chuẩn KT, KN làm cơ sở.
Sau khi có kế hoạch dạy học, GV cần phải cụ thể kế hoạch bài học đó thành kế hoạch bài học (giáo án). Việc lập kế hoạch bài học đã được hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức bài bản, nghiêm túc. Tuy nhiên để tổ chức dạy học theo chuẩn KT, KN cần phải đổi mới việc lập kế hoạch bài học. Cụ thể:
3.2.3.1 Mục đích
Giúp GV có thể lập được kế hoạch bài học với các yêu cầu sau:
- Xác định mục tiêu bài học theo sát chuẩn KT, KN của chương trình, có xác định được mục tiêu rõ cho từng đối tượng học sinh cá biệt trong lớp.
- Chủ động lựa chọn nội dung dạy học trong bài phù hợp theo chuẩn KT, KN.
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung dạy học, học sinh và với từng hoạt động.
- Xác định được nhu cầu về đồ dùng, thiết bị (của thầy và trò) cần cho bài học.
- Lập tiến trình bài học theo hướng thiết kế các hoạt động. Trong mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động.
+ Mục tiêu của hoạt động (hướng tới mục tiêu của bài học.). + Dự kiến thời gian cho hoạt động.
+ Cách tổ chức hoạt động.
+ Hoạt động của thầy, hoạt động của trò. + Dự kiến những kết luận của GV (nếu có) + Nội dung đánh giá (nếu có).
- Triển khai hoạt động tiếp nối cho học sinh.
3.2.3.2 Nội dung.
- GV cần phải xác định rõ mục tiêu bài học cho phù hợp với chuẩn KT, KN, phù hợp với từng đối tượng học tinh và kế hoạch bài học.
80
- Lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp với mục tiêu đã định, phù hợp với đối tượng học sinh. Việc lựa chọn dạy học cần tuân thủ tuyệt đối chuẩn KT, KN, tránh tình trạng “quá tải” hay “non tải”.
- Lựa chọn sử dụng phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện cơ sở, vật chất và sở trường của GV.
- Dự kiến nhu cầu về đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp với thực tế nhà trường và nọi dung dạy học, cách thức, tổ chức dạy học.
- Thiết kế bài học dưới dạy các hoạt động với các yêu cầu nêu rõ: tên hoạt động; mục tiêu của hoạt động (hướng tới mục tiêu của bài học); dự kiến thời gian cho hoạt động; Cách tổ chức hoạt động; hoạt động của thầy, hoạt động của trò; dự kiến những kết luận của GV (nếu có); nội dung đánh giá (nếu có).
- Triển khai các hoạt động tiếp nối.
3.2.3.3 Cách thức thực hiện
- Tổ chức tập huấn GV về cách xác định và viết mục tiêu bài học. Việc xác định mục tiêu và viết mục tiêu là việc làm rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch bài học. Mục tiêu có vai trò định hướng toàn bộ hoạt động tiếp theo của việc lập kế hoạch bài học. Mục tiêu cần diễn đạt cụ thể, nhất là mục tiêu cho mỗi hoạt động, mỗi mục tiêu cần được diễn đạt bằng động từ, mạch lạc và có thể lượng hóa được. Việc xác định mục tiêu cần dựa vào kiểu bài cho phù hợp.
+ Mục tiêu bài dạy là tuyên bố về những gì học sinh phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau bài dạy. Mục tiêu dạy học cần được viết dưới góc độ người đọc để nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía các học sinh chứ không phải ở phía GV. “Mục tiêu thực hiện là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của học sinh vào cuối buổi dạy”.(Robert F. Mager, 1994)
+ “Mục đích” và “Yêu cầu” của bài dạy thông thường chúng ta hiểu:"Mục đích" là điều mà người GV mong muốn về kết quả khái quát của
81
bài dạy đối với học sinh. Còn“Yêu cầu” là điều mong muốn học sinh phải đạt được trong quá trình dạy cho tới khi kết thúc bài học một cách cụ thể, quan sát và đo lường đánh giá được. Viết đúng được“Mục đích” và “Yêu cầu” bài dạy thật không dễ dàng chút nào. Hiện nay phần lớn các giáo án chuyển sang viết mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng, thái độ đó là cái mà học viên phải đạt được sau khi kết thúc bài học.
+ Cách viết mục tiêu cho từng dạy bài:
Cách viết mục tiêu bài dạy lý thuyết.
Để viết được mục tiêu bài dạy lý thuyết chúng ta cần nắm vững những mức độ khác nhau của việc nắm vững kiến thức. Một phân loại mục tiêu giáo dục phổ biến được nhiều người sử dụng là 6 mức độ về kiến thức do B. J. Bloom(Cognitive – Knowledge) đề xuất như sau:
Trình độ Định nghĩa Sự thực hiện để đánh giá
1. Biết
- Nhận lại được sự kiện.
- Nhận biết được sự vật.
Ví dụ: Có thể nhắc lại được cách tính diện tích hình vuông.
Sự thực hiện: Nhắc lại, định nghĩa ghi chép lại, liệt kê, nhớ lại, gọi tên,...
2. Thông hiểu
Trình bày được nội dung các sự kiện, tính chất đặc trưng của sự vật.
Ví dụ: Cho cạnh hình vuông có thể tính được diện tích.
Sự thực hiện: Mô tả, giải thích, diễn đạt, báo cáo, sắp xếp, tính toán...
3. Vận dụng - Vận dụng một kiến thức để hiểu một kiến thức khác phức tạp hơn. - Vận dụng trường hợp chung vào trường hợp riêng.
Ví dụ: Vận dụng cách tính diện tích hình vuông đề tính số gạch cần dung đề lát sân.
Sự thực hiện: Thể hiện, ứng dụng, trình diễn, minh hoạ, bố trí...
82
Trình độ Định nghĩa Sự thực hiện để đánh giá
4. Phân tích
Vận dụng các nguyên lý để tìm hiểu, nhận thức các sự kiện, sự việc, trường hợp riêng.
Ví dụ: Vận dụng kiến thức về địa hình để giải thích thời tiết.
Sự thực hiện: Phân tích, phân hoá, phân loại, đánh giá, so sánh, tính toán...
5. Tổng hợp
Vận dụng các nguyên lý vào các trường hợp riêng lẻ để trình bày 1 kết luận chung hoặc 1 giải pháp mới.
Ví dụ: Tổng hợp các số liệu để viết một báo cáo hoặc thiết kế một sơ đồ...
Sự thực hiện: Soạn thảo, tổng kết, lập kế hoạch, thiết kế, bố trí, thiết lập...
6. Đánh giá
Vận dụng các nguyên lý để phân tích, tìm hiểu và so sánh một giải pháp( kết cấu, quy trình...) với các giải pháp khác đã biết.
Ví dụ:
Sự thực hiện: Đánh giá, xếp hạng, so sánh, chọn lựa, định giá, cho điểm. Mục tiêu bài dạy lý thuyết phải viết dưới góc độ người học và bắt đầu bằng một động từ hành động tương ứng với các cấp độ nắm vững kiến thức và có bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ đó.
Cách viết mục tiêu cho bài dạy thực hành:
Để viết được mục tiêu bài dạy thực hành chúng ta cần nắm vững những mức độ khác nhau của việc hình thành kĩ năng. Theo Harrow có 5 mức độ hình thành kĩ năng (Psychomotor):
Trình độ Định nghĩa Sự thực hiện để đánh giá 1. Bắt chƣớc Quan sát và làm rập khuôn được. Làm theo được. Ví dụ: Học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình vuông
83
để tính diện tích 1 hình có dạng hình vuông (làm theo mẫu).
2. Làm đƣợc
Biết cách làm và tự làm được.
Hoàn thành được công việc nhưng với sai sót nhỏ, chuẩn thấp.
Ví dụ: Lái được xe những chưa thành thạo, còn cần thầy ngồi kèm.
3. Chính xác
Thực hiện một cách chính xác
Hoàn thành được công việc không có sai sót, đạt chuẩn quy định.
Ví dụ: Lái được xe đi một mình.
4. Phối hợp
Thực hiện một cách chính xác công việc và có phần sáng tạo.
Hoàn thành được công việc đạt chuẩn Ví dụ: Máy một cái áo đạt chuẩn chất lượng qui định và vượt năng suất do hợp lý hoá thao tác.
5. Thuần thục
Thực hiện công việc chính xác với tốc độ cao, thuần thục.
Hoàn thành công việc một cách thuần thục đạt vượt chuẩn.
Ví dụ: Phanh ô tô kịp thời khi gặp chướng ngại đột xuất.
Một mục tiêu bài daỵ thực hành cũng gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Mục tiêu kỹ năng thường bao gồm đầy đủ 3 cấu phần là: “Điều kiện”, “Sự thực hiện”, “Tiêu chuẩn đánh giá”.
Các mức độ về thái độ(Attitudes):
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện để đánh giá
1. Tiếp nhận
Lắng nghe. Ví dụ: Lắng nghe về an toàn điện.
84
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện để đánh giá
ứng để hiểu rõ; chấp hành. điện. 3. Đánh giá thừa nhận Lắng nghe và có phản ứng với quan điểm của mình.
Ví dụ: Lắng nghe giảng về an toàn
điện và thừa nhận bảo vệ an toàn lao động là cần thiết.
4. Tổ chức thực hiện
Đưa ra các quan điểm về chính mình.
Ví dụ: Công nhận các tình huống về
an toàn điện và cam kết thực hiện.
5. Đặc trưng hoá
Thực hiện tốt các đặc trưng thực tế với hoàn cảnh của chính mình một cách tự giác.
Ví dụ: Thường xuyên có ý thức thực
hiện trong điều kiện thực tế một cách đúng đắn.
- Tổ chức tập huấn GV về cách lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu đã xác định.
Hiện nay, việc lựa chọn nội dung dạy học của GV còn mang tính bị động, phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT phát hành. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế cho vùng miền cụ thể có thể sẽ gây ra tình trạng quá tải. Vì vậy, cần phải nắm chắc mục tiêu bài học, đối tượng học sinh và chuẩn kiến thức kĩ năng để lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp.
-Tổ chức tập huấn GV về kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
- Tổ chức tập huấn GV về kĩ năng xác định nhu cầu đồ dùng, thiết bị. - Tổ chức tập huấn GV về kĩ năng thiết các hoạt động cho học sinh. Trình bày rõ cách thức triển khai các HĐDH cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: tên hoạt động; mục tiêu của hoạt động (hướng tới mục tiêu của bài học); dự kiến thời gian cho hoạt động; Cách tổ chức hoạt động; hoạt động của thầy, hoạt động của trò; dự kiến những kết luận của GV (nếu có); nội dung đánh giá (nếu có).
85
- Tổ chức tập huấn GV về kĩ năng trình bài kế hoạch bài học.
Việc trình bày kế hoạch bài học cần tuân thủ theo mẫu nhất định. Cụ thể như sau:
MẪU TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ … ngày … tháng … năm 20… (ghi ngày giảng)
TÊN MÔN: Tên bài dạy:
Ngày lập kế hoạch: …../…./…..
Ngày triển khai kế hoạch bài học: …../…./…..
1. Mục tiêu/Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, học sinh có thể:
- Về kiến thức: ………
- Về kĩ năng: ………
- Về thái độ: ………
- Mục tiêu khác: ………
2. Hình thức tổ chức dạy học:
3. Phương tiện, đồ dùng dạy học có thể dùng trong tiết học: 4. Dự kiến các phương pháp dạy học chủ yếu:
5. Các hoạt động trên lớp chủ yếu:
Dự kiến thời gian
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Tên hoạt động A.Mục tiêu: ... B.Phương pháp: ... C.Đồ dùng dạy học: .. Hoạt động nhóm (đôi, 3, 4, 5 hoặc cả lớp) + Giao việc: ... + Thảo luận: + Trình bày: + Lớp góp ý, nhận xét, bổ sung. + GV kết luận: ... Hoạt động 2: A.Mục tiêu: ... Hoạt động nhóm (đôi, 3, 4, 5 hoặc cả lớp)
86 Dự kiến thời gian Các hoạt động Hoạt động cụ thể B.Phương pháp: ... C.Đồ dùng dạy học: .. + Giao việc: ... + Thảo luận: + Trình bày: + Lớp góp ý, nhận xét, bổ sung. + GV kết luận: ... 6. Hoạt động tiếp nối.
Thiết kế này ngoài việc xác định mục tiêu chung, phương tiện, đồ dùng dạy học GV cần chỉ ra rõ mục tiêu riêng cho từng hoạt động (hướng tới mục tiêu chung), chuẩn bị ĐDDH riêng cho từng hoạt động. Phần hoạt động cụ thể phải thể hiện được: HS hoạt động nhóm mấy (2,3,4,5 hay cả lớp); GV giao việc gì cho HS ?; các nhóm HS làm gì, làm như thế nào để chiếm lĩnh
kiến thức mới, những công việc của GV và HS đều hướng đến mục tiêu đề ra của hoạt động đó. Sau khi các nhóm thảo luận xong, trưng bày kết quả và báo cáo trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV chỉ làm trọng tài nếu các nhóm chưa thống nhất ý kiến, sau đó kết luận và liên hệ. Mỗi tiết có 3-4 hoạt động. Tiết học đạt được mục tiêu của từng hoạt động coi như tiết học đó thành công.
Có thể đổi mục tiêu hoạt động thành yêu cầu cần đạt (theo chuẩn kiến thức kỹ năng) của hoạt động đó, đồng thời có yêu cầu dành riêng cho HS khá giỏi. Đồ dùng - thiết bị dạy học là phương tiện, là công cụ để đổi mới phương pháp dạy học. Nó không chỉ là đồ dùng trực quan mà là bộ phận cấu thành của quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS được hoạt động thông qua quan sát, nhận xét mẫu, thực hành, phát hiện vấn đề, tự giải quyết nhiệm vụ của bài để chiếm lĩnh kiến thức mới, làm cho quá trình nhận thức diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả.
87
Sau khi lập xong kế hoạch bài học, GV cần hoàn thành các hồ sơ môn học gồm các loại:
1. Kế hoạch dạy học của GV. 2. Kế hoạch bài học (giáo án). 3. Lịch báo giảng.
4. Sổ theo dõi, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
5. Sổ bồi dưỡng chuyên môn về dạy học theo chuẩn KT, KN. 6. Sổ ghi chép ý kiến phản hồi của học sinh.
7. Sổ ghi chép, rút kinh nghiệm của GV trong quá trình dạy học. - Sau khi GV lập kế hoạch bài học, hiệu trưởng cần tổ chức phê duyệt kế hoạch hàng tuần.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kế hoạch bài học của GV. - Tổ chức thi hồ sơ dạy học vào các dịp lễ lớn.