THIỆP
3.2.Thủ pháp huyền thoại
Huyền thoại là một khái niệm khó xác định đầy đủ nội hàm. Bởi nội hàm của nó thay đổi khi được xem xét ở những bình diện khác nhau.
Thuật ngữ huyền thoại đã xuất hiện từ rất xa xưa. Nguồn gốc của thuật ngữ này là từ ngôn ngữ cổ Hy Lạp phiên âm theo ngữ hệ Latinh là “mythos” (tiếng Pháp là “mythe”, tiếng Anh là “myth”). Donna Rosenberg, trong cuốn Truyện cổ dân gian, huyền thoại và truyền thuyết: một phối cảnh thế giới (Folktales, Myths ang Legends: A World Perspective)cho rằng:
Huyền thoại (myth) là câu chuyện thiêng từ quá khứ. Nó có thể giải thích nguồn gốc của vũ trụ và cuộc sống hoặc diễn giải những giá trị đạo đức của nền văn hóa của nó trong những thuật ngữ nhân thế. Huyền thoại liên quan với những năng lực điều hành thế giới con người và quan hệ giữa những năng lực ấy với con người”(Dẫn theo Phan Thu Hiền, Huyền thoại văn học và văn hóa học) [31].
Gần với cách hiểu trên, Bách khoa Từ điển Wikipedia (Wikipedia Encyclopedia) khẳng định huyền thoại “liên quan đến những câu chuyện mà một nền văn hóa nhất định tin là thực, những câu chuyện này sử dụng cái siêu nhiên để cắt nghĩa những sự kiện tự nhiên, để giải thích bản chất của vũ trụ và con người”. Từ điển Encarta viết huyền thoại là “truyện hoang đường từ xa xưa, qua đó thể hiện một cách tượng trưng quan niệm về thế giới”. (Dẫn theo Phùng Văn Tửu,
Tiểu thuyết Việt Nam trên đường đổi mới)[84]
E.M. Meletinsky trong công trình nghiên cứu Thi pháp của huyền thoạiđã tổng kết:
Có vô số các định nghĩa về huyền thoại bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau về chức năng của huyền thoại (chức năng giải thích, chức năng tâm lý học, chức năng xã hội học …), bắt nguồn từ những quan niệm đa dạng về mối quan hệ giữa huyền thoại và tôn giáo, nghệ thuật, triết học, nghi lễ, truyền thuyết, truyện cổ tích. Nhưng hầu hết các định nghĩa này đều chia ra làm hai phạm trù: huyền thoại được xác định là những quan niệm hoang đường về thế giới, một hệ thống hình tượng hoang đường về chúa trời và thần linh
đang điều khiển thế giới; hoặc như là một câu chuyện kể về hành vi của các vị thần và các anh hùng.[47, tr.223].
Từ những cách hiểu trên, ta thấy huyền thoại là một thuật ngữ liên quan không chỉ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà nó trong các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, triết học, xã hội. Khi nhắc đến huyền thoại, người ta đề cập cái hoang đường, phi thực, kì ảo. Đồng thời, huyền thoại mang ý nghĩa nhận thức về thực tại bằng những biểu tượng, mô hình.
Huyền thoại đã thực sự xâm nhập vào văn chương từ rất xa xưa. Đó là sự chuyển dịch của những huyền thoại nguyên thủy (còn gọi là huyền thoại dân tộc – tôn giáo) đi vào văn chương, được văn chương hóa trở thành huyền thoại văn chương. Khi đi vào văn chương, huyền thoại nguyên thủy đánh mất tính chất sáng lập, tính khuyết danh. Văn chương bồi đắp cho huyền thoại nguyên thủy những ý nghĩa mới. Huyền thoại văn chương “tái sinh” những huyền thoại nguyên thủy, làm cho nó sống lại trong một thời đại mới, mở ra khả năng diễn tả tốt hơn những vấn đề nhất định. Trong văn chương, từ rất lâu, huyền thoại có một vị trí vô cùng quan trọng. Mở đầu tiểu luận Huyền thoại, thể hư cấu và sự dịch chuyển, N. Frye cũng đã khẳng định rằng: “huyền thoại là và luôn luôn đã là một yếu tố cấu thành văn học, mối quan tâm của các nhà thơ đối với huyền thoại và hệ huyền thoại là đặc biệt và không thay đổi kể từ thời Homer” (Theo Từ điển văn học, Bộ mới) [33]. Nhấn mạnh thêm ý nghĩa của huyền thoại trong văn học,
Huyền thoại là một câu chuyện hoang đường, có nguồn gốc trong dân gian từ thời sơ khai, những con người, những sức mạnh thiên nhiên, như những mặt khác nhau của thân phận con người. Huyền thoại là câu chuyện hư tưởng (tiếng Latin là “mythos”) và có ý nghĩa biểu tượng mang nhiều nghĩa bí ẩn …Huyền thoại mang tính đa âm, phát sáng nhiều thông điệp, nó xuất phát từ vô thức tập thể ngày cổ xưa. Nó trở thành “mẫu cổ”, từ đó các nhà văn sau này khai thác và sáng tạo theo vô thức cá nhân (Phantasme) của mình. [33].
Sự chuyển hóa của huyền thoại là một hiện tượng tuyệt vời trong sáng tác văn học, nó đã làm nên những giá trị thật bất ngờ cho văn học.
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt chú trọng đến các dạng thức của huyền thoại trong văn học. Tomachevski xem huyền thoại như “hệ thống của những motif”, Lévi –Stauss nhìn huyền thoại như “hệ thống của những chủ đề”, Gilbert Durand coi huyền thoại là “một hệ thống năng động của những biểu tượng, những cổ mẫu, những kiểu thức được tạo thành câu chuyện dưới áp lực của một sơ đồ”. Đây là những quan điểm vô cùng có ý nghĩa, có tính chất khai mở và là nền tảng hình thành nên khuynh hướng phê bình huyền thoại học và phê bình cổ mẫu.
Ở Việt Nam, “huyền thoại” cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song Mộc trong lời giới thiệu quyển sách Thi pháp của huyền thoạicho rằng :
Huyền thoại là một hiện tượng trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là một phương tiện cổ xưa để nhận thức thực tại xung quanh và bước phát triển của con người. Huyền thoại cũng là
mô hình đầu tiên của mọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của các loại hình văn hóa khác nhau – văn học, nghệ thuật, tôn giáo nhưng ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoa học [47, tr.5].
Theo Chu Xuân Diên: “Trong khoa học về huyền thoại, huyền thoại thường được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người đã hình thành và có được dạng tồn tại hiện nay như thế nào”. Ông dẫn lời của E.M.Mêlêtinxki trong quyển Từ điển thần thoại (Nxb Bách Khoa Xô Viết. M.1991) để giải thích thêm rằng :
Huyền thoại theo nghĩa đó thường được hiểu là “những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu (thời gian nguyên thủy), tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa. [18]
Đỗ Đức Hiểu nhận định huyền thoại là “khái niệm chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong đó, cái kỳ ảo che dấu những sự thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức của đời sống tinh thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn học nghệ thuật” [33].
Xem huyền thoại là một phương thức sáng tác, Lại Nguyên Ân cho rằng:
Sáng tác huyền thoại – tức là phương diện thi ca vốn có trong thần thoại nguyên hợp cổ xưa – vẫn có chỗ đứng trong văn học và văn hóa thế kỷ XX. Thần thoại nguyên hợp nguyên thủy không chỉ là thi ca, là sự “hiểu biết” (hoặc hiểu lầm!) về thế giới tự nhiên và xã
hội, mà còn là nghi thức nghi lễ sùng bái… Cả hai tố chất này vẫn còn được bảo lưu trong các dạng “ý thức huyền thoại hóa” hiện đại[3].
Còn Phùng Văn Tửu nhìn nhận:
Huyền thoại đòi hỏi phải được giải mã; cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương sâu sắc được xây dựng theo phương thức huyền thoại không hiện ra ngay trên bề mặt các trang giấy hay con chữ. Tính chất “huyền” của huyền thoại trước hết là ở khía cạnh ấy, chứ không nhất thiết phải gắn với cái kỳ ảo hoang đường. [84]
Trong lịch sử văn chương, ta có thể tìm thấy bóng dáng của huyền thoại ở bất kỳ thời điểm nào trên chặng đường phát triển của nó. Từ những huyền thoại về nguồn gốc con người thuở ban sơ cho đến những huyền thoại thời hiện đại. Có lúc huyền thoại lắng lại, có khi gần như bị lãng quên. Đến thế kỉ XX, huyền thoại khởi phát trở lại một cách mạnh mẽ và được khẳng định chỗ đứng trong trào lưu “Hiện thực huyền ảo châu Mỹ Latinh” (vào những năm 60 của thế kỉ XX). Điều này được nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: “Trong văn học thế giới suốt từ đầu đến cuối thế kỷ này, kiểu sáng tác huyền thoại vẫn luôn luôn sống động, thu hút nỗ lực của nhiều tác giả lớn”[3]. Các tác giả lớn làm sống dậy mạnh mẽ các huyền thoại và sáng tạo các huyền thoại mới cho văn chương thế giới có thể kể Kafka, T.Morrison, Robbe – Grillet, James Joyce, G.Mazquez, Louis Borges, Paulo Coelho, Kawataba, Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện,…
Trong văn chương hiện đại, “huyền thoại” trở thành một thủ pháp nghệ thuật. Các nhà văn hiện đại thường mượn những truyền thuyết dân gian xưa để tạo nên các huyền thoại mới. Trong tác phẩm
của các nhà văn này, hiện thực và huyền ảo đan cài vào nhau. Bằng các “kỹ thuật lắp ghép”, các tác giả đã biến hiện thực thành thần thoại, thành mộng ảo, mộng cảnh, hoặc khoác lên hiện thực những cái huyền ảo, kỳ quặc. Những câu chuyện bình thường bị gán cho một bộ mặt kỳ lạ.
Văn học Việt Nam cũng dung nạp trong mình thủ pháp sáng tác huyền thoại. Đặc biệt là từ năm 1975, huyền thoại có sự đổ bộ dồn dập lên miền đất truyện ngắn và địa hạt tiểu thuyết Việt Nam. Đó là sự trở về với những huyền thoại, những mẫu cổ trong vốn folklore dồi dào của dân tộc; đồng thời, đó còn là sự kế thừa và tiếp thu thành tựu văn học huyền thoại thế giới. Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới đã ghi nhận những đóng góp của Hòa Vang, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Lưu Sơn Minh, Lê minh Hà, Y ban, Trần Chiến, Nguyễn Hiệp,…về sự tái tạo các huyền thoại dân tộc và sáng tạo những huyền thoại hiện đại làm nên một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà. Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng sử dụng phương thức “huyền thoại hóa”, tuy không phổ biến bằng truyện ngắn. Nhưng với Lời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài),Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà),… thủ pháp huyền thoại cũng đã được tận dụng và phát huy tác dụng của nó.
Thủ pháp huyền thoại giờ đây đã trở thành phương thức sáng tác đắc lực cho rất nhiều nhà văn hiện đại và hậu hiện đại. Với thủ pháp này, nhà văn không chỉ làm sống lại trong chúng ta bầu không
khí dân gian mà còn đem đến những trải nghiệm thú vị về cuộc đời hiện tại với cả hai chiều hữu thức và vô thức.
3.2.2. Thủ pháp huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
3.2.2.1.Huyền thoại được xây dựng từ những yếu tố kỳ ảo, hoang đường
Cái kỳ ảo (tiếng Pháp: “Le fantastique”, tiếng Anh: “The fantastic”) là siêu nhiên, cái lạ lùng, không có thật. Trong các truyện dân gian, cái kỳ ảo xuất hiện trong hình tượng của các vị thần, bà Tiên, ông Bụt, quỷ sứ, hồn ma, phù thủy, bùa ngãi, ma thuật,… Chúng thuộc về tâm thức và trí tưởng tượng của tập thể nhân dân. Trong truyện hiện đại thế giới, cái kỳ ảo là sự sáng tạo của nhà văn. Sự tưởng tưởng ấy có thể dựa trên các chất liệu kỳ ảo lấy từ trong vốn liếng dân gian của dân tộc, cũng có khi đó là sự sáng tạo hoàn toàn mới của riêng tác giả. Song phải thừa nhận, những cái kỳ ảo không thể có thật trên thế gian này. Kiểu như một người có đôi cánh khổng lồ (Cụ già với đôi cánh khổng lồ, G.Marquez), người có khả năng đi xuyên tường (Người đi xuyên tường, Kafka), thai nhi nằm trong bụng mẹ, biết mọi chuyện ngoài đời (Thiên sứ, Phạm Thị Hoài). Kiểu như một người có khả năng dùng mơ mộng tạo ra con người bằng xương bằng thịt (Khu phế tích tròn, Borges), hoán đổi linh hồn (Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ),… Thì đấy là những nhân vật, những hiện tượng siêu nhiên chỉ có trong trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.
Nguyễn Huy Thiệp đã phủ lớp huyền thoại lên các nhân vật của mình cũng bằng cách tặng cho họ những khả năng kỳ lạ, phi thường. Nàng Vinh Hoa trong Phẩm tiết có khả năng phỏng việc như thần “Tỉ như trời nắng chang chang, nàng buộc miệng “ngày kia trời mưa”, quả nhiên ngày kia mưa thật. Tỉ như có người đi qua, nàng bảo “mai ông này chết”, quả nhiên người ấy không ốm đau bệnh tật gì hôm sau lăn ra chết”. Nếu như Vinh Hoa được gắn cho nguồn gốc xuất thân “là con thứ mười của Ngô Khải. Khải là hậu duệ của Chương khánh công Ngô Từ, người đã sinh ra bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông” thì Mẹ Cả (Con gái thủy thần) hoàn toàn là nhân vật của huyền thoại. Mẹ Cả có khả năng “hóa phép thành con rái cá ra sức đào bới, cứu được hai người”, làm “sấm tan mưa tạnh”. Từ đấy, nàng Vinh Hoa trở thành “báu vật” của Quang Trung, là niềm khát khao mong muốn sở hữu của Nguyễn Phúc Ánh. Còn Mẹ Cả là nỗi ám ảnh thôi thúc Chương ra đi. Họ là đầu mối của các câu chuyện. Các nhân vật ấy là hình tượng nghệ thuật mà Nguyễn Huy Thiệp xây dựng lên để đối thoại với mọi người về sự đời được – mất, vinh –nhục, và những huyễn hoặc mà một số người chạy theo, tìm lấy, giựt giành cho mình.
Nguyễn Huy Thiệp mang đến cho chúng ta rất nhiều những hiện tượng lạ kỳ, phi thực trong các tác phẩm của mình. Mà đến với những điều đó, nhiều lúc ta cũng mơ hồ như chìm đắm vào thế giới huyễn hoặc của ngày xửa ngày xưa. Huyền thoại về con trâu đen, về trái tim hổ, về chiếc tù và linh thiêng. Khả năng kì lạ của nàng Sinh (Nàng Sinh) khi “nhấc hòn đá lên tay dễ dàng như bỡn” trong khi cả bản
không ai làm được điều đó. Tất cả những chuyện hoang đường, kì lạ ấy khơi gợi trong lòng ta những niềm khao khát có những phép lạ trong cuộc đời để đem đến niềm hạnh phúc cho con người. Khơi gợi để rồi cảnh tỉnh rằng cuộc đời này đầy bất trắc, gian truân và ta chớ hảo huyền, ảo mộng (Chảy đi sông ơi, Trái tim hổ). Khơi gợi để tạo niềm tin, nếu sống thật, hết lòng đôi khi cũng làm nên kì tích (Chiếc tù và bỏ quên, Nàng Sinh). Cả hai điều đó tưởng chừng là mâu thuẫn với nhau, song đấy mới là cuộc đời. Cuộc đời có này có khác, có được có mất. Con người phải tỉnh táo để định lấy số phận của mình nhưng đôi lúc cũng phải biết thuận theo tự nhiên.
3.2.2.2.Huyền thoại được xây dựng từ yếu tố hiện thực ảo hóa thành cái siêu thực, phi lý.
Thế giới huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải là những thần linh, ma quỷ, những ông bụt bà tiên như trong truyện cổ tích mà nó là sự đối mặt với hiện thực đời sống muôn màu sinh động. Những yếu tố hiện thực được đặt trong mối quan hệ tương phản trái ngược với lôgic thông thường trở thành nghịch dị, phi lý. Cái bình thường trở thành cái siêu thực tạo nên một không khí hoang đường, quái dị vừa như có vừa như không tồn tại.
Đặt tên tác phẩm là Huyền thoại phố phường nhưng những gì diễn ra trong truyện chẳng thấy đâu là huyền thoại cả. Không gian truyện là không gian thành thị thời hiện đại với “quầy bán đồ mỹ phẩm thời trang”, phòng khách, với bộ đồ xoa mỡ gà, quần bò, áo phông đỏ,… Câu chuyện xoay quanh một con người bình thường, sinh
ra ở nông thôn, khát khao sự giàu có của cuộc sống thượng lưu. Không có gì là kỳ ảo, quái dị. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã đẩy tình tiết truyện lên cao khi xây dựng cảnh Hạnh “lấy tình giả cướp vé số thật” của bà Thiều. Tờ vé số mà bà Thiều đã mang đi lễ chùa xin lộc. Trớ trêu thay “Buổi chiều hôm ấy, xổ số đặc biệt giải bảy trăm nghìn rơi vào con số 20437, đúng vào chiếc vé xổ số của Hạnh ném trả bà Thiều”. Cái sự lạ kì ấy làm chuyển đổi đột ngột định hướng của con người, tạo ra nghịch lý. Sự hoán đổi như có phép màu ấy, trong phút