Khái niệm tuyên truyền,vận động

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa Phòng Văn hóa và Thông tin với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.2.7.Khái niệm tuyên truyền,vận động

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.7.Khái niệm tuyên truyền,vận động

Trong các từ điển tiếng Việt và một số tài liệu chuyên ngành có đề cập đến hai khái niệm trên. Khái quát những cách hiểu về tuyên truyền, vận động có thể đi đến định nghĩa như sau:

- Khái niệm tuyên truyền:

Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng có lợi cho một phong trào hay tập đoàn, thường lồng sau mục tiêu chính trị. Thông tin tuyên truyền có thể không thực, hoặc có thể có thực nhưng được thổi phồng để làm nổi bật mục đích và đồng thời có thể cố tình che giấu một số dữ kiện liên hệ nhưng phản tác dụng khác (tức là nói láo bằng cách giấu một phần của điều có thực).

Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng. Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền. Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất khả năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khái niệm vận động: Vận động là quá trình sử dụng những nội dung,

hình thức, công cụ tác động nhằm nảy sinh nhu cầu và hành vi tham gia của quần chúng về một phong trào, chương trình nào đó.

Tuyên truyền và vận động là hai việc, hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau. Tuyên truyền tạo cơ sở cho vận động. Vận động dựa trên kết quả tuyên truyền và bổ sung cho tuyên truyền.

- Đối tượng tuyên truyền, vận động: Đó là từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng nhóm xã hội.

- Hình thức tuyên truyền, vận động:

+ Thông qua đài truyền hình Trung ương và địa phương + Thông qua đài phát thanh các cấp, kể cả ở thôn bản. + Thông qua báo chí, phim, ảnh, áp phích.

+ Thông qua các hoạt động văn nghệ.

+ Thông qua các buổi phổ biến, hội họp, trò chuyện. + Thông qua các cuộc mít tinh, cổ động.

- Phương pháp tuyên truyền, vận động:

+ Bằng điển hình tiên tiến

+ Thông qua tuyên truyền, vận động miệng + Cầm tay chỉ việc

+ Thông qua dư luận xã hội

Xây dựng nông thôn mới là quá trình tổ chức, chỉ đạo của cả hệ thống

chính trị ở các cấp nhằm tập hợp các nguồn lực để thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới đã được quy định, trong đó người nông dân giữa vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng và hưởng thụ thành quả đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phối hợp giữa Phòng Văn hóa và Thông tin với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)