Kết luận chương III

Một phần của tài liệu giảng dạy các thuật toán tìm ước chung lớn nhất với sự giúp đỡ của máy tính cầm tay (Trang 52 - 54)

Về phần bài học, nhìn chung, nội dung kiến thức được trình bày trong SGK 6.1 và sách PA khá tương đồng dù có chút chênh lệch về thứ tự cũng như cách thức trình bày. Cả hai sách đều chú trọng kỹ thuật phân tích ra thừa số nguyên tố, thể hiện rõ nét qua việc trình bày nó trong bài học cũng như cung cấp các kiến thức chuẩn bị cho kỹ thuật này. Hơn nữa, cách cho ví dụ cũng như bài tập trong cả hai sách đã làm rõ chủ ý đó. Tuy nhiên, khác với SGK 6.1, sách PA minh họa cho HS kỹ thuật này thông qua sơ đồ Venn, xem như là một cơ sở giải thích cho nó.

Điểm khác biệt nổi bật nữa của sách PA so với SGK 6.1 là phần bài học về cách tìm ƯCLN của hai đơn thức cũng như phần giới thiệu về thuật toán Trung Hoa cũng là những điểm sách PA mở rộng mà SGK 6.1 không có.

Về phần bài tập, nét tương đồng mà ta dễ dàng nhận thấy trong sách PA cũng như SGK 6.1 là cả hai chương trình đều tập trung vào kiểu nhiệm vụ tìm ƯCLN để rèn kỹ năng cho HS, chủ yếu bằng kỹ thuật phân tích ra thừa số nguyên tố. Điều này được thể hiện rõ nét qua số lượng bài tập có yêu cầu giải quyết kiểu nhiệm vụ tìm

ƯCLN chiếm phần lớn trong tổng số bài (31 trên tổng số 81 bài của phần này) và việc sách PA cho các số trong bài tập thuận lợi cho việc phân tích ra thừa số nguyên tố. HS dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu chia hết đã học trong tất cả các số đề cho.

Thêm vào đó, dạng bài toán thực tế được mô hình hóa cũng là một điểm giống nhau giữa cách cho bài tập của hai sách. Trong đó, dạng bài tìm ƯCLN của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật để chia nó thành các ô vuông nhỏ sao cho không dư về cả hai chiều đều xuất hiện trong bài tập của sách PA lẫn SGK 6.1. Đây cũng là một dạng bài cổ điển đã góp phần làm xuất hiện nhu cầu tìm ƯCLN của hai số nguyên dương trong lịch sử.

Ngoài ra, một số kiểu nhiệm vụ khác cũng có mặt trong sách PA như: tìm ƯCLN của hai hay nhiều đơn thức; tìm hai số hay hai đơn thức có ƯCLN là một số hay một đơn thức cho trước; phân tích đa Thức thành nhân tử. HS ở Việt Nam cũng sẽ gặp yêu cầu phân tích đa thức thành nhân tử trong chương trình lớp 8.Tuy nhiên, khái niệm ƯCLN của hai hay nhiều đơn thức hay kiểu nhiệm vụ tìm hai số hay hai đơn thức có ƯCLN là một số hay một đơn thức cho trước thì chương trình ở Việt Nam không đề cập đến. Trong khi đó, dạng bài tìm ƯC thông qua ƯCLN cũng không được tìm thấy trong sách PA.

CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu giảng dạy các thuật toán tìm ước chung lớn nhất với sự giúp đỡ của máy tính cầm tay (Trang 52 - 54)