2.3.Thủ pháp giễu nhại

Một phần của tài liệu thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 96 - 114)

HUY THIỆP

2.3.Thủ pháp giễu nhại

lố một văn bản khác đã xuất hiện từ rất lâu trong văn học cổ đại Hi Lạp.

Nhại (Patody) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp Patoidia, có nghĩa là một bài hát được hát cùng vài hát khác. Trong văn học, “nhại” là hình thức phê phán châm biếm hoặc là hình thức giễu nhại khôi hài bằng cách bắt chước phong cách (style) và bút pháp (manner) của một nhà văn hay một nhóm nhà văn riêng biệt để nhấn

mạnh đến sự non yếu của nhà văn ấy, hoặc những qui ước bị lạm dụng của trường phái ấy. Nhại khác với trò hài hước (burlesque) ở độ sâu từ sự xâm nhập kĩ thuật của nó và bởi độ sâu từ sự bôi bác, được dùng để xử lí những vấn đề được đề cao trong bút pháp tầm thường, “nhại” thật sự bóc trần một cách tàn nhẫn những mánh lới của bút pháp lẫn tư tưởng của những nạn nhân của nó, nhưng nhại không thể được thực hiện nếu không có sự đánh giá thấu đáo tác phẩm mà nó chế giễu. (Encyclopaedia Britannica 2004 Delude Edition CD, Mục từ Parody) [40, tr.316].

Với quan niệm trên thì “nhại” ban đầu được xem là một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật để chỉ ra những hạn chế hay những khía cạnh không còn phù hợp trong nội dung và cả bút pháp nghệ thuật của chúng. Ngay từ rất xa xưa, văn học thế giới đã đón nhận rất nhiều tác phẩm thành công theo thể thức “nhại” này. Don Quixote của Cervantes từng là mồ chôn của thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp một thời khuynh đảo đất nước Tây Ban Nha.

Trong văn học nước ta, Nguyễn Huy Thiệp cũng rất thành công trong kiểu nhại như thế. Chúng tôi gọi đấy là thủ pháp nhại thể loại.

2.3.1. Nhại thể loại

2.3.1.1.Nhại truyện cổ tích

Nguyễn Huy Thiệp đã rất thành công khi tạo nên một bầu không khí đậm chất huyền thoại trong Những ngọn gió Hua Tát.

chuyện đích thực chỉ là “giả” cổ tích. Nhà văn xây dựng cốt truyện trên nền các motif quen thuộc trong truyện cổ tích dân tộc Việt ( motif nhân vật bất hạnh, motif thử thách, motif vật thiêng,…) và một nghệ thuật kể chuyện đậm chất dân gian truyền thống. Nhưng chính nhà văn đã phá vỡ cái trật tự vốn có của kết cấu truyện cổ tích cũng như đánh sập những ý nghĩ vĩnh cửu của nhân dân vốn dành cho những câu chuyện cổ. Những kết thúc không có hậu. Những nghịch lí bị chi phối bởi nhân sinh quan hiện đại. Những nhân vật bất hạnh không được bù đắp để có được hạnh phúc. Chàng khó, nàng Pùa cuối cùng phải chết trong tuyệt vọng (Trái tim hổ). Nàng Bua ngỡ đã được đổi đời và sống hạnh phúc trọn đời khi đào được hủ vàng và tìm được tình yêu đích thực nhưng trớ trêu thay “người đàn bà ấy không quen sinh nở trong sự đầy đủ và nề nếp cổ truyền. Nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa đống chăn mềm ấp áp”( Nàng Bua). Ông Pành (Đất quên) đáng lí phải vượt qua thử thách đặt ra, chàng Sạ (Sạ) phải mang vinh quang của những chiến tích trên bước đường du hành của mình khi về làng mới đúng là cổ tích. Nhưng cả hai đều phải đi đến kết cục của đời người là cái chết. Không chỉ phá vỡ lối kết cấu quen thuộc trong cổ tích ấy, Nguyễn Huy Thiệp còn chỉ mượn cái “lốt” của truyện cổ tích để lồng vào trong đó những vấn đề thời đại. Đấy là lối sống vị kỷ, hám danh, hám lợi, là những ngộ nhận về tình cảm, ngộ nhận về khả năng của mình. Con người đã săn đuổi bao điều phù du, tất cả chúng đều là những thứ hư ảo như bầu không khí của cổ tích.

Đến Trương Chi thì câu chuyện chẳng còn gì là cổ tích. Có chăng chỉ có hai cái tên Trương Chi và Mị Nương mà thôi. Mở đầu

cũng không còn là “ngày xửa ngày xưa”, “ngày ấy”, “hồi ấy” mà là “Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống dòng sông”. Còn kết thúc thì “Tôi – người viết truyện này – căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. … Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi. Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải lỗi ở chàng. Mỵ nương suốt đời sung sướng và hạnh phúc. Điều ấy vừa tàn nhẫn, vừa phi lý. Lẽ đời là thế”. Nhân vật cũng chẳng nói lời cổ tích. Trương Chi liên tục văng tục “cứt”. Bọn hoạn quan cũng văng tục: “hát như cứt”. Chẳng có sự say mê nào diễn ra trong câu chuyện. Trương Chi hướng tình yêu về tuyệt đối, còn Mi Nương cũng chỉ cảm động với “những giọt nước mắt long lanh” khi nghe chàng Trương hát về tình yêu. Còn tư tưởng của câu chuyện thì ở đẩu, ở đâu. Chẳng có ở hiền gặp lành, cũng chẳng có ai đau khổ hay tự vẫn vì yêu. Chỉ có đời thật phi lý.

2.3.1.2.Nhại truyện lịch sử

Truyện lịch sử là những tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử. Ví như các tiểu thuyết lịch sử: Tam Quốc Chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Pie đệ nhất của A. Tolstoi

hay Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng,…

Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói

chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại.

[33]

Nếu thế thì các truyện Nguyễn Huy Thiệp viết truyện về các nhân vật Quang Trung, Nguyễn Ánh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hoàng Hoa Thám chẳng phải là những truyện lịch sử. Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm Tiết một thời trở thành đề tài tranh luận gay gắt của giới nghiên cứu và phê bình. Hình tượng vua Quang Trung, Nguyễn Ánh, Nguyễn Du, và cách lí luận về lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp cũng khác quá so với những gì chúng ta từng biết. Nó đi ngược lại tâm thức bao đời của quần chúng về người anh hùng Nguyễn Huệ, đại thi hào Nguyễn Du, cả Nguyễn Ánh dù không được nhân dân trọng vọng nhưng cũng không đến nổi “lạ” quá như vậy. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Huy Thiệp nhận được những lời nhận xét thái quá khi có một số nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn đấy là những “truyện ký danh nhân lịch sử” (đặc biệt là đối với Vàng lửa). Thực ra, Nguyễn Huy Thiệp chỉ làm công việc bắt chước cái hình thức của một câu chuyện kể về lịch sử. Còn những thứ khác ông đều ít nhiều vi phạm đến nguyên tắc của một thể loại văn học lịch sử. Nguyễn Huy Thiệp cũng dùng kỹ thuật “ngụy tạo lịch sử” khi xây dựng trong các truyện trên một số nhân vật chẳng có trong lịch sử: Đặng Phú Lân, Ngô Khải, Ngô Thị Vinh Hoa,… và vô số những sự kiện hư cấu, phi thực. Đó là việc thêm vào các câu chuyện nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”- người sưu tầm các “tư liệu cổ” để viết thành truyện, những chi tiết kì ảo, hoang

đường, cùng những mâu thuẫn từ các tư liệu cũng như trong cách xây dựng các điểm nhìn. Nhà văn đã phá bỏ đi “tính chân thật lịch sử của thể loại”, tính xác thực của các sử liệu trong lịch sử. Ngoài ra, nhà văn đã trần tục hóa các nhân vật thần tượng, khi cho họ văng tục, cư xử thô bạo, khi để cho họ cũng yêu say mê đến chết. Nhà văn không “tôn trọng lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn ấy”. Trái với các thứ ngôn ngữ hoa mị vẫn thường ngự trị trên môi các vị vua chúa, Nguyễn Huy Thiệp cho họ nói những lời thường dân, thường tình nhất. Các nhân vật lịch sử vừa rất lịch sử nhưng cũng rất đời thường, đời thực. Bằng cách làm này, nhà văn đã đem khái niệm “người” đến với khái niệm “thánh” để tái tạo lại các nhân vật lịch sử, mở thêm một góc nhìn mới về con người. Con người bản năng luôn tồn tại trong ta, dù đó là vua chúa hay thiên tài. Nhà văn đã vạch ra một sự thiếu sót lớn trong cách nhìn về lịch sử của thể loại văn học lịch sử là chỉ có cái nhìn một phía, cái nhìn “tô hồng” về những người anh hùng dân tộc và cái nhìn “bôi đen” về những kẻ bên kia chiến tuyến.

Nguyễn Trãi, Hoàng Hoa Thám cũng được xây dựng theo lối trần tục hóa như thế. Nguyễn Trãi gặp Nguyễn Thị Lộ như sự sắp đặt của định mệnh. Ông hoàn toàn trở thành một con người khác, chẳng phải là nhà chính trị tài ba, một nhà văn hóa kiệt xuất mà đấy là một người đang cô đơn vì “nhận ra sự lạc loài của ông giữa đám đông” bỗng gặp được người “theo sát”, “ tóm tắt được ý nghĩ của ông”, “để cho ông gạn lọc những ý tưởng của mình”. Nguyễn Trãi đã yêu và cũng biết rằng:

… gắn bó với nàng là ông chuốc họa vào mình. Nhưng biết thế, Nguyễn vẫn gắn bó với nàng.

Bởi nàng là Nguyễn Thị Lộ. Vì nàng là Nguyễn Thị Lộ. Chỉ có một Nguyễn Thị Lộ.

Còn Nguyễn, Nguyễn đâu có hai cuộc đời? Rồi ngày nào đấy Nguyễn cũng chết đi, trên nắm mộ chỉ có cỏ xanh. Như bao người khác. (Nguyễn Thị Lộ)

Đấy là ý thức sống cho hạnh phúc cá nhân của mình mà chỉ có con người hiện đại mới dám bước qua. Trái với Nguyễn Trãi, Hoàng Hoa Thám vẫn còn đứng ở tư thế lịch sử. Chỉ có điều ông cũng có những xúc cảm thường tình “ông khóc như một người nhu nhược nhất đời, một người suốt đời thỏa hiệp, không bao giờ dám bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương tỏa. Ông khóc như chưa bao giờ là một anh hùng, một người khởi nghĩa”. Đấy cũng sự ý thức về bi kịch bản thân mình của con người thời hiện đại hiếm khi thấy trong lịch sử

(Mưa Nhã Nam).

Nguyễn Huy Thiệp không hề viết về lịch sử, ông chỉ mượn lịch sử để bộc bạch những suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa tài và mệnh (Kiếm sắc), chính trị và nghệ thuật (Vàng lửa), giữa quyền lực và cái đẹp (Phẩm tiết), và những lẽ yêu ghét, bổn phận và hạnh phúc cá nhân,…Đấy là những vấn đề muôn thuở, đầy phức tạp mà con người bao giờ cũng tìm cách tháo gở, giải quyết thỏa đáng nhất.

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ nhại cổ tích, nhại truyện lịch sử mà ông còn nhại huyền thoại, gia phả, thư tín.

Huyền thoại phố phường, Con gái thủy thần là kiểu truyện nhại huyền thoại. Ngay trong nhan đề Huyền thoại phố phường, nhà văn cũng đã thể hiện sự giễu nhại. Phố phường chỉ có những con người vụ lợi, giả dối, thô bỉ, tham vọng, khốn nạn. Phố phường chỉ có những mối quan hệ gia đình, xã hội bị đồng tiền chi phối hoàn toàn. Làm gì có huyền thoại phố phường. Có chăng là huyền thoại về một bệnh nhân tâm thần mà nguyên nhân sâu xa của nó là do những dục vọng phàm tục, hành động bất lương của chính hắn mang lại. Cũng tương tự thế, biển làm gì có con gái thủy thần, chỉ có những mảnh vỡ của cuộc đời lần lượt chạm vào da thịt, cứa nát trái tim chàng trai khao khát đi tìm huyền thoại Mẹ Cả mà thôi.

Giọt máu với cái gia phả gần cuối truyện là một vật chứng đầy sức mỉa mai ghê gớm. Đằng sau cái gia phả trơn tru ấy là cả một quá khứ u tối, tồi tệ của một dòng họ.

Nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp có kiểu nhại thư tín. Thư của Bường gởi về cho gia đình đậm chất hài bởi kiểu cách nửa nông dân nửa có vẻ tri thức của nó (Những người thợ xẻ). Thư của người cha làm nghề dạy học gởi cho con cũng đậm chất khôi hài bởi cái lối viết vừa nhã nhặn vừa khủng bố, lúc bố –con, lúc tao –mày, lúc “con thân yêu”, lúc “đồ chó” của nó (Những bài học nông thôn).

“ Nhại” (parody) có nghĩa là sự bắt chước hài hước để châm biếm. Nó có nguồn gốc từ trong đời sống. Khi ấy, nhại thường gắn với giễu. Giễu nhại là sự bắt chước nhằm để chế nhạo, đã kích, châm biếm đối tượng bị đem ra bắt chước hoặc đối tượng tương đồng có thể suy ra từ chính nó. Vì thế, nhại không chỉ dừng lại trong mối quan hệ giữa tác phẩm này với tác phẩm khác mà còn là sự giễu nhại ngay chính những thói hư tật xấu của con người ngoài đời.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta thấy đậm đặc những mũi kim châm đúng vào huyệt bạch tạng của cuộc đời với thái độ đầy biếm nhại nhằm cố gắng thay máu cho chúng. Chúng tôi gọi đấy là “giễu nhại thói đời”.

Thói đời là những cách cư xử, ăn ở không tốt thường thấy ở nhiều người. Ngoài ra thói đời còn là những cách nghĩ lệch lạc, sai lầm, ngộ nhận về những sự việc, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống của một cá nhân nhưng cũng có khi là của cả một tập thể. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đề tài phản ánh vô cùng phong phú. Ở đó có rất nhiều việc mà nhà văn muốn bóc trần bằng giọng giễu nhại. Nếu như ở thủ pháp nhại thể loại, yếu tố “nhại” chiếm ưu thế, thì ở “giễu nhại thói đời”, Nguyễn Huy Thiệp nhại để giễu là chủ yếu.

Có khi nhà văn mượn lời đối thoại của các nhân vật để ẩn dấu trong đó một nụ cười châm biếm. Để nhại lại lối sống vị kỷ, cá nhân của con người, ông để cho các nhân vật phát biểu:

Bà Hai Thoan gọi hai con bé giúp việc lại bảo:

- Chúng mày cầm hộp mức Tết đuổi theo cái cô mặc áo hoa kia đưa cho cô ta tận tay cho bà.

Đứa bé con mắt một mí, môi cứ đỏ như thoa son, hỏi xỏ bà lão: - Đưa cho hộp mức rồi lấy tiền một cách “tỉnh táo, lạnh lùng,

dứt điểm” phải không bà? (Đưa sáo sang sông)

“Tỉnh táo, lạnh lùng, dứt điểm” là phương châm bà Hai Thoan đặt ra hàng ngày để khỏi phải mãi mai xúc động trước dòng đời đầy rẫy những bất công, phi lý. Cuộc sống với nhiều bộn bề, nhiều trái ngang, nhiều khi để bảo vệ mình trước những cám dỗ, những nghiệt ngã, con người tự thu mình vào, tự dặn lòng chớ có quá thương người. Nói thế mà bà Hai Thoan không làm được vì hình ảnh người phụ nữ “mới có một con mà tóc đã bơ phờ, hông và chân đã lệch cả đi vì phải làm quá nhiều việc nặng” làm bà xúc động “tội nghiệp”.

Hay những lời của cái Vi trong Tướng về hưu cũng đậm chất bi hài của nó. Cái Vi bảo: “Đấy có phải là ngậm miệng ăn tiền không bố?”, “Con hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần”. Không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng nhìn cuộc đời theo hướng vô cùng tiêu cực. Chính vì những điều diễn ra xung quanh hằng ngày, khiến đứa trẻ non nớt có thể triết luận về ý nghĩa của đồng tiền một cách tự nhiên đến thế. Lời nói của nó giễu nhại thái độ sống, lối sống chạy theo đồng tiền của con người trong xã hội.

Không chỉ nhại lối sống thực dụng của con người, Nguyễn Huy Thiệp còn giễu cả thói sính đời của một số người: “Bà Thiều gợi lại kỉ niệm thuở hàn vi. Đây là cách làm sang quen thuộc của người thành đạt. Bài học rút ra ở trường hợp ấy bao giờ cũng là ý chí muôn năm” hay như:

Ông Bổng lần đầu mới đi xa, thích lắm. Ông bảo: “Nước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước. Chứ ở quê ta, dù ngay Hà Nội có văn minh thật, tôi chẳng thấy yêu gì cả”. Vợ tôi bảo: “Tại chú quen đấy. Ở nơi khác cũng thế, họ lại

Một phần của tài liệu thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 96 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)