Trung tâm đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tp HCM (Trang 47 - 52)

c tế Kế hoạh Chênh lệh Thành

2.2.4. Trung tâm đầu tư

Theo cơ cấu tổ chức của Vinamilk trung tâm đầu tư thuộc cấp quản lý cao nhất là hội đồng quản trị mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tại Vinamilk, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị nên Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm cáo nhất trước Đại hội cổ đông về các quyết định đầu tư của mình, Tổng giám đốc căn cứ vào các số liệu báo cáo từ phòng đầu tư để phê duyệt các dự án đầu tư. Sau đây là báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Vinamilk.

Bảng 2.13: Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ty cổ phần sữa Việt Nam

Nội dung Thực tế Kế hoạch Chênh lệch

Thành tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần

2. Lợi nhuận 3. Tổng tài sản

4. Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu 5. Tỷ lệ doanh thu/Tổng tài sản

(Nguồn: Phòng kế hoạch Vinamilk)

Tại Vinamilk chưa sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi thặng dư (RI) để đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư. Và cũng chưa thiết lập được các báo cáo để đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư.

2.3. Đánh giá

2.3.1. Trung tâm chi phí

Để làm rõ vấn đề ta có thể tham khảo ví dụ sau, số liệu tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Bảng trích so sánh các chỉ tiêu trong 2 năm 2010 và 2011.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh

(Tỷ đồng) trọng/DT (%) (Tỷ đồng) trọng/DT (%) đồng)(Tỷ cùngkỳ Doanh thu 16.081 100,00 22.071 100,00 5.990 37,24

Giá vốn hàng bán 10.579 65,79 15.039 68,14 4.460 42,16

Bảng trích trên cho ta thấy phần chi phí giá vốn hàng bán tăng từ 10.579 tỷ đồng năm 2010 lên 15.039 tỷ đồng năm 2011 tăng 5.989.091 đồng, tỷ lệ tăng so với cùng kỳ 37.24%. Về mặt giá trị thì doanh thu lớn hơn giá vốn hàng bán, tuy nhiên về mặt tỷ lệ qua 2 năm từ 2010 đến 2011 tốc độ tăng của giá vốn hay chi phí sản xuất sản phẩm tăng nhanh hơn so với doanh thu. Xét về tỷ trọng thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, năm 2010 chiếm 65.79%, năm 2011 chiếm 68.14%, chi phí sản xuất sản phẩm đã tăng với tỷ lệ 2.35%.

Từ đó, các nhà quản trị nhìn ra được sự biến động của cơ cấu sản phẩm sản xuất năm 2011 khác với năm 2010. Đánh giá được hiệu quả hoạt động của bộ phận sản xuất thông qua báo cáo tình hình chi phí sản xuất sản phẩm của trung tâm chí phí phân xưởng sản xuất giảm hiệu quả dẫn đến chi phí sản xuất sản phẩm tăng lên theo đó. Từ số liệu tổng hợp trên báo cáo của trung tâm chi phí, các nhà quản trị đi phân tích nguyên nhân của sự biến động này và tìm ra đối sách thích hợp để vừa cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh và phù hợp tình hình của Công ty hiện tại.

Tuy nhiên, cũng liên quan đến một số nguyên nhân khách quan làm cho tình hình chi phí sản xuất tăng lên. Năm 2011 thị trường biến động nhiều so với 2010, ảnh hưởng chung của nền kinh tế lên chi phí sản xuất là không thể tránh khỏi.

Hầu hết tất cả các Công ty đều đề ra kế hoạch chỉ tiêu cho mình để phấn đấu, để lấy đó làm căn cứ so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch hay đi sát với kế hoạch hay không. Từ đó đánh giá được trách nhiệm của từng bộ phận.

2.3.2. Trung tâm doanh thu

Đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng, năm 2010 và năm 2011 là những năm có nhiều biến động về mặt kinh tế do đó ảnh hưởng ít

nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Và nguyên nhân chính của việc biến động doanh thu là chi phí đầu vào sản xuất tăng cao nhưng thị trường đầu ra lại bảo hòa. Chính vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và đặt ra mức doanh thu hợp lí cho doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn trên là vấn đề các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Do đó việc lập kế hoạch doanh thu, cũng như bám sát kế hoạch, đánh giá và tìm ra những nguyên nhân gây ra biến động doanh thu là một công tác không thể thiếu. Đối với trung tâm doanh thu trong một doanh nghiệp, những bộ phận như Ban giám đốc, Giám đốc kinh doanh, các Phòng ban chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm sẽ thuộc trung tâm trách nhiệm này. Tuy nhiên, tùy theo từng quy mô của doanh nghiệp mà trung tâm doanh thu có cơ cấu tổ chức lớn nhỏ khác nhau. Trên cơ sở khác nhau về quy mô và cách thức hoạt động đó, phương pháp đánh giá trách nhiệm của từng doanh nghiệp có nhiều điểm riêng so với nhau và so với cơ sở lý thuyết. Sau đây, chúng tôi xin phân tích một số doanh nghiệp để làm rõ sự khác nhau đó.

- Đối với công ty cổ phần sữa Việt Nam với sự hỗ trợ của phần mềm Oracle, tại Vinamilk, doanh thu thực thế phát sinh được tổng kết theo kênh bán hàng xuất khẩu hay nội địa, theo khu vực phân phối sản phẩm, hoặc theo từng sản phẩm cụ thể.

Hiện tại doanh số bán hàng trong nước của Vinamilk được quản lí theo bốn chi nhánh, phụ trách của mỗi chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh. Đối với doanh thu xuất bán ngoài nước được điều hành bởi Giám đốc Chuỗi cung ứng.

Để thấy được tình hình doanh thu của công ty trong những năm vừa qua, chúng tôi xin đưa ra bảng sau:

(Nguồn từ báo cáo thường niên 2011 của Vinamilk)

Qua bảng báo cáo trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Vinamilk rất tốt, doanh thu hằng năm tăng nhanh, doanh thu năm 2011 tăng 37% so với năm 2010. Mặc dù chỉ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu năm 2011 là 23% giảm 3% so với năm 2010 do tình hình sữa trong nước có nhiều biến động nên doanh nghiệp đã có những chính sách phù hợp với nền kinh tế hiện tại nhưng doanh số đã vượt qua con số trên 21.000 tỷ đồng (tương đương gần 1tỷ USD), dự tính mức nộp ngân sách sẽ trên 2.000 tỷ đồng.

Bên cạnh tình hình doanh thu qua các năm, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đề ra cũng là một nhân tố đánh giá công tác của trung tâm doanh thu. Cụ thể, năm 2011 Vinamilk đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu doanh thu được đề ra và được thể hiện như sau:

Tỷ đồng Thực hiện 2011 KH năm 2011 TH/ KH (%) 2010 2011 / 2010 Tổng doanh thu 22.071 20.560 7,3% 16.081 37,2 % Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 4.979 4.300 15,8

%

4.251 17,1% % Lợi nhuận sau thuế (LNST) 4.218 3.586 17,6

%

3.616 16,6% %

Kết quả kinh doanh cho thấy Vinamilk tiếp tục phát triển mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Doanh thu tăng cao 37,2%, lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn doanh thu nhưng vẫn đạt mức tăng 16,6%. Khi loại trừ ảnh hưởng của khoản lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản năm 2010 thì lợi nhuận sau thuế của năm 2011 vẫn tăng khá tốt ở mức 30%, trong bối cảnh doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế. Đây là nổ lực không chỉ của những bộ phận phụ trách doanh thu mà còn của toàn thể doanh nghiệp.

2.3.2.1. Đánh giá các tình hình hoạt động của trung tâm doanh thu

- Dựa trên cơ sở lí thuyết, ta nhận thấy rằng các doanh nghiệp phần lớn sử dụng chỉ tiêu LN sau thuế / Doanh thu mà không dùng chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp. Như vậy, sẽ không đánh giá đúng tình hình kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp. Vì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đã được bao gồm các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động đầu tư, lợi nhuận tài chính.v.v…

- Tình hình sử dụng chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ thực hiện kế hoạch doanh thu nhìn chung khá tốt tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa chú trọng phần phân tích biến động kết quả hoạt động nhằm tìm ra nguyên nhân để có hành động khắc phục, hạn chế những thiếu sót. Các doanh nghiệp vẫn chưa phân tích chênh lệch về lượng và giá biến động trong sự chênh lệch của kế hoạch so với doanh thu thực hiện được, đồng thời không nên rõ nguyên nhân vì sao có chênh lệch. Ví dụ đối với các doanh nghiệp như công ty CP Điện tử Tân Bình…doanh nghiệp này chưa phân tích những nguyên nhân gây ra việc doanh thu thực hiện được thấp hơn so với kế hoạch và doanh thu năm trước, điều đó sẽ khiến cho việc khắc phục trở nên khó khăn.

- Chỉ tiêu tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí của trung tâm doanh thu không được đánh giá cụ thể. Có hai nguyên nhân lớn gây nên tình trạng này đó là: chi phí kiểm soát được của trung tâm doanh thu chưa được tách bạch so với những chi phí khác do đó, chỉ tiêu tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí của trung tâm doanh thu không được đánh giá cụ thể và các doanh nghiệp đã chú trọng những kế hoạch về doanh thu trong tương lai mà đã bỏ quên các kế hoạch chi phí của trung tâm doanh thu do đó không đánh giá được mức tăng giảm của chi phí so với kế hoạch đề ra. Như đối với công ty CP bột giặt LIX, công ty CP Vinamilk, công ty Điện tử Tân Bình.

- Một số doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng trong việc đề ra kế hoạch doanh thu của mình, việc đề ra mục tiêu quá cao và không phù hợp với năng lực của mình sẽ làm giảm uy tín

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tp HCM (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w