Biện pháp 2: Tổ chức lập kế hoạch dạy học theo hướng lấy chuẩn KT,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 pdf (Trang 84 - 89)

3.2.1.3 Tổ chức thực hiện

* Đối với cấp trường:

- Tổ chức cho CBQL và GV tích cực tham gia các lớp do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức.

- Mời chuyên gia triển khai về các nội dung liên quan đến chuẩn KT, KN; quy trình dạy học.

- Tổ chức đưa nội dung chuẩn KT, KN, quy trình dạy học vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên của GV.

* Đối với tổ chuyên môn:

- Chủ động tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chuyên môn như hội thảo chuyên đề, kế hoạch hội giảng, phân công GV giỏi giúp đỡ GV mới.

- Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị GV, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp theo hướng tăng cường trao đổi về chuyên môn, hạn chế tình trạng họp tổ chuyên môn, hạn chế tình trạng họp tổ chuyên môn hình thức, ...

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức lập kế hoạch dạy học theo hướng lấy chuẩn KT, KN làm cơ sở trọng tâm. KT, KN làm cơ sở trọng tâm.

3.2.2.1 Mục đích

Giúp GV có thể lập được kế hoạch dạy học, không lồng ghép vào kế hoạch chủ nhiệm, với các yêu cầu sau:

- Xác định mục tiêu dạy học môn học theo chuẩn KT, KN. - Lựa chọn nội dung dạy học theo chuẩn KT, KN.

75

- Xác định được nhu cầu về đồ dùng, thiết bị (của thầy và trò) cần cho môn học.

- Xây dựng được lịch trình chi tiết tiến hành thực hiện kế hoạch dạy học.

- Lập được kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh. - Lập được kế hoạch dạy học theo mẫu quy định.

3.2.2.2 Nội dung

Những thay đổi to lớn trong công nghệ và trong xã hội đang ảnh hưởng đến một bối cảnh giáo dục hoàn toàn khác. Mục tiêu tổng thể của giáo dục, những kĩ thuật về dạy học, những nhu cầu và mong muốn của chính người học cũng đã thay đổi. Phương thức một chiều đã trở thành phương hướng hai chiều.

Xác định một cách tin cậy những nhu cầu học tập của học sinh, từ cá nhân đến cả lớp. Lựa chọn và dùng các phương pháp phù hợp để đưa ra các yêu cầu chính xác và có giá trị.

Xác định danh mục các mục tiêu phù hợp, đo lường đánh giá được một cách rõ ràng, ngắn gọn. Mỗi mục tiêu nhỏ phải được cụ thể thành một việc làm tương ứng.

Sau khi xác định được mục tiêu, GV cần lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và mục tiêu đã đề ra. Việc lựa chọn nội dung dạy học là rất quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học. Ở bước này, GV phải tuyệt đối tuân thủ chuẩn KT, KN, tránh tình trạng “quá tải” hay “non tải”.

Có được nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh, GV cần lựa chọn hình thức dạy học, phương pháp tổ chức dạy học cho phù hợp.

Trong kế hoạch dạy học cũng cần thể hiện rõ kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

76

- Mời chuyên gia về trường tập huấn kĩ thuật lập kế hoạch dạy học theo chuẩn KT, KN vào tháng 8 hàng năm, bao gồm các nội dung:

+ Tổ chức tập huấn cho GV kỹ năng phân tích nhu cầu người học. + Tổ chức tập huấn cho GV về kĩ năng xác định mục tiêu môn học. + Tổ chức tập huấn cho GV về kĩ năng lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

+ Tổ chức tập huấn về kĩ năng xác định được nhu cầu về đồ dùng, thiết bị (của thầy và trò) cần cho môn học.

- Tổ chức tập huấn về kĩ năng cây dựng được lịch trình chi tiết tiến hành thực hiện kế hoạch dạy học.

- Tổ chức tập huấn về kĩ năng lập được kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh.

- Đưa nội dung rèn kĩ năng lập kế hoạch dạy học vào chương trình bồi dưỡng GV thường xuyên:

- Thống nhất các mẫu trong hồ sơ môn học để thực hiện trong năm học. + Mẫu phiếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh:

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỌC SINH (MỞ ĐẦU BÀI HỌC)

Họ và tên:………. Lớp: ………. Trường: ………

Ghi lại những gì em biết về... Sau đó viết ra những câu hỏi cho những điều em muốn biết về... Khi hoàn thành bài học, hãy ghi lại những gì em đã học được.

Những điều em Biết? Những điều em Hiểu được sau bài học? Những điều em thích nhất sau bài học? Những điều em sẽ tìm hiểu thêm sau bài học?

Em mong muốn gì ở thầy (cô) giáo sau bài học?

77

TRƢỜNG TIỂU HỌC ... KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: ...; LỚP: ...

Người lập kế hoạch: ... Mục tiêu của môn ..., lớp ..., năm học 20... – 20....:

Học xong môn này, học sinh có được:

- Kiến thức: ... - Kĩ năng: ... - Thái độ: ... - Mục tiêu khác: ... Nội dung chi tiết, mục tiêu tương ứng, hình thức tổ chức dạy học môn học (khổ A4, ngang)

STT Nội dung dạy học Mục tiêu dạy học Số tiết thực hiện Hình thức tổ chức dạy học Nhu cầu về đồ dùng thiết bị. Bậc 1 (nhớ) Bậc 2 (hiểu, vận dụng) Bậc 3 (phân tích, tổng hợp, đánh giá) 1 Bài 1: ... 2 Bài 2: ... 3 Bài 3: ... ... ...

Phân phối chương trình cụ thể:

STT Tiết Tên bài dạy

Ghi chú về giảm tải nội dung sách giáo

khoa

1 1

2 2

78 ... ...

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra thường xuyên. - Kiểm tra định kì.

STT Thời điểm kiểm tra Hình thức kiểm tra

Lực lƣợng

kiểm tra Ghi chú

1 Kiểm tra miệng

2 Kiểm tra định kì giữa kì 1 3 Kiểm tra định kì cuối kì 1 .... ...

Những điều chình, bổ sung kế hoạch:

... ... ...

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

(kí, ghi rõ họ tên)

PHẦN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

... ... ... ...

PHẦN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CỦA HIỆU TRƢỞNG

... ... ... ...

PHẦN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CẤP QL

... ... ...

79

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 pdf (Trang 84 - 89)