Biện pháp 5: Tổ chức tập huấn kĩ năng kiểm tra, đánh giákết quả học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 pdf (Trang 102 - 107)

học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

3.2.5.1 Mục đích

GV có thể thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn KT, KN theo tiến trình để xác định rõ các nhu cầu học tập và mục tiêu cần đạt tới một cách liên tục, tiến tới các mục tiêu tiếp theo.

3.2.4.2 Nội dung

Kiểm tra, đánh giá là một việc làm không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Nó là bước nhằm so sánh kết quả đạt được của học sinh với mục tiêu ban đầu đã đề ra. Kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, tính thống nhất, tính khoa học, tính chính xác. Việc kiểm tra đánh giá cần xuất phát từ sự tiến bộ của người học. Quy trình kiểm tra, đánh giá gồm các

93

bước: xác định mục đích kiểm tra, đánh giá; xác định nội dung kiểm tra đánh giá; xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá, xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin; thu thập thông tin, xử lý thông tin; thảo luận; đánh giá, đối chiếu với mục tiêu đề ra.

Trong quá trình dạy học theo chuẩn KT, KN người ta thường quan tâm đến việc tự đánh giá của học sinh; sự đánh giá lẫn nhau giữa học sinh và học sinh với nhau.

Kiểm tra, đánh giá là hai công việc khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau. Thông thường việc đánh giá là bước tiếp theo của việc kiểm tra. Cũng có trường hợp kiểm tra không nhằm mục đích đánh giá mà chỉ nắm tình tình học tập của học sinh. Muốn đánh giá phải có kiểm tra trước đó để làm cơ sở.

3.2.5.3 Tổ chức thực hiện

- Tổ chức tập huấn cho GV về vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Tổ chức tập huấn cho GV về kĩ năng lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Mẫu kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

MÔN: ...; LỚP: ...; NĂM HỌC: .../... 1. Mở đầu

- Kiểm tra không phải để kiểm tra đánh giá. Nhưng học sinh cần phải được kiểm tra, đánh giá đề học tiến bộ hơn vì kiểm tra, đánh giá trước hết là vì sự tiến bộ của người học.

- Định nghĩa đánh giá kết quả học tập. - Xu thế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

2. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. a. Kiểm tra kiến thức nền:

94

i. Đề học sinh học tập tốt môn học ... lớp; học sinh cần có các loại kiến thức nền (liệt kê các loại kiến thức nền tảng)

ii. Thời điểm kiểm tra

iii. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm, phỏng vấn, .... iv. Nội dung (ở mục i.)

b. Kiểm tra thường xuyên

i. Thời điểm: trong xuất quá trình học.

ii. Hình thức: bài tập 1 phút; đề cương trống; đố vui; trắc nghiệm khách quan (đúng/sai).

iii. Nội dung: các bài học. c. Kiểm tra định kì

i. Thời điểm: giữa kì học, cuối kì học.

ii. Hình thức: viết kết hợp trắc nghiệm khách quan. iii. Cấu trúc đề: Thang điểm 10.

+ Mục tiêu bậc 1: 4 điểm + Mục tiêu bậc 2: 4 điểm + Mục tiêu bậc 3: 2 điểm.

d. Kiểm tra cuối năm học: đánh giá tổng kết. i. Thời điểm: cuối năm học.

ii. Hình thức: viết kết hợp trắc nghiệm khách quan. iii. Cấu trúc đề: thang điểm 10.

+ Mục tiêu bậc 1: 3 điểm + Mục tiêu bậc 2: 5 điểm + Mục tiêu bậc 3: 2 điểm.

- Tổ chức tập huấn cho GV kĩ năng ra đề kiểm tra.

Việc ra đề kiểm tra kết quả học sinh là một việc rất quan trọng. Khi ra đề kiểm tra, GV cần tuyệt đối bám sát chuẩn KT, KN và mục tiêu của chương trình.

95

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ... MÔN - LỚP

A. Cơ sở ra đề:

1. Mục đích kiểm tra:

- Cho học sinh: Động viên, khích lệ học sinh trong quá trình học tập; tạo động cơ học tập bên ngoài cho học sinh;

Học sinh tự đánh giá đạt mục tiêu học tập của mình;

Là cơ sở giúp học sinh điều chỉnh cách học, rút kinh nghiệm. - Cho GV:

Đánh giá, theo dõi được sự tiến bộ của học sinh. Dự báo những khó khắn, thuận lợi của học sinh.

Dựa vào mức độ đạt mục tiêu của học sinh GV có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.

GV có thể rút kinh nghiệm cho các kì kiểm tra lần sau. - Cho người QL:

Theo dõi sự tiến bộ của học sinh; giúp đánh giá được chất lượng của hoạt động dạy của GV, hoạt động học của học sinh và mối quan hệ giữa hai hoạt động này.

Từ đó, có thể có những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ GV, học sinh về mọi mặt.

2. Hình thức kiểm tra:

Viết, kết hợp trắc nghiệm tự luận (câu trả lời ngắn, trả lời tự do) và trắc nghiệm khách quan.

3. Thời gian làm bài, thang điểm, tỉ lệ phân bố điểm cho các bậc tƣ duy:

- Thời gian làm bài:……….

- Thang điểm: ……….

96

Có các mô hình phân bố: (Bậc 1 – Bậc 2 – Bậc 3) như sau: ( 4 – 5 – 1); (4 – 4 – 2); (5 – 5 – 0). Các mô hình phân bố cần đảm bảo sao cho tổng số điểm dành cho bậc 1, bậc 2 phải lớn hơn 5.

4. Nội dung kiểm tra:

4.1 Những nội dung và cấu trúc đề kiểm tra:

Nội dung kiểm tra cần bám sát nội dung dạy học.

- Nội dung 1: ……… - Nội dung 2: ... - Nội dung 3: ... - Nội dung 4: ... - Nội dung n: ...

4.2 Ma trận nội dung kiểm tra / bậc nhận thức theo tỉ lệ 4 – 5 – 1

Bậc nhận thức Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 ……….. ………. …………. ………. Nội dung 2 ……….. ………. …………. ………. Nội dung 3 ……….. ………. …………. ………. Nội dung 4 ……….. ………. …………. ………. …… ……….. ………. …………. ………. Nội dung n ……….. ………. …………. ………. Tổng 4 – 5 - 4 4 – 5 - 5 2 – 0 - 1 10

5. Viết câu hỏi:

Bậc 1: ….. mục tiêu x ….. câu x …… điểm = ……….. điểm. (Thường là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan)

Bậc 2: ……. mục tiêu x …… tình huống x ….. điểm = ….. điểm. (Thường là các bài tập tình huống mà câu trả lời dưới 50 từ) Bậc 3: ……. mục tiêu x …. tình huống x …… điểm = ….. điểm. (Thường là bài tập tình huống)

97

B. Tổ hợp câu hỏi thành đề theo tỷ lệ đã định.

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan

Phần 2: Bài tập tình huống (câu trả lời dưới 50 từ) Phần 3: Bài tập tình huống

C. Phân tích đề:

- Người ra đề làm bài với tư cách là học sinh:

o Bấm giờ (thời gian làm bài bằng 1/4 thời gian của đề là phù hợp).

o Phát hiện ra lỗi sai. D. In ấn, tổ chức thi:

E. Chấm, cho điểm, lời phê, ghi chép, trả bài cho học sinh, nhận xét rừng học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 pdf (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)