- Bộ phận Bà n Bếp: Sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn uống của khách, phục vụ theo trình tự qua các công đoàn chuẩn của bộ phận và không
3.3.2. Đối với ngành du lịch.
Hàng năm, Tổng cục du lịch kết hợp cùng các công ty lữ hành các lớp đào tạo về nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ cho hướng dẫn viên và cộng tác viên để không ngừng nâng cao trình độ của mình và cập nhật những thông tin mới nhất về chuyên ngành. Những đối tượng đào tạo bồi dưỡng là các hướng dẫn viên thuộc biên chế của các công ty và các cộng tác viên. Mục tiêu đề ra là đẩy mạnh công tác đào tạo, mở rộng đối tượng đào tạo để lực lượng hướng dẫn viên sẽ có số lượng và trình độ chuyên môn đảm bảo cho công tác hướng dẫn và kinh doanh lữ hành trong những năm tiếp theo được thực hiện tốt.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, đó là tổng cục du lịch, sở du lịch và sở thương mại - du lịch tạo lập mối quan hệ tốt với các cơ sở đào tạo về ngoại ngữ chuyên môn và nghiệp vụ hướng dẫn gồm các trường như đại học Ngoại Ngữ và trường Du lịch thuận lợi cho việc tổ chức đào tạo hướng dẫn viên du lịch.
Tổng cục du lịch, Sở du lịch, Sở thương mại du lịch cùng các cơ sở đào tạo phải tập trung nghiên cứu để thống nhất về các nguồn kinh phí dành cho đào tạo hướng dẫn viên. Phải xác định rõ mục tiêu, phương thức và nội dung đào tạo. Điều cần thiết hơn nữa là tìm ra đầu ra chắc chắn cho học viên vì đây là yếu tố cơ bản nhất để đào tạo hướng dẫn viên có đầy đủ ý nghĩa.
Hàng năm tổng cục du lịch nên tổ chức các cuộc thi "Hướng dẫn viên du lịch. Thông qua cuộc thi này hướng dẫn viên nâng cao được nghiệp vụ, tầm hiểu biết của mình và thông qua hội thi này chúng ta tìm kiếm và tạo ra những cái duyên cho đội ngũ phục vụ khách du lịch. Cái duyên tôn trọng thiện chí và mến khách một cách thực tâm không giả tạo.
Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ công an xây dựng đội cảnh sát du lịch. Trong những năm gần đây, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng rất quan tâm đến công tác quảng cáo, tiếp thị để tìm kiếm, cạnh
tranh, thu hút, khai thác khách ở nhiều diễn đàn tổng kết hội nghị, hội thảo có nhiều người cho rằng hiện tượng khá phổ biến của khách du lịch đến Việt Nam ít quay trở lại lần hai, ở nhiều khu vực số khách du lịch có xu hướng giảm sút. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên như: sản phẩm du lịch của chúng ta kém chất lượng, thiếu đa dạng, chúng ta ít tìm hiểu khách du lịch cần gì ở chúng ta. Một hạn chế và cũng là một trong những nguyên nhân khách du lịch đến một lần và ít quay trở lại hay khả năng cạnh tranh, thu hút khách kém dẫn đến kết quả khó đạt được như mong muốn. Đó là du khách chưa được đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, thân thể, tài sản của họ trong suốt hành trình. Vẫn còn hiện tượng bán hàng rong làm phiền khách, tệ nạn móc túi, ăn trộm, nạn ăn xin…
Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch được thực hiện chủ yếu thông qua hướng dẫn viên nhằm thực hiện các hoạt động đón tiếp, phục vụ và hướng dẫn khách trong quá trình tham quan du lịch, đồng thời giúp đỡ khách du lịch giải quyết toàn bộ những vấn đề phát sinh trong thời gian đi du lịch, do vậy đảm bảo thực hiện như mong muốn, nguyện vọng chính đáng của khách, làm tăng giá trị hấp dẫn của các tài nguyên du lịch, giúp khách hiểu sâu sắc hơn về giá trị tài nguyên cũng như bản sắc văn hóa của dân tộc. Bởi lẽ đó, hướng dẫn du lịch là hoạt động vô cùng cần thiết, có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh lữ hành, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức kinh doanh lữ hành và của ngành du lịch.
Qua cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn tại Công ty CP Du lịch và Thương mại - TKV chi nhánh Vân Long, báo cáo thực tập đã phần nào tìm hiểu được tầm quan trọng cũng như tình hình thực hiện thực tế nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Về cơ bản, luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trong kinh doanh lữ hành. Trên cơ sở lý luận đó, báo cáo thực tập đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hướng dẫn du lịch tại Công ty CP Du lịch và Thương mại - TKV chi nhánh Vân Long, từ đó báo cáo đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước và Tổng cục Du lịch nhằm hoàn thiện hơn chất lượng hướng dẫn du lịch của công ty, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của công ty.
Do thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo có hạn, trình độ và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế còn gặp nhiều khó khăn nên trong quá trình nghiên cứu, phân tích, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị tại Công ty CP Du lịch và Thương mại - TKV chi nhánh Vân Long cùng toàn thể các bạn để đề tài có thể hoàn chỉnh hơn, góp phần vào thực tiễn thực hiện việc nâng cao chất lượng hướng dẫn du lịch tốt hơn trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Hoàng Thị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập báo cáo tốt nghiệp. Đồng thời, em
cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Du lịch & Khách sạn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các cô chú, anh chị trong Công ty CP Du lịch và Thương mại - TKV chi nhánh Vân Long đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
1. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, Giáo trình hướng dẫn du lịch, Nhà xuất bản thống kê, 2000.
2. Đinh Trung Kiên, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
3. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Thống kê, 2000.
4. Các văn bản pháp luật về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002.
5. Báo cáo tài chính của phòng lữ hành Công ty CP Du lịch và Thương mại - TKV chi nhánh Vân Long.
6. Một số chương trình du lịch của Công ty CP Du lịch và Thương mại - TKV chi nhánh Vân Long.
7. Luận văn các khóa trước.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1