Thực trạng hệ thống các trung tâm trách nhiệm tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tp HCM (Trang 38 - 39)

Các doanh nghiệp sản xuất thường có thể tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm theo 4 cấp:

- Cấp thứ 1: Là cấp cao nhất gồm Hội đồng quản trị. Đây là trung tâm đầu tư.

- Cấp thứ 2: Gồm phòng Phân tích kinh doanh, Kế hoạch kinh doanh và các chi nhánh tiêu thụ. Đây được xem là trung tâm doanh thu.

- Cấp thứ 3: Là trung tâm lợi nhuận thuộc Ban giám đốc của doanh nghiệp.

- Cấp thứ 4: Gồm phân xưởng sản xuất và các khối phòng ban chức năng. Đây được xem là các trung tâm chi phí.

- Một là bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh nhằm xác định việc tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ và có rủi ro lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác.

- Hai là bộ phận theo khu vực địa lý nhằm xác định riêng biệt tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể, có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác.

Trong đó, có nhiều doanh nghiệp chỉ có báo cáo 1 trong 2 mảng cũng có những doanh nghiệp lại báo cáo cả 2 mảng.

Để làm rõ hơn về hiệu quả của một hệ thống kế toán trách nhiệm trong số những doanh nghiệp đã khảo sát, nhóm xin đưa ra một doanh nghiệp làm ví dụ cụ thể.

Sau đây nhóm sẽ phân tích hệ thống kế toán trách nhiệm của công ty cổ phần sữa Vinamilk là công ty có xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và nhìn nhận được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tp HCM (Trang 38 - 39)