.Thủ pháp lồng ghép

Một phần của tài liệu thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 84 - 96)

2.2.1 Lồng ghép cốt truyện

Lồng ghép cốt truyện là kiểu truyện mà trong đó có một câu chuyện kể làm nền (mà lời kể của người trần thuật được xem như mạch kể chính) rồi lồng thêm vào câu chuyện ấy một hoặc nhiều câu chuyện khác. Các dạng thức lồng ghép cốt truyện thường gặp là truyện lồng truyện, kiểu truyện khung và truyện liên hoàn.

Kết cấu truyện lồng truyện được xem như là một thủ pháp nghệ thuật trong văn học đã có từ rất lâu đời.Từ thời cổ đại, bộ sử thi

Odyssey (thế kỷ VIII TCN) của Hy Lạp và Mahabharata (thế kỷ V - TCN), Ramayana (thế kỷ VI- III TCN) của Ấn Độ đã được sáng tạo theo kết cấu truyện lồng truyện. Theo Nguyễn Ngọc Bảo Trâm thì kết cấu truyện lồng trong truyện hiểu “một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm”[79]. Chúng tôi lại thấy cách hiểu ấy lại đúng với kiểu truyện khung hơn. Theo chúng tôi, kiểu kết cấu truyện lồng truyện là câu chuyện được lồng vào không tách rời với câu chuyện chính. Nó là một phần của câu chuyện chính góp phần phát triển mạch truyện. Trong truyện hiện đại thì kết cấu truyện lồng trong truyện là là sự đan cài hai hay nhiều câu chuyện vào nhau tạo nên sự luân phiên chuyển dịch điểm nhìn trong nghệ thuật trần thuật. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.

Thương nhớ đồng quê có thể được xem là kiểu mẫu cho dạng

thức lồng ghép cốt truyện này. Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” là một nhân vật trong truyện. Câu chuyện kể về việc cô Quyên (đi học đại học bên Mỹ) về thăm quê, Nhâm được dì Lưu nhờ ra ga đón giùm, từ đấy Nhâm làm người “hướng dẫn viên bất đắc dĩ” cho Quyên. Ngoài câu chuyện ấy ra, trong truyện còn có “chuyện sư Thiều”, “chuyện ông giáo Quỳ”, “chuyện chú Phụng”. Ba truyện ấy được lồng vào một cách sinh động trong mạch truyện chính đã góp phần mở rộng biên độ của câu chuyện. Thông qua ba câu chuyện ấy,

con người làng quê hiện lên với nhiều thân phận, tính cách khác nhau. Từ đấy làm nổi rõ lên hình ảnh quê hương vừa mộc mạc, dung dị, nghĩa tình lại cũng có lắm những chuyện trái khoáy. Các câu chuyện kể về sư Thiều, ông giáo Quỳ, chú Phụng giống như những bản lí lịch trích ngang cùng với những hoạt động nổi bật từ xưa cho đến hiện tại. Nó tiếp nối mạch kể của câu chuyện, khắc họa sâu hơn hình ảnh của nhân vật.

Những bài học nông thôn lại sử dụng cách thức dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi”sang nhận vật Hiên trong truyện để tạo nên kết cấu lồng truyện. “Tôi” kể về những việc mình chứng kiến và cảm nhận trong chuyến nghỉ hè về quê bạn chơi. Trong một lần trò chuyện cùng chị Hiên, Hiếu (nhân vật xưng tôi) được chị Hiên kể cho nghe nhiều chuyện mà chị trải qua, chị nhìn thấy: Từ chuyện vào thành phố, khi đi xem tuồng đến chuyện ông thiếu tá tập Cốc Đại Phong, cả chuyện về nỗi lòng người phụ nữ “có chồng như không” của chính chị. Truyện của chị Hiên là phần thịt dính vào phần xương của câu chuyện. Nó được cài vào môt cách tự nhiên thông qua đoạn đối thoại giữa hai nhân vật. Nó nằm trong dòng chảy của những chuyện về nông thôn trong tác phẩm. Thông qua lời kể của chị Nhiên, nông thôn hiện ra rõ mồn một, nông thôn tù đọng, lạc hậu, ngột ngạt nhưng không “ác”, không “mất dạy” như thành phố.

Chuyện tình kể trong đêm mưa là truyện có hai mạch truyện lồng nhau: Truyện tôi quen Bạc Kì Sinh và chuyện tình của Bạc Kì Sinh. Hai câu chuyện được kể dưới điểm nhìn trần thuật của nhân vật tôi. Ở đấy có lúc “tôi” có mặt trong toàn bộ câu chuyện theo trình tự

thời gian với ba giai đoạn: “tôi” đi chợ Mường La, vô tình trở thành Người cứu Bạc Kì Sinh trốn thoát; “tôi” gặp lại Muôn và Bạc Kì Sinh tại ngôi nhà nhỏ, nơi ở của “tôi” trong những ngày dạy học ở miền núi; “tôi” tình cờ gặp lại Bạc Kì Sinh khi “tôi” đến Mỹ mấy năm trước. Tuy nhiên, tác phẩm có hẳn một phân khúc mà người kể chuyện đang ở ngôi thứ nhất bỗng hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện kể về hoàn cảnh của Bạc Kì Sinh và Muôn trước khi gặp “tôi”. Đoạn ấy nhằm giải thích nguyên nhân họ bị bắt và phải cướp tù; đồng thời cũng là những dòng văn phản ánh hiện thực đời sống của người dân miền núi trong “thời thế thay đổi, chính quyền mới đang tồn tại cùng chúng ta đây thành lập”. Những sai lầm, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân xâm lấn làm cho những người có nhiệm vụ xây dựng bản làng lại trở thành nguyên nhân gây đau khổ cho số phận những người dân nơi ấy.

Mưa là kiểu truyện xen truyện. Nếu Chuyện tình kể trong đêm mưa được xây dựng theo kết cấu hai mạch truyện lồng nhau thì ở Mưa

Nguyễn Huy Thiệp rất tài tình trong việc tạo nên hai mạch truyện song song diễn ra. Tại đây, như đã phân tích trong những phần trước, điểm nhìn trần thuật liên tục luân phiên, chuyển dịch làm nên một kết cấu chỉnh thể vô cùng độc đáo như một “cảnh” trong phim điện ảnh.

Kết cấu truyện lồng truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vô cùng phong phú. Nó là thành quả của một tư duy nghệ thuật sáng tạo, luôn muốn làm mới những đứa con tinh thần của mình.

Kiểu truyện khung là kiểu thủ pháp đóng khung mà Shklovski từng đề cập trong Nghệ thuật dựng truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết[35, tr.127]. Theo ông với thủ pháp này thì tác phẩm được kết cấu như một tổng thể bao gồm những truyện ngắn có tính độc lập tương đối lồng bên trong một truyện ngắn khác và được coi là bộ phận của truyện ngắn này. Nhà văn xây dựng một truyện ngắn nhằm làm cái khung rồi lần lượt đưa vào trong khuôn khổ của truyện ngắn -khung ấy một hoặc nhiều truyện ngắn khác. Với kiểu kết cấu như thế, tác phẩm có ưu thế phát triển dung lượng không hạn chế. Mỗi câu chuyện được lồng vào có thể có nội dung độc lập nhưng luôn gắn bó với câu chuyện khung bởi một mối quan hệ nhất định. Có thể hình dung kiểu lồng ghép cốt truyện này bằng cách nhớ đến câu chuyện cổ nổi tiếng

Nghìn lẻ một đêm.

Đây là kiểu kết cấu phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà tác phẩm đầu tay Những ngọn gió Hua Tát đã đánh dấu sự thành công của tác giả. Những ngọn gió Hua Tát gồm mười truyện được lồng vào một truyện khung đặt ở thời hiện tại. Khung có cả mở đầu và kết thúc rõ ràng. Mỗi truyện được tác giả đặt cho một tên riêng biệt. Một số truyện có nội dung độc lập với nhau. Song cũng có một số truyện có sự lặp lại nhân vật và tình tiết như chàng Khó (Trái tim hổ)

được nhắc lại khi kể về nàng Sinh (Nàng Sinh), trưởng bản Hà Văn Nó xuất hiện trong cả hai truyện Tiệc xòe vui nhất Chiếc tù và bỏ quên,

Lò Văn Pành là nhân vật chính trong Đất quên chính là cha của chàng Sạ trong truyện Sạ. Mỗi câu chuyện được ghi theo thứ tự là Truyện thứ nhất, truyện thứ hai,… truyện thứ mười. Với lối kết cấu vừa truyền

thống vừa độc đáo như thế, chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát đã tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Bởi tất cả các câu chuyện trong chùm truyện này đồng hợp tạo nên một bầu không khí bảng lảng huyền thoại, đồng thời, mở ra nhiều hướng chiêm nghiệm cho người đọc khi đến với những con người đã từng sống ở bản Hua Tát (mà nếu bỏ qua lớp áo huyền thoại sẽ thấy đấy là những kiếp người quanh ta).

Cún cũng thuộc kiểu truyện khung. Nhưng khác với Những ngọn gió Hua Tát, truyện Cún có hai điểm nhìn trần thuật chính: điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” và điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ ba khi nhân vật xưng tôi đứng ngoài câu chuyện kể về cuộc đời của Cún. Câu chuyện khung lấy điểm nhìn thứ nhất và câu chuyện được lồng vào lấy điểm nhìn ở ngôi thứ ba. Nguyễn Huy Thiệp đã có dụng ý rất rõ khi xây dựng kết cấu chuyện như thế. Ông muốn đối thoại với người đọc rằng câu chuyện Cún hoàn toàn là “thế giới hoang tưởng của người cầm bút”. Đấy là đặc trưng của văn học. Người đọc khi thưởng thức tác phẩm văn học chớ có vội nhầm mà đánh đồng hiện thực được biểu hiện trong văn bản với hiện thực của đời sống xã hội. Đừng lấy ảnh thực ngoài đời để soi rọi vào cái bóng của hiện thực trong tác phẩm như kiểu của nhà nghiên cứu X..

Từ cách hiểu đấy, khi đi vào truyện Vàng lửa ta cũng sẽ có cách nhìn đúng đắn hơn về nội dung của tác phẩm này. Vàng lửa cũng có khung truyện tương tự Cún. Có hai điểm nhìn trần thuật theo lối xây dựng trong Cún. Tuy nhiên trong truyện lồng vào vì viết theo lối truyện ngắn –tư liệu nên nó có nhiều điểm nhìn đan cài của các nhân vật trong truyện. Truyện Vàng lửa vừa là kiểu truyện khung lại vừa là

kiểu truyện lồng truyện; đồng thời nếu xét trong bộ ba truyện “giả lịch sử” Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết thì nó cũng có thể được xem là kiểu truyện liên hoàn. Điều đáng đặc biệt lưu tâm là người kể chuyện đã xây dựng một cái khung khiến người đọc phải tin là những truyện trong cái khung ấy là có thật. Đó là những tư liệu cổ mà nhân vật “tôi” đã cất công đến tận Đà Bắc gặp ông Quách Ngọc Minh để nhận về. Rồi còn ngụy tạo hết sức tinh vi bằng những lời trần tình “Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện”. Cuối cùng, kể xong, người kể không biết câu chuyện kết thúc thế nào bèn tặng cho độc giả 3 đoạn kết để tăng tính khách quan cho câu chuyện. Chính cái khung đầy những chuyện “nghe như thật” ấy đã từng làm nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trên văn đàn về khả năng phản ánh lịch sử và giới hạn hư cấu của văn học. Nhưng nếu đọc thật kĩ, thật sáng suốt những truyện được lồng trong khung ấy mới thấy nhà văn “làm giả mà như thật”. Điều mà nhiều nhà nghiên cứu như Đặng Anh Đào, Hoàng Ngọc Hiến, Văn Tâm,… đã từng chỉ ra: Nguyễn Huy Thiệp không viết về lịch sử, ông chỉ mượn lốt lịch sử để chuyển tải những thông điệp về con người hôm nay. Nét độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp là ở chỗ ấy.

Có một điều đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp là kiểu truyện bán khung. Sở dĩ chúng tôi gọi đấy là kiểu truyện bán khung là vì câu chuyện khung không có đầy đủ thành phần mở đầu và kết thúc để “đóng khung” câu chuyện. Có những tác phẩm, truyện khung chỉ có mở đầu như Phẩm tiết. Có những truyện ngắn, câu chuyện làm khung chỉ có phần kết thúc: Kiếm

sắc, Trương Chi, Thổ cẩm, Chú Hoạt tôi. Những truyện mà người kể chuyện ở ngôi thứ nhất đột nhiên xuất hiện ở cuối truyện thường là để đối thoại với độc giả hoặc để gợi lên những vấn đề rút ra từ tác phẩm. Đại loại như “Tôi không tán thành với nhiều ý kiến nhận xét của ông, nhưng tôi đồng ý với ông rằng cuộc đời quả là tươi đẹp, tuổi trẻ quả là tươi đẹp”(Thổ cẩm), hoặc như “Tôi - người viết truyện ngắn này – căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Quả thực, cái kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng hết sức mình. Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác …Lẽ đời là thế”. Nhờ kiểu kết thúc cốt truyện như thế mà dường như câu chuyện lại được mở ra thêm một trường nghĩa mới, khiến óc người đọc không được nghỉ khi câu chuyện trong khung đóng lại mà phải tiếp tục hành trình khám phá cùng với tác giả.

2.2.1.3.Truyện liên hoàn

Truyện liên hoàn là kiểu truyện có kết cấu tổng thể bao gồm nhiều truyện kế tiếp nhau và được thống nhất với nhau bởi một nhân vật chung. Mỗi truyện là một chỉnh thể toàn vẹn, trong đó nhân vật chính làm nhiệm vụ xâu chuỗi mạch kể của các câu chuyện. Shklovski gọi kiểu kết cấu đấy là “thủ pháp xâu chuỗi”.

Chút thoáng Xuân HươngCon gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp chính là kiểu truyện có kết cấu liên hoàn. Mỗi tác phẩm bao gồm ba truyện cùng đề cập đến một nhân vật chính. Song hướng triển khai cốt truyện của chúng thì lại hoàn toàn khác nhau. Con gái thủy thần có điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất. Nhân vật “tôi” kể về

mình, hành trình đi tìm huyền thoại của chính mình. Chút thoáng Xuân Hương lại có điểm nhìn ở ngôi thứ ba nhưng có sự chuyển dịch điểm nhìn vào các nhân vật Tổng Cốc, Ấm Huy, thi sĩ sẽ sắm vai Chiêu Hổ khi hướng đến huyền thoại về Hồ Xuân Hương tạo nên tính đa âm cho tác phẩm. Nếu trong Con gái thủy thần, kiểu kết cấu truyện liên hoàn đã đưa nhân vật đi từ không gian này sang không gian khác (nông thôn, thị trấn, thành phố) để trải nghiệm hết những nhọc nhằn của cuộc đời mà tỉnh giấc nhận ra “biển không có thủy thần” thì Chút thoáng Xuân Hương là sự chiêm nghiệm của các nhân vật khi nghĩ, gặp và tiếp xúc với Hồ Xuân Hương (truyện thứ nhất, truyện thứ hai), với một mảnh của nàng Xuân Hương (truyện thứ ba). Nhân vật chính trong truyện Con gái thủy thần là nhân vật hành động để đi tìm huyền thoại. Còn nhân vật có nhiệm vụ xâu chuỗi cốt truyện trong Chút thoáng Xuân Hương là nhân vật huyền thoại thôi thúc người khác kiếm tìm. Nhờ kiểu kết cấu này, mà chiều tư tưởng trong tác phẩm của câu chuyện được nới rộng, khắc sâu hơn.

Truyện ngắn Giọt máu gồm 14 phần tách rời và được đánh dấu bằng chữ số La Mã từ I đến XIV. Đó là câu chuyện kể về quá trình tồn tại của gia tộc họ Phạm ngót hơn Thế kỷ. Kiểu kết cấu liên hoàn này cho thấy Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng truyện ngắn bằng tư duy tiểu thuyết. Truyện có thể được xem là một bộ tiểu thuyết có dung lượng ngắn nhưng nội dung và tư tưởng của nó thì còn hơn cả tiểu thuyết. Số lượng nhân vật đông đảo, cùng với sự chuyển dịch không gian truyện qua nhiều thời kỳ khác nhau đã tạo ra nhiều tầng ý nghĩa cho câu chuyện. Những bước đi thăng trầm, thịnh suy của dòng họ Phạm phản

ánh được rất nhiều mặt hiện thực của cuộc sống. Từ vấn đề học hành, thi cử, tiến thân đến các mối quan hệ phức tạp trong gia đình ngoài xã hội đều được Nguyễn Huy Thiệp chọc bút vào.

Bộ ba truyện “giả lịch sử”Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết là một biến dạng của kiểu truyện liên hoàn truyền thống, tạo nên nét độc đáo, mới mẻ trong phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Ba truyện là ba chỉnh thể độc lập. Độc lập trong kết cấu, trong tên truyện. Nhưng lại được xâu chuỗi bằng nhân vật người kể chuyện, bằng những nhân vật trong truyện. Cả ba truyện có chung một người kể chuyện “tôi”– người sưu tầm tư liệu và viết lại thành truyện. Từ sau khi viết truyện

Kiếm sắc, người kể chuyện này bắt đầu lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc gặp ông Quách Ngọc Minh để tiếp tục thu thập tư liệu. Từ đấy, các truyện Vàng lửa, Phẩm tiết tiếp tục ra đời. Ba truyện là sự tiếp nối những sự việc liên quan đến các nhân vật Đặng Phú Lân, Nguyễn Phúc Ánh, Quang Trung, Ngô Thị Vinh Hoa, Nguyễn Du. Sự kiện trong truyện này được kế tục trong truyện kia tạo nên mối liên hệ liên hoàn cho cả ba truyện. Nối các sự kiện trong các truyện lại ta thấy rối rắm vô cùng, vì có nhiều chi tiết mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn kết thúc

Một phần của tài liệu thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)