100
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm trung bình X Thứ bậc 1
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV về nhận thức và quy trình dạy học theo Chuẩn
kiến thức, kỹ năng. 225 77 8 2,7 2
2 Tổ chức lập kế hoạch dạy học theo hướng
lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở trọng tâm. 138 156 16 2,4 4
3 Đổi mới việc lập kế hoạch bài học theo
hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở. 250 60 0 2,8 1
4
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức triển khai kế hoạch bài học trên lớp theo hướng
dạy học tích cực. 198 107 5 2,6 3
5
Tổ chức tập huấn kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn
kiến thức, kỹ năng 98 200 12 2,3 5
2,6
* Nhận xét:
Từ bảng 3.1 ta thấy điểm trung bình của 5 biện pháp là 2,6 được đánh giá tính cần thiết cao, cả 5 biện pháp trên đều được đánh giá tính cần thiết cao. Biện pháp 3 và 1 được đánh giá là quan trọng và cần thiết nhất (X =2,8; 2,7 - xếp thứ 1,2). Như vậy trong công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về nhận thức và quy trình dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng rất cần thiết bởi lẽ chất lượng dạy và học của nhà trường quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Vì vậy việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là rất cần thiết, từ tư tưởng đúng sẽ dẫn tới hành động đúng. Biện pháp đổi việc lập kế hoạch bài học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở được đánh giá cao nhất, bởi đây là khâu quan trọng nhất trong việc thực cụ thể hóa mục tiêu, chuẩn KT, KN vào từng bài từng hoạt động cụ thể. Biện pháp 5 được đánh giá mức độ rất cần thiết thấp nhất có điểm trung bình là (X=2,3 -xếp thứ 5) điều đó chứng tỏ công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
101
Chuẩn kiến thức, kỹ năng chưa được quan tâm đúng mức. Các biện pháp còn lại được đánh giá tương đối đồng đều được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tính cần thiết của những biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp.
TT Biện pháp Tính cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm trung bình Thứ bậc 1
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV về nhận thức và quy trình dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.
205 97 8 2,6 2
2 Tổ chức lập kế hoạch dạy học theo hướng
lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở trọng tâm. 142 152 16 2,4 5
3
Đổi mới việc lập kế hoạch bài học theo
hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở. 208 102 0 2,7 1
4
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức triển khai kế hoạch bài học trên lớp theo hướng dạy học tích cực.
182 123 5 2,6 3
5
Tổ chức tập huấn kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.
175 117 18 2,5 4
2,6
102
Nhìn vào bảng 3.2 kết quả tính khả thi cho thấy điểm trung bình là = 2,6 khẳng định mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao. Trong khi đó biện pháp 3 là biện pháp có tính khả thi cao nhất qua đó ta thấy biện pháp 3 về đổi mới việc lập kế hoạch bài học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở được đánh giá có tính khả thi cao nhất. Biện pháp có tính khả thi thứ 2 là biện pháp tổ chức bồi dưỡng về nhận thức và quy trình dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng. Điều này chứng tỏ việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về dạy học theo chuẩn KT, KN là quan trọng và việc đổi mới khâu lập kế hoạch bài học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở là khâu then chốt để tổ chức dạy học theo chuẩn KT, KN ở các trường tiểu học huyện Lập Thạch. Trong khi đó biện pháp 2 được đánh giá là thấp nhất điều đó khẳng định lập kế hoạch dạy học theo chuẩn KT, KN chưa thực sự được quan tâm do đó tính khả thi không cao. Các biện pháp còn lại được đánh giá tương đối đồng đều điều đó thể hiện ở biểu đồ sau:
103
Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số Điểm trung bình X Thứ bậc Điểm trung bình Y Th ứ bậc D D2 1
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV về nhận thức và quy trình dạy học theo
Chuẩn kiến thức, kỹ năng. 2,7 2 2,6 2 0 0
2
Tổ chức lập kế hoạch dạy học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở
trọng tâm. 2,4 4 2,4 5 -1 1
3 Đổi mới việc lập kế hoạch bài học theo
hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở. 2,8 1 2,7 1 0 0
4
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức triển khai kế hoạch bài học trên lớp theo
hướng dạy học tích cực. 2,6 3 2,6 3 0 0
5
Tổ chức tập huấn kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
Chuẩn kiến thức, kỹ năng 2,3 5 2,5 4 +1 1
2,6 2.6 ∑D2
= 2
* Nhận xét:
Thông qua bảng 3.3 về mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp ta thấy điểm điểm trung bình tính cần thiết là 2,6 và điểm trung bình của tính khả thi là 2,6, ta xếp theo mức độ thì tính cần thiết của các biện pháp chưa được xếp vào mức 1 song cũng đạt ở mức xấp xỉ tương đương. Các biện pháp 1, 3, 5 được đánh giá tương quan ở mức độ cao nhất, biện pháp 2 được đánh giá thấp nhất. Biện pháp 5 có sự chênh lệch rất nhỏ. Nhìn vào biểu đồ 3.3 về so sánh mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ta có thể khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp là chặt chẽ và khoa học.
104
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ mức độ tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tình khả thi của các biện pháp
Với kết tổng hợp ở bảng trên ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
2 2 6 1 ( 1) D r N N Trong đó: r: là hệ số tương quan D: hiệu số thứ bậc
N: số các biện pháp đề xuất Thay các giá trị ta có:
Từ kết quả trên cho thấy : Các biện pháp đề xuất được các đối tượng trưng cầu ý kiến đánh giá thống nhất ở mức tương đối cao, xác định được mức độ cần thiết và khả thi trong quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn KT, KN của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông qua kết quả tính hệ số tương quan r=0,95 cũng cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là các biện pháp được đánh giá có tính cần thiết như thế nào thì tính khả thi cũng tương đương.
105
Chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên về nhận thức và quy trình dạy học theo chuẩn KT, KN; tổ chức lập kế hoạch dạy học theo chuẩn KT, KN; đổi mới công tác lập kế hoạch bài học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở; tổ chức bồi dưỡng năng lực triển khai kế hoạch bài dạy học trên lớp theo hướng dạy học tích cực; tổ chức tập huấn kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn KT, KN. Mỗi biện pháp ứng với một bước nhỏ trong việc thực hiện quy trình dạy học theo chuẩn KT, KN tạo nên một hệ thống liên tục, tuyến tính, biện pháp trước là tiền đề của biện pháp sau, biện pháp sau là bước triển khai tiếp theo của biện pháp trước... Vì vậy khi triển khai cần phải triển khai đồng bộ, đầy đủ cả 5 biện pháp và có chú ý đến thời điểm bắt đầu triển khai của mỗi biện pháp.
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp. Kết quả cho thấy cả 5 biện pháp đều rất cần thiết cho việc QL HĐ DH theo chuẩn KT, KN ở trường tiểu học và nếu được triển khai thì khả năng thành công là cao. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp và thu được kết quả là sự tương quan này là gần như hoàn toàn.
106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau một quá trình nghiên cứu tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận liên quan đến QL HĐDH theo chuẩn KT, KN ở trường tiểu học; tìm hiểu được thực trạng việc QL lý HĐDH theo chuẩn KT, KN ở trường tiểu học huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra được 5 biện pháp tác động của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm QL HĐDH theo chuẩn kiến thưc, kĩ năng ở trường tiểu học huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc gồm:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV về nhận thức và quy trình dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Tổ chức lập kế hoạch dạy học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở trọng tâm
- Đổi mới việc hiện lập kế hoạch bài học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở.
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức triển khai kế hoạch bài học trên lớp theo hướng dạy học tích cực.
- Tổ chức tập huấn kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Tuy chưa được phổ biến, áp dụng trên thực tế nhưng qua khảo sát, tác giả thấy đây là những biện pháp cần thiết và tính khả thi cao khi triển khai QL HĐDH theo chuẩn KT, KN của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Bộ GD&ĐT tiến hành khảo sát để tiếp thu ý kiến góp ý của GV tiểu học để nghiên cứu và sửa đổi chương trình cấp tiểu học theo hướng cải tiến về nội dung, thời gian để phù hợp với Chuẩn kiến thức kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức biên soạn thêm một số bộ sách giáo khoa để phù hợp với việc giáo viên chủ động lựa chọn nội dung dạy học.
107
- Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo nội dung, khung chương trình đào tạo GV TH tại các trường Cao đẳng, Đại học Sư Phạm cho thiết thực và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đất nước.
- Xây dựng bộ chuẩn về năng lực dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để phục vụ quản lý, điều hành.
2.2. Đối với UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu để tiếp tục có các văn bản hướng dẫn thực thi về chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;
- UBND tỉnh, Sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học đáp ứng được việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu thái độ và Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học.
- Giao quyền tự chủ ở mức độ cao hơn cho phòng GD&ĐT, UBND huyện trong công tác quản lý, điều hành.
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc
- Chỉ đạo, triển khai việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải bám vào chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở trường tiểu học.
2.4. Đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học thuộc địa bàn huyện Lập Thạch
Hiệu trưởng cần rà soát lại tất cả các kĩ năng liên quan đến việc dạy học theo chuẩn KT, KN của giáo viên. Sau đó, hiệu trưởng cần chủ động xây dựng chương trình bồi dưỡng các kĩ năng nghiệp vụ cho giáo viên nhằm phát triển năng lực dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên. Thực hiện động viên, khích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ.
108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục.
Trường cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2009), Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường. Tài liệu
bài giảng QLDG, Trường ĐHGD – ĐHQG, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2009), Quan điểm về phát triển giáo dục – quản lý nhà
trường và tổ chức quá trình dạy học: từ một số góc nhìn của thời đại và đất nước. Tài liệu bài giảng QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQG, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và
sự dụng vào quản lý nhà trường, Tài liệu bài giảng QLGD – ĐHQG, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2009), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ giáo dục và đào tạo(2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Nxb Giáo dục.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục năm 2005. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Đề kiểm tra học kì. Nxb Giáo dục.
9. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ
năng các môn học ở tiểu học (các lớp 1, 2, 3, 4, 5), Nxb Giáo dục.
10. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học, Thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 30/12/2010.
11. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Quy định đánh giá và xếp loại học sinh
tiểu học. Thông tư số 32/2009/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 27/10/2009.
12. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 14/2007/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 04/5/2007.
13. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật giáo dục tiểu học. Nxb Giáo dục Việt Nam.
109
14. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Đại cương khoa học
quản lý. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Chính (2011), Kiểm định chất lượng trong giáo dục. Tài
liệu bài giảng QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQG, Hà Nội.
16. Nguyễn Đức Chính (2011), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục.
Tài liệu bài giảng QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQG, Hà Nội.
17. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy
học. Tài liệu bài giảng QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQG.
18. Nguyễn Đức Chính (2008), Quản lý chất lượng giáo dục. Tài liệu bài
giảng QLGD, Trường ĐHGD – ĐHGHN.
19. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020.
20. Nguyễn Cao Cƣờng (2012), Quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng ở trường trung học cơ sở Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội». Luận văn thạc sĩ ĐHGD.
21. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI. 22. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Tài liệu bài giảng QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQG.
23. Trần Khánh Đức (2010), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục.
24. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về GD & QLGD, NXB giáo dục.
25. Đặng Xuân Hải (2012), Hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý hệ thống
giáo dục quốc dân và nhà trường, Tập bài giảng cao học QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
26. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối