Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và công tác lập kế hoạch của trung tâm doanh thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tp HCM (Trang 52 - 61)

c tế Kế hoạh Chênh lệh Thành

2.3.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và công tác lập kế hoạch của trung tâm doanh thu

bị đánh giá tiêu cực trong khả năng lập dự toán doanh thu. Ví dụ đối với công ty CP Thiên Long, các chỉ tiêu kế hoạch không được thể hiện do đó, khó có thể đánh giá được khả năng lập kế hoạch, dự trù kinh phí hoạt động của trung tâm dù doanh thu hằng năm tăng đều đặn. Mặt khác, đối với công ty Điện tử Tân Bình, việc lập ra kế hoạch khá cao so với khả năng thực hiện được khiến cho Ban quản trị doanh nghiệp không có cái nhìn thực tế để điều tiết đúng, đủ các hoạt động của mình trong tương lai.

2.3.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và công tác lập kế hoạch của trungtâm doanh thu tâm doanh thu

 Hàng tồn kho

- Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của DN, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho DN. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với NĐT, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do DN sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì DN có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán.

- Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trung bình. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.Tùy thuộc vào tính

chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

- Như vậy, hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc lập kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp, do vậy cần xem xét những chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp khi lập kế hoạch doanh thu và tránh đánh mất những doanh thu tiềm năng trong tương lai.

 Chiết khấu thương mại

- Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Chiết khấu thương mại là một trong những chính sách kinh doanh của doanh nghiệp giúp thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp quá nới lỏng chính sách thương mại sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và khả năng thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. Mặc khác, nếu doanh nghiệp quá thắt chặt chiết khấu thương mại, khách hàng sẽ ttm đến những nhà cung cấp có chính sách hấp dẫn hơn.

 Lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp

- Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế…. Do đó, khi lập kế hoạch cho doanh thu của doanh nghiệp cần đánh giá dòng tiền trong

khoản mục tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm trước, đồng thời kết hợp với tình hình kinh tế để đưa ra những kế hoạch phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

 Giá bán sản phẩm

- Trung tâm doanh thu khi định giá bán sản phẩm phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. Việc lập được kế hoạch giá bán của sản phẩm đ đi hỏi trung tâm doanh thu cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường cũng như đánh giá đúng thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành nghề hoạt động của ḿnh.

 Như vậy, để lập được kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp, trung tâm doanh thu cần xem xét đến các yếu tố trên đồng thời kết hợp với tình hình kinh tế để đưa ra những kế hoạch, chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước và phù hợp với doanh nghiệp

2.3.3. Trung tâm lợi nhuận

Để đánh giá kết quả của một trung tâm lợi nhuận, trước tiên ta sẽ thực hiện đánh giá theo chỉ tiêu cơ bản:

- Mức lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch được giao (số tuyệt đối và số tương đối). Để thấy rõ được chỉ tiêu này, ta phân tích một trong số những doanh nghiệp có lợi nhuận cao, vừa và thấp trong năm 2011:

o Doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao:

Trong số nhiều doanh nghiệp sản xuất ở thành phố Hồ chí Minh có lợi nhuận rất cao, vượt mức 100 tỷ phải kể đến Công ty cổ phần sữa Vinamilk và công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô

Mức lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch được giao của công ty Vinamilk như sau:

Tỷ đồng Thực hiện 2011 KH năm 2011

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 4.979 4.300

Lợi nhuận sau thuế (LNST) 4.218 3.586

o Mức tăng lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với kế hoạch = 4.979 – 4.300 = 679 (tỷ đồng)

o Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2011 = x 100% =116%

Ta thấy rõ mức lợi nhuận thực hiện cao hơn so với kế hoạch được giao là 679 tỷ đồng tương ứng với 116%.

Mặc dù đều là những công ty có lợi nhuận cao nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được kế hoạch đã đề ra. Chẳng hạn như Công ty Cổ phần bánh kẹo Kinh Đô

Tỷ đồng Kế hoạch năm 2011 Thực tế năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận trước thuế 550 349

Mức giảm lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với kế hoạch là 201 tỷ đồng và tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 63%, chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch đã đề ra.

Một trong số những doanh nghiệp có mức lợi nhuận vừa, nằm trong khoảng từ 50 – 100 tỷ đồng là công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang:

Tỷ đồng Kế hoạch

2011 Thực tế 2011

Mức tăng lợi nhuận

Tỷ lệ thực hiện lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế 55,500 57,323 1,823 103%

Trong năm 2011 vừa qua thì công ty này đã hoạt động tương đối hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra như kế hoạch.

Các doanh nghiệp có mức lợi nhuận dưới 50 tỷ thì có rất nhiều. Chẳng hạn như công ty gỗ Đức Thành: Tỷ đồng Kế hoạch 2011 Thực tế 2011 Mức tăng lợi nhuận tỷ lệ thực hiện lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế 43,615 49,290 5,675 113%

Công ty này cũng có mức tăng lợi nhuận tương đối khá, tăng lên 13% so với kế hoạch. Chứng tỏ rằng cấp quản trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp làm việc có hiệu quả.

Cũng cùng là công ty sản xuất gỗ như công ty gỗ Đức Thành, nhưng tình hình kinh doanh công ty cổ phần Savimex lại không hiệu quả bằng.

Tỷ đồng Kế hoạch năm 2011 Thực tế năm 2011 Mức tăng lợi nhuận Tỷ lệ thực hiện lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế 17300 8096 (9204) 47%

Cụ thể là tỷ lệ lợi nhuận thực tế kém hơn kế hoạch rất nhiều và tỉ lệ thực hiện chỉ chiếm 47%, còn chưa đạt tới mức 50%. Kết quả như trên là rất thấp.

Trong số các doanh nghiệp, cũng có những doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu kế hoạch, cũng có doanh nghiệp không. Điều đó cũng do hệ thống kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp là khác nhau và đặc biệt là phân cấp, công việc và chế tài về trách nhiệm cho từng bộ phận, phòng ban, từng người cũng khác nhau. Để rõ hơn nhưng chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện tốt hay không tốt kế hoạch ta sẽ căn cứ vào kết quả thống kê từ số liệu khảo sát.

2.3.4. Trung tâm đầu tư

Để đánh giá trung tâm đầu tư, các nhà quản trị thường dùng các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và trả lãi/giá trị tài sản bình quân

- Tỷ lệ lợi nhuận/Vốn sử dụng bình quân (ROI) - Lãi thặng dư (RI)

- Giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp - Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông

- Tỷ số giá thị trường/mệnh giá cổ phiếu thường

Để thấy được hiệu quả đầu tư có mối liên hệ với doanh thu hay không, ta đi vào phân tích các chỉ tiêu này đối với 3 doanh nghiệp tiêu biểu cho 3 mức doanh thu lớn trên 10.000 tỷ, nhỏ dưới 100 tỷ và vừa khoảng 100-10.000 tỷ trong năm 2011.

Chỉ tiêu Công ty cổ phần sữa Vinamilk Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An Công ty cổ phần kỹ nghệ Đô Thành Lợi nhuận 4,978,992 28,572 (603) Doanh thu 21,627,429 4,442,782 98,967

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và trả lãi/ giá trị tài sản bình

quân

ROI 24.36% 3.96% -0.26%

Tỷ lệ lãi trên doanh thu 23.02% 0.64% -0.61%

Hệ số quay vòng vốn sử dụng 1.06 6.15 0.43

RI 1,212,738 1,131 -

Tỷ suất thu nhập của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vốn cổ đông 93% 13% 0

Tỷ số giá thị trường/mệnh

giá cổ phiếu thường 1230% 384% 62%

Nhìn vào bảng trên ta cũng đã dễ dàng thấy được trung tâm đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như thế nào, và rõ ràng, mức hiệu quả này cũng có liên quan đến doanh thu và lợi nhuận. Đương nhiên một doanh nghiệp có mức doanh thu, lợi nhuận cao như Vinamilk thì sử dụng đồng vốn đầu tư giữa các trung tâm với nhau rất hiệu quả, khả năng sinh lời của của vốn sử dụng bình quân (ROI) rất cao, đạt 23,02% gấp 6 lần so với khả năng sinh lời của công ty dầu thực vật Tường An, còn công ty kỹ nghệ Đô Thành thì vốn sử dụng không hiệu quả nên dẫn tới lợi nhuận âm. Và công ty sữa Vinamilk có khả năng sinh lợi rất cao từ doanh thu, đạt 23,02% trong khi Tường An thì chỉ có vỏn vẹn 0,64%. Ngược lại thì hệ số vòng quay vốn sử dụng của Tường An lại cao hơn Vinamilk, cứ 1 đồng vốn sử dụng lại tạo ra được 6 đồng doanh thu trong khi Vinamilk chỉ tạo ra được 1 đồng doanh thu.

Lãi thặng dư (RI) của Vinamilk rất cao, đạt 1.212.738 triệu đồng. RI là phần lãi kinh doanh bộ phận vượt trội chỉ tiêu lãi bộ phận, điều này đánh giá được hiệu quả đầu tư của trung tâm đầu tư của Vinamilk là rất cao. Nhưng cần có sự so sánh giữa các trung tâm đầu tư trong toàn doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả cho từng trung tâm và sẽ ngày càng khuyến khích các nhà quản lý bộ phận chấp nhận bất kì cơ hội kinh doanh nào được dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn cao hơn mức ROI bình quân trong doanh nghiệp. Với công ty dầu thực vật Tường An cũng có RI tương đối tốt đối với toàn doanh nghiệp là 1.131

triệu đồng. Để đánh giá được hiệu quả của từng bộ phận thì các nhà quản lý trung tâm đầu tư sẽ so sánh chỉ tiêu này giữa trung tâm của mình với mức bình quân của cả công ty để đưa ra quyết định. Riêng đối với công ty Kỹ nghệ Đô Thành thì cần phải có trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận hiệu quả hơn thì mới xây dựng được trung tâm đầu tư vững mạnh.

Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông thể hiện mức độ thực hiện mục tiêu tạo ra thu nhập cho cổ đông, mặt khác minh chứng cho các quyết định đầu tư của trung tâm đầu tư là đúng đắn. Ta thấy tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông ở 2 công ty Vinamilk và Tường An đều lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng bình quân, chứng tỏ 2 doanh nghiệp này đã sử dụng thành công vốn vay để tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu, còn công ty Kỹ nghệ Đô Thành thì không.

2.4. Nguyên nhân

Tiếp nối năm 2010, năm 2011 là năm thứ tư liên tiếp nền kinh tế trong nước đang bị ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường trong nước sức mua giảm sút bởi lạm phát ở mức cao, tiền đồng mất giá so với đồng USD. Giá vàng lên xuống không ổn định, lãi suất vay ngân hàng cao. Các vấn đề cúp điện, thiếu điện trong những tháng đầu năm, chi phí sản xuất tăng do nhiều nguyên nhân như giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng dẫn đến giá vốn tăng, chi phí cho người lao động tăng do chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu của Nhà nước, chi phí vận tải tăng mạnh ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán ảm đạm gần như suốt cả năm. Những khó khăn đó đã tác động trực tiếp đến tình sản xuất kinh doanh của phần đông các doanh nghiệp, có thể nói không doanh nghiệp nào có thể tránh được sự ảnh hưởng này. Chính vì vậy, trong năm qua chi phí của hầu hết các doanh nghiệp đều gặp biến động rõ rệt. Chủ yếu là việc tăng chi phí đầu vào.

Cụ thể, tình hình chi phí trong năm qua tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk. Năm 2011 giá nguyên vật liệu đầu vào nội địa lẫn nhập khẩu của Vinamilk tăng cao. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng không chỉ do giá thế giới tăng mà còn do tỷ giá

USD/VND tăng 8,47% so với bình quân năm 2010. Giá nguyên vật liệu nội địa như giá đường cũng tăng mạnh, trong đó riêng giá đường bình quân tăng trên 20%. Để bù đắp lại phần nào mức tăng của nguyên vật liệu đầu vào, Công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí ở mức cao nhất có thể. Tỷ trọng các chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao trong tổng chi phí sản xuất năm 2011 là 5,6% so với mức 6,1% năm 2010. Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần của Vinamilk cũng giảm xuống chỉ còn 8,4% và 2,1% năm 2011, từ mức 9,1% và 2,5 % trong năm 2010. Nhìn chung tổng chi phí năm 2010 so với năm 2011 tăng khoảng 5300 tỷ đồng, tỷ lệ gần 40%.

Sự biến động chi phí xảy ra do nhiều yếu tố, có cả chủ quan và khách quan. Tùy tình hình sản xuất các doanh nghiệp mà biến động xảy ra do các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng hay do chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các nhà quản trị xác định đúng nguyên nhân và chỉ định đúng yếu tố nào đã gây ra biến động, thì sẽ có biện pháp đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh, hoặc phát huy các biến động đó theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Đối mặt với những nguy cơ và thách thức về việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tp HCM (Trang 52 - 61)