.Những tìm tòi nghệ thuật

Một phần của tài liệu thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 51 - 74)

Nguyễn Huy Thiệp luôn tự làm mới các sáng tác của mình. Mỗi tác phẩm là một sự tìm tòi, sáng tạo các hình thức biểu hiện khác để chuyển tải một nội dung mới. Trên bình diện nghệ thuật, nhà văn đã có nhiều sáng tạo độc đáo, góp phần vào dòng chảy đổi mới trong nghệ thuật văn xuôi những năm 80 của thế kỷ XX. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ trình bày những bình diện nghệ thuật mà chúng tôi cho là đặc sắc và tạo nên nét riêng cho phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp như điểm nhìn trần thuật, nhân vật đối thoại, thơ trong văn xuôi.

1.1.3. Điểm nhìn trần thuật: Lạ hóa, xê dịch, đổi ngôi

Mặc dù có sáng tạo độc đáo, nhưng trong các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp vẫn dành nhiều đất cho các yếu tố truyền thống phát huy. Những ngọn gió Hua Tát đã vận dụng triệt để hình thức kể chuyện ở ngôi thứ ba. Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện, nhẹ nhàng kể cho chúng ta nghe những câu chuyện gần như là cổ tích. Trong cách kể này, người kể biết hết mọi việc, từ sự kiện đến nhân vật đều hiện lên qua lời kể. Song ngay cả khi tuân thủ những qui định về xây dựng cốt truyện truyền thống theo trật tự tuyến tính thì điểm nhìn của người kể chuyện ở đây vẫn “lạ”. Ta có thể bắt gặp trong đó những mô típ cổ tích : nhân vật mồ côi, dị dạng có lòng yêu người và sức mạnh phi thường, nhân vật xấu xí cuối cùng được xinh đẹp và hạnh phúc, người nghèo khổ bỗng được của và trở nên giàu có, những vật thần kì giúp con người vượt qua nguy hiểm nhờ những phép lạ

thần kỳ không bao giờ có trong thế giới thật. Chúng ta ngỡ là mình sống ở “ngày xửa ngày xưa”. Nhưng nếu là những câu chuyện xưa, người kể chuyện sẽ chỉ chú trọng sự biến xảo trong hành động nhân vật, sự li kì của sự kiện và rồi đến hết câu chuyện, hay lắm người ta chỉ thêm những câu kết luận như đúng là “ tham thì thâm” hay “ở hiền gặp lành”. Còn hầu hết các truyện trong Những ngọn gió Hua Tát,

những quan niệm, những đánh giá, lí giải … đầy triết lý của con người hiện tại với con mắt trần tục chứ không hề nhuốm màu sắc thần thánh thường được chen vào giữa ở bất kỳ hành động hay sự kiện nào. “Không có ai đi lấy cô gái liệt cả hai chân làm vợ”, “tin đồn bao giờ cũng thế, qua miệng những kẻ ngu dốt thì quái lạ thay, thường thú vị hơn qua miệng người từng trải”, “đời người ta ai đã từng săn đuổi bao điều phù du” (Trái tim hổ), “Chuyện tình ái, giống đực thường khôn ngoan và vô trách nhiệm, giống cái thì nhẹ dạ và tận tụy quá”(Nàng Bua), “trung thực bao giờ cũng chịu đau khổ thiệt thòi” (Tiệc xòe vui nhất), “ Gia đình cũng giống như những lò than, các cục than có sức tỏa ấm cho nhau nhưng rồi sau đó lại thiêu đốt nhau. Gia đình nào mà chẳng thế?” (Đất quên), “đằng nào thì sống trên đời gan ruột chẳng phải cào xé nhiều lần” (Nạn dịch), … Chính những lời bình luận “trữ tình ngoại đề” ấy đã làm cho người đến với Những ngọn gió Hua Tát biết rằng họ đang đến với những vấn đề của cuộc sống đương đại không phải lạc vào thế giới thần tiên với những ước mơ, khát vọng sẽ không phải lúc nào cũng thành sự thật. Kể về “những người sống trong truyện cổ” nhưng điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện ngưng đọng ở hiện tại làm xóa nhòa cái ranh giới

mỏng manh giữa chuyện đời xưa –đời nay, giữa cõi hư vô và đời thực. Từ đó, thức tỉnh con người: những dục vọng, những ngộ nhận trong cuộc đời có thể thiêu đốt chúng ta thành tro bụi.

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một cuộc truyền môi để kể chuyện. Chủ thể kể chuyện không hẳn là người biết hết mà đôi khi chỉ là người có công sưu tầm các tư liệu từ những ghi chép của người khác. Thế nên, việc có hai ba người kể chuyện trong cùng một tác phẩm là chuyện bình thường. Trong Vàng lửa, ba người “tôi, người viết truyện”, Phăng, người Bồ Đào Nha lần lượt thay phiên nhau kể chuyện. Điểm nhìn cũng có sự dịch chuyển theo nhiều hướng khác nhau. “Tôi” với điểm nhìn ngoại quan, dường như đứng bên ngoài những gì diễn ra trong câu chuyện. Ấy thế mà đến cuối truyện vì không biết “kết cục câu chuyện thế nào”, “tôi” bỗng chen vào và tặng cho độc giả ba đoạn kết. Và đoạn kết III thì “tôi” xuất hiện như một nhân vật trong truyện để gởi gắm “Triều Nguyễn của vua Gia Long lập ra là một triều đại tệ hại. Chỉ xin lưu ý bạn đọc đây là triều đại để lại nhiều lăng”. Dù vậy, người viết truyện vẫn giữ được thái độ khách quan từ đầu đến cuối. Vàng lửa còn có cả một hệ điểm nhìn đan cài. “Tôi” nhìn Phăng với cái nhìn của người hiện tại nhìn về lịch sử: “Phăng từ nhỏ đã thích phiêu lưu. Y từng tham gia cách mạng 1789, bạn với Xanh Giuýt. Năm 1794, cách mạng thất bại, Phăng trốn ra nước ngoài…”. Phăng lại nhìn về Gia Long, Nguyễn Du với cái nhìn của người trong cuộc: “ Nhà vua là một khối cô đơn khổng lồ… Số phận ngẫu nhiên giao cho ông đứng trên đỉnh cao nhất, ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi

phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững”, “Nguyễn Du sống dân dã, hồn nhiên chịu đựng sự nghèo túng cùng nhân dân …”. Rồi Phăng lại bị nhìn bởi người Bồ Đào Nha rằng: “Y là người tàn bạo được vua Gia Long tin cậy”. Tính cách, hành động, suy nghĩ của Gia Long và Nguyễn Du được Phăng kể rất rành mạch, rõ ràng đầy thuyết phục. Nhưng khi người Bồ Đào Nha kể lại những sự việc diễn ra trong những ngày tìm vàng, thì mọi thứ bỗng dưng quay theo hướng khác. Chính những mảnh rời rạc của những dòng bút ký, hồi ký của các nhân vật đã làm xáo trộn những điểm nhìn của đọc giả. Nhìn đâu cũng thấy khó tin. Ngay cả cái gã viết truyện này cũng “bịa” nốt. Song những điều hư cấu ấy không phải là vô nghĩa. Khi mà câu chuyện có những dòng rất sâu sắc :

Tất cả cố gắng của con người hướng về điều thiện đều là những cố gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng và sau đó phải có vàng đảm bảo mới có giá trị thật. Chúng ta sống vô nghĩa, nghèo khó và đau khổ trong những lý thuyết chấp vá đầy ngụy biện; những mối bất hòa kỳ thị dân tộc và đẳng cấp; những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt xiết bao. Đến bao giờ, hỏi đến bao giờ, trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ?

Đó mới chính là điều mà người tổ chức các điểm nhìn trên hướng đến. Thế giới trong Vàng lửa là ảo. Song những gì rút ra được từ cái thế giới nhập nhằng những mưu toan, tranh giành, tham vọng ấy là có thật, thiết thực.

Cố tình dành nhiều dòng để phân tích điểm nhìn trần thuật trong

góc độ quan sát sự việc và con người trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Kiếm sắc, Phẩm tiết tuy không có hệ điểm nhìn rậm rạp như thế, song cũng là sự kết hợp hai điểm nhìn nội quan và ngoại quan khi người kể chuyện xưng tôi nhưng lại hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện của nàng Vinh Hoa với hai vị vua. Đây cũng là kiểu tổ chức điểm nhìn quen thuộc trong rất nhiều truyện khác như Cún, Trương Chi, Mưa

Nhã Nam,

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta còn thấy hiện tượng luân phiên, đổi ngôi các điểm nhìn. Mưa để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc có lẽ là bởi cái khả năng biến hóa linh hoạt ấy. Trong truyện, điểm nhìn trần thuật của người viết truyện (nhân vật anh) là ở hiện tại. Từ vị trí hiện tại anh ta hồi tưởng về khoảng thời gian trước. Thế là mọi chuyện tiếp theo của câu chuyện dịch duyển về quá khứ. “Hôm ấy trời cũng mưa, mưa như trút. Anh và em ngồi trong xóa tối.

Trước mặt chúng ta có hai người phụ nữ…”. Cùng một khung cảnh,

cùng một thời gian có hai câu chuyện song song diễn ra. Chuyện tình của chúng ta và chuyện tình của M, của N. Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một tổ chức điểm nhìn đặc biệt: điểm nhìn lồng điểm nhìn. Anh và em nghe được những lời đối thoại của M và N. Còn M và N lại cùng quan tâm đến một đối tượng “hắn”. Nếu điểm nhìn trong Vàng lửa chịu ảnh hưởng bởi kết cấu truyện lồng truyện thì điểm nhìn trần thuật trong Mưa là một hệ quả độc đáo của kiểu kết cấu vừa lồng vừa xen truyện. Đồng thời, Nguyễn Huy Thiệp cũng đã vận dụng một cách thành công thủ pháp kết cấu mà trong kĩ thuật điện ảnh gọi là “cảnh”. Với kỹ thuật này, người quan sát có thể đặt máy camera thật sát (cận

cảnh), hoặc đẩy camera thật xa (viễn cảnh) đối tượng được quay hình. Một màn hình duy nhất có thể chứa gọn cả đám đông hàng nghìn người hoặc chỉ một chi tiết trên khuôn mặt. Điểm nhìn ngoại quan của “anh” (người viết truyện ngắn này lúc 8 giờ sáng) chính là cái khung màn ảnh. Trên màn ảnh có 4 nhân vật chia đều ra làm hai góc nhìn. Từ đấy, góc nhìn trần thuật cứ xoay đi, xoay lại, tiến xa rồi lại lùi gần về từng cặp nhân vật để thâu tóm câu chuyện của mỗi đôi. Có khi trên màn hình còn hiện lên sắc nét gương mặt đau khổ “M. nói, giọng đầm đìa nước mắt”. Với hệ điểm nhìn trùng điệp, luân phiên như thế, Nguyễn Huy Thiệp đã giúp ta nhận ra rất nhiều khía cạnh của tình yêu. Tình yêu làm người ta hạnh phúc, làm người ta đau khổ, đẩy người ta đi đến những quyết định sai lầm, rơi vào cạm bẫy. Tình yêu hiện ra với đầy đủ cung bậc: tha thiết, lãng mạn, ít kỉ, căm hờn, … Người ta vẫn cứ yêu.

Những bài học nông thôn là sự chuyển dịch độc đáo các điểm nhìn. Đối tượng quan sát là nông thôn. Chủ thể trần thuật là “tôi”. “Tôi” chưa hiểu biết nhiều về nông thôn. Từ cái nhìn của người thành phố, câu chuyện trở nên sinh động bởi những cảm nhận đầy xúc cảm của chị Hiên về đời sống của nông thôn (người trẻ) rồi đến bà Lâm (người già), họ là những người sống và lớn lên rồi sẽ chết đi ở mảnh đất quê này. Bỗng nhiên, người kể chuyện lại gặp được những lời tâm sự của thầy giáo Triệu. Thầy giáo Triệu đã kinh qua cả hai môi trường: sinh ở thành phố, sống ở nông thôn. Vì thế, thầy có những cái nhìn thật sâu sắc về làng quê, về người nông dân trong sự đối sánh với thành thị. Sự chuyển dịch các điểm nhìn bằng cách trao quyền kể

chuyện cho nhiều nhân vật như thế, đời sống nông thôn hiện ra một cách chân thật, vừa bao quát, vừa chi tiết. Sự chuyển dịch độc đáo hơn cả là sự chuyển đổi cảm xúc, nhận thức của chính người kể chuyện “tôi”. Nếu như đầu truyện, nông thôn hiện lên với điểm nhìn quan sát của một cậu học sinh trung học thành phố chưa hiểu nhiều về làng quê thì đến cuối chuyện, đó là ánh nhìn đầy quyến luyến của một cậu thanh niên đã học được nhiều bài học từ nông thôn. Với cách tổ chức điểm nhìn như trên, Những bài học nông thôn đem đến cho ta thêm “những bài học văn chương”.

Đó chỉ là một vài minh chứng cho tài năng làm lạ hóa, xê dịch, đổi ngôi các điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Những truyện như Chút thoáng Xuân Hương, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi, Thương cả cho đời bạc, Thương nhớ đồng quê,… đều có những biểu hiện của nghệ thuật tổ chức trần thuật này. Ở các tác phẩm này điểm nhìn trần thuật đặt trọng tâm vào các nhân vật. Người kể chuyện có nhiệm vụ dẫn dắt để chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác.

1.1.4. Nhân vật đối thoại

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qui tựu đông đảo dàn nhân vật từ đủ mọi thành phần đến kiểu loại: nhà sư, bác sĩ, giáo viên, học viên, thằng điên, lưu manh, ăn trộm, bán thịt theo, bán chim, hót phân; dị dạng, lịch sử, nông dân, trí thức, …

Song đấy chưa phải là đặc trưng nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.

Chúng ta đã từng phấn khởi trước sự chuyển mình của nền văn học hiện đại với hàng loạt tác phẩm của các nhà văn tài năng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam,… Từ tác phẩm của các nhà văn này ta thấy một sự thay đổi ngoạn mục trong việc xây dựng nhân vật. Nhân vật được soi chiếu với nhiều góc nhìn mà nói cụ thể là họ đã xây dựng được những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Có một thời, chúng ta đã thực sự thích thú khi cầm trên tay những trang viết mà ở đó tâm hồn của nhân vật như được mổ xẻ đến tận nguồn của nó. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật trong một thời gian dài đã để lại trên văn đàn tên tuổi nhiều nhân vật đi vào lịch sử văn học Việt Nam như Chị Dậu, Chí Phèo, Xuân tóc đỏ,… Cho đến những năm sau 1975, trong nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu vẫn còn in đậm tâm lí nhân vật trên trang viết. Đến Nguyễn Huy Thiệp thì hầu như ta chỉ thấy nhân vật tồn tại như người đi ngoài đường, chỉ thấy hành động, chỉ nghe lời nói còn họ nghĩ gì thì khó có thể nắm bắt chính xác.

Nhắc đến Lê Lựu người ta thường nhớ đến nhân vật Giang Minh Sài. Bảo Ninh có nhân vật Kiên. Nhưng với Nguyễn Huy Thiệp thì chẳng có nhân vật nào thật sự gắn với tên tuổi của ông. Điều này, về sau ta cũng gặp trường hợp tương tự ở Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái. Song ngay cả Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái cũng có lối viết nghiêng về con người bên trong. Với Nguyễn Huy Thiệp, hiểu nhân vật chỉ có thể bằng cách lắng nghe những lời đối thoại của họ.Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dày đặc những đoạn đối thoại, vai

trò người dẫn chuyện bị hạ thấp đến mức “không còn gì để mất”. Đọc

Sang sông, Chút thoáng Xuân Hương, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Sống dễ lắm, Đưa sáo sang sông sẽ thấy rằng, chính những lượt luân phiên đối đáp của nhân vật làm nên câu chuyện. Mưa có lối trần thuật giống như kỹ thuật flash (trong điện ảnh), chỉ thấy trên màn hình nhân vật đi lại, nói năng chẳng có MC cũng chẳng cần người thuyết dẫn trong cánh gà. Tác phẩm có gần 12 trang, song những lời dẫn chuyện nếu cộng dồn lại thì chỉ khoảng một trang sách. Không kể phần đầu và phần cuối truyện, trong truyện chỉ có đoạn kể: “M. im lặng, cô ta lại chăm một điếu thuốc lá, ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực. Nghe rõ tiếng mưa ,..” là được hai dòng còn những phần dẫn chuyện còn lại, mỗi lần không đến một dòng. Lời nhân vật chiếm hơn 90% tác phẩm. Các nhân vật tự bộc lộ mình và thông qua lời đối thoại của M, N ta còn hình dung ra được tính cách, hành động của “hắn”, kẻ không trực tiếp có mặt trong chuyện.

Khó lòng mà nhớ đến nhân vật trong truyện Nguyễn Huy Thiệp qua khuôn mặt theo kiểu nhớ đến Thị Nở của Nam Cao. Nhà văn hiếm khi miêu tả nhân vật của mình trừ khi đó là nhân vật dị dạng. Có miêu tả thì cũng thất thường. “Mặt đen mà tái như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẫu mà vàng như răng chó”. Ấy là khuôn mặt của lão Thuyết qua cái nhìn của tay Bường trong Những người thợ xẻ. Không quan tâm miêu tả chân dung mà cũng chẳng cần miêu tả cử chỉ trong lúc nhân vật hành động, nói năng. Nguyễn Huy Thiệp chỉ chú trọng đến phát ngôn nhân vật. Những phát ngôn trực tiếp, những phát ngôn

Một phần của tài liệu thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 51 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)