi kính phục và sợ hãi”. Nhưng nàng cũng là một con người cô đơn, lạc lõng trong cõi đời dung tục: “Chàng hiểu cả tri huyện Thặng, cả chàng, cả ngay ông phủ Vĩnh Tường cũng sẽ chẳng là gì cả, tất cả chỉ là nhân chứng cho sự tồn tại của một CON NGƯỜI: Nàng Hồ Xuân Hương mặc áo xô gai đang nức nở khóc, đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông của cõi đời…”.
Chính trong lời của Ấm Huy, ta cũng nhận ra rằng, tất cả các nhân vật trong truyện chỉ làm cái nền để nâng hình ảnh Hồ Xuân Hương lên – một nàng Hồ Xuân Hương luôn được trọng vọng bởi những đức tính đẹp. Trong truyện thứ 3, không gian đã không còn ở vào thời trung đại nữa, nó là bầu không khí hiện đại với những con người của ngày hôm nay. Nhưng như lời nhận định của Đào Duy Hiệp, nhân vật nữ tên Hương - “người đàn bà tốt bụng, giản dị, bằng xương bằng thịt ở đây trong cái nhìn của Nguyễn Huy Thiệp là một biến thức độc đáo từ Hồ Xuân Hương – Phụ nữ – Con người. Cảm giác nhân loại về người phụ nữ bao dung, vị tha … bao trùm lên hình tượng này”[49, tr.83]. Bằng
lối kết cấu truyện hoàn truyện và nghệ thuật dịch chuyển điểm nhìn, Nguyễn Huy Thiệp đã để cho các nhân vật trong truyện tiếp sức làm nổi bật lên hình tượng của Xuân Hương – một người phụ nữ vừa có tài vừa có tâm, đầy bản lĩnh trước sóng gió cuộc đời.
Nếu như Chút thoáng Xuân Hương là sự tiếp sức một chiều của các nhân vật thì Không có vua là sự trợ lực qua lại giữa các nhân vật. Truyện Không có vua, có 7 nhân vật trong một gia đình xuất hiện thường xuyên qua các phần của truyện: Lão Kiền, Cấn, Sinh, Đoài, Khiêm, Khảm, Tốn. Câu chuyện được dựng nên từ những mảnh ghép rời rạc của các sự kiện, không theo kiểu kết cấu tự sự truyền thống. Cốt truyện là sự lắp ghép một cách ngẫu nhiên các lát cắt của những sự việc diễn ra trong cuộc sống: 1. Gia cảnh – 2. Buổi sáng – 3. Ngày giỗ -4. Buổi chiều -5. Ngày tết – 6- Buổi tối -7. Ngày thường. Các nhân vật trong truyện là những mảnh vỡ của hiện thực đời sống. Quan hệ giữa họ là những mối liên kết bị cắt rời, đứt gãy. Tình cha con, nghĩa anh em, đạo vợ chồng hoàn toàn đi ngược lại với lý tưởng con người về một hạnh phúc gia đình trên kính dưới nhường, thuận hòa trước sau. Trong ngôi nhà ấy, anh em tính toán với nhau chi li, rạch ròi, cha con đấu khẩu, cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em rể đòi ngủ với chị dâu, con biểu quyết để cha chết,… Toàn tác phẩm, không tìm thấy nhân vật trung tâm, mỗi một con người trong truyện là một hình tượng nghệ thuật, đều đáng bàn, đáng lưu tâm. Nhân vật không mờ hóa nhưng cũng không nét hóa. Để nhân vật “trụ hạn” được trong tác phẩm và trong lòng người đọc, Nguyễn Huy Thiệp để cho họ tiếp sức qua lại bằng dụng cụ “lời nói”. Thông qua đối thoại, các nhân vật
bộc lộ rõ tính cách của mình. Mối quan hệ giữa những người tham gia cuộc hội thoại cũng hiển hiện rõ những rạn nứt, nghịch lý, phi đạo đức trong quan hệ giữa người với người. Trong Không có vua, nhà văn hiếm khi miêu tả nội tâm, miêu tả cử chỉ, thái độ của nhân vật. Khi cần cho nhân vật nói, ông chỉ viết : “Lão Kiền hỏi”, “Sinh bảo”, “Khảm bảo”, “Đoài bảo”, “Khiêm hỏi”. Thế nên, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện là mấu chốt quan trọng, là chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn của mỗi con người. Các nhân vật đối đáp lẫn nhau, qua đó thúc đẩy tạo nên kịch tính của câu chuyện và truyền cho nhau cái sức mạnh để tiếp tục hiện hữu trong tác phẩm và có ấn tượng sống động trong lòng người đọc dù họ chỉ là những nhân vật mảnh vỡ. Đoạn đối thoại giữa Đoài và lão Kiền (sau khi Đoài thấy cha nhìn trộm Sinh tắm) thể hiện rõ nhất sự tiếp sức giữa các nhân vật thông qua đối thoại:
Đoài cau mặt tát Tốn rất đau… Lão Kiền vội tụt xuống nép ở cánh cửa, lát sau chạy ra hỏi: “Sao đánh nó?”. Đoài bảo: “Nó vô giáo dục thì đánh”. Lão Kiền chửi: “Thế mày có giáo dục à?”. Đoài nghiến răng nói khẽ: “Tôi cũng vô giáo dục nhưng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng”.
… Uống cạn cốc rượu, lão Kiền bảo: “Mày có học mà tệ, bây giờ tao nói chuyện đàn ông với mày”. Đoài bảo: “Tôi không tha thứ đâu”. Lão Kiền bảo: “Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con b…”. Đoài ngồi im, uống thêm cốc rượu nữa, rồi bỗng thở dài: “Kể cũng phải”. Lão Kiền bảo: “Làm người nhục lắm”. Đoài hỏi: “Thế sao không lấy vợ lẽ?”. Lão Kiền chửi: “Cha mẹ mày, tao chỉ nghĩ thân tao
thì lũ chúng mày được thế này à?” Đoài rót ra một chén rượu nữa, tần ngần: “Bố uống rượu nữa không?”. Lão Kiền quay mặt về phía bóng tối, lắc đầu. Đoài nói: “Con xin lỗi bố”. Lão Kiền bảo: “Bây giờ mày như đào kép diễn trên ti vi.”
Thông qua đối thoại, mỗi nhân vật càng lúc càng bộc lộ thêm được những phần ẩn ức trong tâm hồn mình mà nhờ đó hình ảnh nhân vật hiện lên được tròn đầy hơn. Nhà văn đã rất “lõi” khi chỉ ra được bản chất của con người bao gồm phần con và phần người – phần bản năng tự nhiên và phần con người xã hội. Bằng đối thoại nhà văn đã mở rộng thêm góc nhìn về nhân vật. Đoài, lão Kiền là những nhân vật lưỡng diện. Đoài tuy có vô giáo dục “nhưng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng”. Còn lão Kiền tuy có nhìn trộm phụ nữ cởi truồng nhưng cũng không lấy thêm vợ lẽ vì “tao chỉ nghĩ thân tao thì lũ chúng mày được thế này à?”. Mỗi con người ai cũng có trong mình phần bóng tối và ánh sáng, phần quỷ dữ và thánh nhân. Khi giao tiếp, giao tiếp chân thành, thẳng thắn, con người sẽ hiểu nhau hơn. Đoài biết “Con xin lỗi bố” nghĩa là đã có sự đồng cảm với cha mình. Sự đồng cảm của những người đàn ông với nhau. Đồng thời, Đoài cũng đã nhìn ra lòng hi sinh của bố bị ẩn khuất, che lắp bởi những ti tiện trong cuộc sống hằng ngày của những con người trong gia đình. Nguyễn Huy Thiệp đã mượn đối thoại để thực hiện thành công thủ pháp tiếp sức giữa các nhân vật.
Sở dĩ chúng tôi gọi là “dụng cụ kĩ thuật” vì các nhân vật được tiếp sức không phải do sự va chạm với các nhân vật mà nhờ vào những hình thức kĩ thuật mà nhà văn sử dụng để khắc họa hình ảnh nhân vật trong lòng người đọc.
Trong Vàng lửa, các nhân vật được tiếp sức bằng “dụng cụ” là bút kí, hồi kí và kĩ thuật được vận dụng để nâng hình nhân vật là lắp ghép. Truyện Vàng lửa có lối kết cấu phân mảnh. Các nhân vật được dựng nên thông qua các dòng hồi kí, bút kí. Nhân vật “tôi” trong truyện có nhiệm vụ là lắp ghép các tư liệu ấy lại thành một chuỗi những sự kiện. Bằng cách thức ấy, các nhân vật dần hiện lên trong trí tưởng tượng của người đọc. Hình ảnh Gia Long, Nguyễn Du được khắc họa qua những dòng ghi chép của nhân vật Phăng. Còn hình ảnh Phăng được nhân vật người Bồ Đào Nha tái hiện lại trong những dòng hồi kí của mình. Hai điểm nhìn được lắp ghép chồng lên nhau tạo nên hiệu ứng “bất tín nhận thức” trong sự tiếp nhận của người đọc. Nhờ thế mà người thưởng thức tác phẩm buộc phải thật tỉnh táo để đánh giá đúng nhất về hình tượng nhân vật được nhà văn tạo dựng trong tác phẩm. Đọc giả thông minh sẽ tự mở cho mình thêm nhiều góc nhìn để có thể tiếp cận và cảm nhận được hết ý đồ nghệ thuật của tác giả thông qua thủ pháp tiếp sức nhân vật bằng “dụng cụ kĩ thuật” này.
Để tạo nên hình ảnh một Tú Xương vừa tài hoa vừa thực tế, Nguyễn Huy Thiệp đã xen vào trong truyện những đoạn tiểu sử và giai thoại về Tú Xương. Bằng những “dụng cụ” tiếp sức này, Tú Xương được khắc họa một cách đậm nét. Tú Xương không chỉ là con người của lịch sử mà ông còn là con người của cuộc sống đời thường.
Truyện Thương cả cho đời bạc có sự kết hợp cả hai phương thức của thủ pháp tiếp sức là nhân vật tiếp sức nhân vật và nhân vật được tiếp sức bằng “dụng cụ kĩ thuật”. Thông qua những lượt đối thoại giữa các nhân vật khác chúng ta thấy rằng, Tú Xương rất được người đời trọng vọng. Trong cuộc trò chuyện của Tú Xương với Đặng Tử Mẫn, nhà văn đã xây dựng nên một Tú Xương rất biết mình biết ta, hiểu được cái khả năng và sở trường của mình và vận dụng nó vào môi trường thích hợp nhất. Tú Xương yêu nước nhưng không đi theo con đường “lập thân tối hạ thị văn chương” bởi sự “Thê tróc, tử trọc”. Ông “thõng tay đi vào chợ”, dùng ngòi bút của mình để góp phần thức tỉnh, cổ vũ, thúc đẩy tinh thần yêu nước, căm thù giặc của nhân dân và đánh vào những thói hư tật xấu, những suy nghĩ ấu trĩ tồn tại trong đời sống của quần chúng để cải thiện tinh thần cho họ.
Trong một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, các yếu tố kỳ ảo đã tạo ra một bước ngoặt trong đời sống của các nhân vật. Theo chúng tôi, yếu tố kì ảo trong Con gái thủy thần cũng là một “dụng cụ” trợ lực cho nhân vật. Yếu tố kì ảo như một miếng nam châm đặt bên dưới một mặt phẳng có chiều dài như con đường dấn thân của Chương. Còn Chương cứ như một “mảnh kim loại” đang duy chuyển trên con đường ấy. Lực hút của nam châm làm tăng tốc lực cho mảnh kim loại, điều khiển nó đi theo qui luật của mình. Nhờ vào sức hút của một yếu tố siêu hình đang ẩn náo trong tâm thức con người: huyền thoại về Mẹ Cả, mà Chương đã vượt qua hết đoạn đường này đến đoạn đường khác, từ môi trường sống này di chuyển sang môi trường sống khác. Dù nhiều lần, giấc mộng về con gái thủy thần bị đập tan
nhưng như có một ma lực nào đấy khiến Chương cứ tiếp tục cuộc hành trình vô vọng của mình. Cho đến cuối tác phẩm dù câu hỏi “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi…” đã trở nên da diết, ray rứt hơn nhiều so với những lần trước, Chương dường như đã nhận ra những điều phi lý, hoài công trong hành trình tìm kiếm của mình, song chàng cứ đi, đi mãi,…Thế mới biết huyền thoại về Mẹ cả, những phép thuật nhiệm màu làm thay đổi cuộc sống con người có một lực ám ảnh, tác động đến con người như thế nào!
3.3.3. Nhân vật tự tiếp sức
Nguyễn Huy Thiệp còn dựng nên trong vài tác phẩm của mình những nhân vật bằng nội lực riêng đã tự tiếp sức cho mình, đẩy câu chuyện đi đến những kết thúc bất ngờ hoặc đưa người đọc đến những trạng thái tiếp nhận hết sức thú vị.
Thiên văn chỉ có một nhân vật duy nhất. Người khách lên đò để