Phát huy thế mạnh của các lực lượng phối hợp trong công tác

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa Phòng Văn hóa và Thông tin với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.2.4.Phát huy thế mạnh của các lực lượng phối hợp trong công tác

3.2. Các biện pháp tổ chức phối hợp

3.2.4.Phát huy thế mạnh của các lực lượng phối hợp trong công tác

chính trị của mình.

- Huyện ủy phải thường xuyên chỉ đạo, đánh giá, kiểm tra.

3.2.4. Phát huy thế mạnh của các lực lượng phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới truyền, vận động xây dựng nông thôn mới

a. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của phòng VH&TT, phòng GD - ĐT và các trường THPT, THCS trong huyện trong công tác tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới.

b. Nội dung và cách thức tiến hành.

Để đạt được mục tiêu cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Sau khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các bên tham gia phối hợp chủ động tự đánh giá, xác định rõ tiềm năng, thế mạnh của mình trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động.

- Phòng VH&TT huyện chủ trì hội nghị giữa các bên phối hợp nhằm trao đổi, xác định lại tiềm năng, thế mạnh của các bên phối hợp. Trên cơ sở đó thống nhất phân công nhiệm vụ cho từng bên phối hợp trong tổ chức thực hiện.

- Các bên phối hợp dựa trên các nhiệm vụ được giao sẽ dự kiến các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các bộ phận, cá nhân cụ thể dựa trên nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình hành động cụ thể: xác định rõ mục đích cần đạt được, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức phù hợp, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

- Các bên phối hợp chủ động xây dựng cơ chế phối hợp gồm các bộ phận, cá nhân để đảm bảo sự thống nhất về hành động khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các bộ phận, cá nhân khi thực hiện chương trình hành động của mình.

- Các bên phối hợp chủ động liên hệ với các tổ chức chính trị cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng cơ chế biểu dương, khen thưởng và kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân. Chú trọng phương pháp khích lệ, động viên.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần có các điều kiện sau:

- Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện phải thống nhất quan điểm coi việc phối hợp là nhiệm vụ chính trị của các bên tham gia phối hợp, xây dựng chế tác đối với các bên tham gia phối hợp cũng như đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.

- Các bên tham gia phối hợp phải có tinh thần chủ động, ý thức trách nhiệm cao, có năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới phải được giải quyết bằng phương pháp thương lượng, phải lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa Phòng Văn hóa và Thông tin với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)