Hệ thống kho lạnh, kho bảo quản thức ăn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 49)

Kết quả khảo sát cho thấy trong 36 cơ sở tiến hành điều tra có phòng lạnh bảo quản thức ăn, thuốc hóa chất là 02 cơ sở (chiếm 5,5%); 34 cơ sở không có phòng lạnh (chiếm 94,5%). Trong đó 2 cơ sở có hệ thống phòng lạnh là Công ty C.P (Thái Lan) và Công ty Việt - Úc để bảo quả thức ăn cho ấu trùng. Với tỷ lệ trên 94,5% cơ sở không có hệ thống phòng lạnh khá cao có ảnh hưởng đến việc bảo quản thức ăn, hóa chất trong quá trình sản xuất.

Hình 3.10 : Thức ăn để ẩm mốc không vệ sinh

3.2.2.7. Hệ thống vệ sinh khử trùng

Qua kết quả khảo sát cho thấy trong 36 cơ sở tiến hành điều tra thì hầu như hệ thống vệ sinh khử trùng trước khi vào trại sản xuất không có là 33 cơ sở chiếm 91,7% (Hình 3.12) chỉ có 03 cơ sở chiếm 8,3% (Hình 3.11) chủ yếu là các cơ sở ở khu vực huyện Phù Mỹ là của 02 Công ty Việt - Úc và Công ty CP (Thái Lan).

Hình 3.12. Trại không có bể khử trùng trước khi vào trại

3.2.2.8. Hệ thống tường rào bảo vệ

Tường rào cổng ngõ là hệ thống ngăn chặn các sinh vật lạ như : chuột, gián…mang mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực sản xuất giống. Kết quả khảo sát cho thấy trong 36 cơ sở tiến hành điều tra thì hầu như đều có hệ thống tường rào cổng ngõ khi vào trại sản xuất, nhưng tỷ lệ trại có hệ thống tường rào cổng ngõ đảm bảo an toàn là có 11 cơ sở chiếm 30,5% (Hình 3.14); cơ sở tường rào cổng ngõ xuống cấp, thô sơ, tường bị hư có lổ hỏng… chưa đảm bảo là 25 cơ sở chiếm 69,5% (Hình 3.13).

Hình 3.13 Cơ sở sản xuất giống Minh Cường ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát

Hình 3.14 Hệ thống tường rào của Công ty C.P

3.2.3 Qui trình sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định 3.2.3.1. Cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất giống

Việc sửa chữa, cải tạo và nâng cấp trại sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất giống, nó ảnh hưởng tới

năng suất và chất lượng con giống. Hầu hết các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn của các khu vực khảo sát đều thực hiện công tác sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các hệ thống sản xuất giống trước khi đưa vào hoạt động vụ sản xuất mới.

Các bước tiến hành cải tạo theo quy trình: rà soát lại các thiết bị phục vụ sản xuất giống, khôi phục, sửa chữa những cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hư hỏng trong quá trình sản xuất trước, mua mới những thiết bị không thể sử dụng, vệ sinh trang thiết bị đồ dùng, bể, nâng cấp, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất…

Vệ sinh khử trùng :

Qua điều tra phỏng vấn 36 cơ sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn cho thấy công tác vệ sinh khử trùng là khâu hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn; có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cơ sở; vì vậy rất quan tâm đến công tác vệ sinh khử trùng trước, trong và sau mỗi đợt sản xuất.

Bảng 3.11 : Vệ sinh khử trùng trước đợt sản xuất giống Nội dung Tỷ lệ Tp Qui Nhơn Phù Mỹ Phù Cát Hoài Nhơn Tuy Phước Tổng cộng Vệ sinh khử trùng bể sau khi sử dụng

Có % 90 100 89 97 100 95,2

Không % 10 - 11 3 - 4,8

Khử trùng dụng cụ sản xuất

Có % 96 100 93 89 100 95,6

Không % 4 - 7 11 - 4,4

Trang thiết bị bảo hộ, khử trùng công nhân

Có % - 67 - - - 13,4

Không % 100 33 100 100 100 86,6

Hóa chất sử dụng khử trùng

Có % 100 100 100 100 100 100

Công tác vệ sinh khử trùng trước mỗi đợt sản xuất và trong quá trình nuôi là khâu quan trọng trong toàn bộ qui trình kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn. Trước mỗi đợt sản xuất mới, toàn bộ hệ thống bể nuôi ấu trùng, bể nuôi bố mẹ, bể giao vĩ, bể cho đẻ và tất cả dụng cụ liên quan đều được vệ sinh khử trùng khá kỹ, đặc biệt là vệ sinh các bể ương nuôi ấu trùng, dụng cụ sản xuất. Qua kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 3.11 cho thấy tất cả các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn đều rất chú trọng đến công tác vệ sinh, khử trùng cơ sở trước mỗi đợt sản xuất. Công tác vệ sinh khử trùng vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của cơ sở vừa mang tính bền vững và đảm bảo theo hướng an toàn sinh học cho nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh.

Sử dụng thuốc và hóa chất trong vệ sinh khử trùng

- Các trại giống tại Bình Định thường sử dụng hóa chất Chlorine và thuốc tím để xử lý nước và sử dụng nước ngọt để vệ sinh dụng cụ sản xuất.

Chlorine là chất có khả năng oxy hóa rất mạnh nên có tính diệt trùng cao, phổ diệt trùng rộng. Trong Nuôi trồng Thủy sản thường dùng loại thuốc này để sát trùng nước, ao, bể và dụng cụ hay phòng trị các bệnh do tác nhân ký sinh trên bề mặt cơ thể vật nuôi.

Thuốc tím cũng là chất có khả năng oxy hóa mạnh và có tính diệt khuẩn tương tự Chlorine.

Nước ngọt thường được sử dụng và được cho là có tác dụng rất tốt trong quá trình vệ sinh một số trang thiết bị sử dụng trong quá trình ương ấu trùng và nuôi vỗ bố mẹ.

Tuy nhiên, hàm lượng thuốc, hóa chất dùng xử lý nước được áp dụng khác nhau giữa các trại sản xuất giống.

- Hầu hết các bể ương ấu trùng, nuôi vỗ bố mẹ sau mỗi đợt sản xuất đều vệ sinh trại sản xuất, rửa hết bể bằng dung dịch chlorine A với nồng độ 80 - 100ppm. Trong những cơ sở khảo sát, tỷ lệ trại tiến hành vệ sinh bể ,dụng cụ sản xuất trung bình là 95,2% và toàn bộ 100% đều sử dụng hóa chất để tiến hành vệ sinh, khử trùng trại giống bằng chlorine và thuốc tím. Sau mỗi lần sử dụng, các dụng cụ cũng được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô và khử trùng. Trong các cơ sở sản xuất giống điều tra có 95,6 % cơ sở thực hiện thường xuyên công việc này, các cơ sở của công ty Việt – Úc và

Công ty C.P (Thái Lan) thực hiện 100%, các cơ sở của các khu vực còn lại không thực hiện thường xuyên nhất (86,6%).

- Việc đầu tư xây dựng hệ thống vệ sinh, khử trùng đối với phương tiện đi lại, người ra vào cơ sở; qua khảo sát cho thấy có 02 Công ty thuộc huyện Phù Mỹ có hệ thống vệ sinh khử trùng bằng chất sát trùng thuốc tím (KMnO4) để khử trùng là Công ty Việt - Úc và CP (100%), còn các cơ sở của các khác của khu vực khảo sát không có hệ thống vệ sinh và kiểm soát khử trùng đối với người cũng như xe ngoài đi vào trại.

- Theo Đỗ Thị Hòa và ctv [16] hàm lượng Chlorine dùng sát trùng nước mặn cao hơn từ 20 – 30ppm. Do Chlorine có phổ diệt trùng rộng nên diệt cả các vi khuẩn có lợi trong nước và nếu trong nước còn dư lượng của khí Clo có thể gây độc cho vật nuôi vì vậy hàm lượng Chlorine không nên dùng quá 70ppm. Trong trại giống, Chlorine được dùng nồng độ cao từ 70 – 100ppm để tẩy dọn và sát trùng dụng cụ. Như vậy kết quả điều tra 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định đều nằm trong khoản cho phép.

3.2.3.2. Hiện trạng trại sử dụng bố, mẹ cho sinh sản

Bảng 3.12 Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua xanh và hàu

Khu Vực

Tôm thẻ chân trắng Tôm sú Hàu, cua xanh

Số cơ sở Tỷ lệ (%) Số cơ sở Tỷ lệ (%) Số cơ sở Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn (n=11) - - 11 30,5 - - Hoài Nhơn (n=10 - - 10 27,8 - - Phù Mỹ (n=3) 2 5,6 - - 1 2,8 Phù Cát (n=11) - - 11 30,5 - - Tuy Phước (n=1) - - 1 2,8 - - Tổng cộng : (n=36) 2 5,6 33 91,6 1 2,8

Qua kết quả điều tra 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định thì có 2 cơ sở chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chiếm 5,6%;

01 cơ sở sản xuất hàu, cua xanh chiếm 2,8%; 33 cơ sở sản xuất giống tôm sú và ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng chiếm 91,6%.

Nguồn gốc bố mẹ cho sinh sản

Ngô Anh Tuấn (1995) nhận định rằng chọn đàn tôm bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong hiệu quả sản xuất giống. Tôm bố mẹ đóng vai trò tiên tiên quyết đến chất lượng của con giống, hiệu quẩn xuất của các cơ sở. Hiện nay, bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu thì có nhiều nguồn khác nhau như :

- Đối với tôm thẻ chân trắng nguồn tôm bố mẹ nhập hoàn toàn từ ngoài nước như : Mỹ, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc.

- Đối với tôm sú nguồn bố mẹ lấy từ tự nhiên.

Bảng 3.13 : Nguồn gốc xuất xứ bố mẹ

Khu Vực

Tôm thẻ chân trắng Tôm sú

Mỹ Thái Lan Tự nhiên

Cơ sở (n=1) Tỷ lệ (%) Cơ sở (n=1) Tỷ lệ (%) Cơ sở (n=34) Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn - - - - 11 30,5 Hoài Nhơn - - - - 10 27,8 Phù Mỹ 1 2,8 1 2,8 - 2,8 Phù Cát - - - - 11 30,5 Tuy Phước - - - - 1 2,8 Tổng cộng: 2,8 2,8 94,4

Kết quả khảo sát bảng 3.13 cho thấy, nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ chủ yếu được nhập từ Thái Lan (2,8%), Mỹ (2,8%). Tôm bố mẹ nhập từ Mỹ có kích thước lớn, là dòng của Học viện Hawai tạo ra, là dòng kháng bệnh, sạch bệnh, có tốc độ tăng trưởng nhanh và kích thước lớn hơn những dòng nhập từ Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, tôm bố mẹ được nhập từ Thái Lan và Trung Quốc lại rẻ hơn nhập từ Mỹ từ 1/3 đến 1/2 do một phần chi phí vận chuyển và có tỷ lệ sống tốt hơn (do thời gian dài, quãng đường xa).

Các khu vực còn lại như Tuy Phước, Hoài Nhơn, Tp Qui Nhơn và Phù Cát hầu hết là sản xuất tôm sú và ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng.

Nuôi vỗ thành thục bố, mẹ

Tôm bố mẹ sau khi nhập về cần có một thời gian phục hồi và nuôi vỗ tích cực để phát huy khả năng sinh sản. Vì vậy đây là giai đoạn đóng góp rất lớn vào sức sinh sản của tôm bố mẹ và chất lượng con giống sau này. Tùy theo qui mô, công nghệ của cơ sở sản xuất và xuất xứ nguồn gốc của tôm bố mẹ mà mỗi cơ sở có kỹ thuật ương, nuôi vỗ bố mẹ khác nhau để đạt được năng suất, chất lượng Post-Larvae cao nhất.

Nguồn tôm sú bố mẹ phụ thuộc vào tự nhiên nên số lượng tôm mẹ các cơ sở mua về không ổn định. Khả năng sinh sản cho năng suất cao không như mong đợi.

Mật độ nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ có sự khác nhau giữa các cơ sở. Hầu hết các cơ sở sản xuất thường nuôi riêng tôm bố mẹ. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến không gian sống của tôm, vì vậy nếu nuôi với mật độ quá dày sẽ dẫn tới tôm dễ bị sốc ảnh hưởng tới quá trình thành thục của tôm mẹ. Theo kết quả điều tra có đến 34 cơ sở sản xuất tôm sú và ương dưỡng tôm chân thẻ trắng giống, chỉ có Công ty Việt – Úc và Công ty C.P (Thái Lan) chuyên sản xuất tôm thẻ chân trắng và mật độ nuôi trung bình của hai cơ sở khảo sát là 9,5±1,5,9 con/m2.

Cho đẻ và ấp trứng - Cho đẻ

Những nguyên nhân quan trọng cuối cùng để cho ra Nauplius có tỉ lệ sống cao, chất lượng tốt là phương pháp cho đẻ và ấp trứng. Toàn bộ các cơ sở trong 35 cơ sở khảo sát đều cho biết khi tôm được chuyển về trại và phục hồi trong vòng từ 5 đến 10 ngày tiến hành chọn những con có vỏ cứng để tiến hành cắt mắt. Khi tôm thành thục đến giai đoạn 4 tiến hành chuyển sang bể tôm đực giao vĩ, thường xuyên kiểm tra phát hiện những con tôm cái đã giao vĩ chuyển sang bể đẻ sau khi quan sát tôm mẹ đẻ xong chuyển tôm mẹ qua bộ phận nuôi vỗ thành thục tiếp theo. Bể đẻ được thiết kế 20 m2, có độ sâu nước là 60 cm, trong bể được mắc các lồng lưới cho đẻ kích thước khoảng 60 x 100 x 100 cm ngập trong nước và mật độ tôm thả trong bể đẻ từ 4 đến 5 con/m2. Trứng được ấp luôn trong bể đẻ với sục khí nhỏ và tăng sục khí khi trứng nở thành Nauplius, khi Nauplius chuyển sang giai đoạn Nauplius 2, tiến hành thu chuyển sang bể ương. Đến đây có sự khác biệt giữa các cơ sở sản xuất trong quá trình xử lý Nauplius 2, một số cơ sở sử dụng vi sinh và một số sử dụng hóa chất để xử lý cho

Nauplius, một số cơ sở sản xuất sử dụng bể 3 m3, một số cơ sở sử dụng bể 5 m3 và mực nước trong bể (70% thể tích bể). Bảng 3.14 : Thể tích bể ấp và phương pháp xử lý Nauplius Khu vực Thể tích bể ấp Xử lý Nauplius 3 m3 5 m3 Xử lý bằng hóa chất Xử lý bằng vi sinh Sử dụng cả hai hình thức % % % % % TP Qui Nhơn 50 50 - - 100 Hoài Nhơn 25 75 - - 100 Phù Mỹ 66,6 33,3 66,6 - 33,3 Phù Cát 30 70 - - 100 Tuy Phước - 100 - - 100 Tổng cộng 34,3 65,7 13,3 - 86,7

Theo thống kê ở bảng 3.14 hiện có 13,3% số cơ sở sử dụng hóa chất vào xử lý Nauplius như : Iodine, không có cơ sở sử dụng hoàn toàn chế phẩm vi sinh vào quá trình xử lý Nauplius và 86,7 % cơ sở sử dụng cả hai hình thức trên để xử lý Nauplius. Hiện nay, xu hướng các cơ sở ứng dụng công nghệ dùng vi sinh để sử dụng trong quá trình ương nuôi nhiều hơn thay thế cho cách sử lý bằng hóa chất như trước đây.

Mật độ ương

Mật độ ương thấp sẽ ảnh hưởng tới năng suất ương, khả năng tận dụng thức ăn, diện tích. Mật độ ương dày sẽ hạn chế không gian sống dễ gây bệnh ở ấu trùng... Vì vậy mật độ ương ấu trùng phù hợp sẽ giúp cho cơ sở sản xuất giống tiết kiệm được thể tích bể nuôi, tận dụng thức ăn mà năng suất vẫn đảm bảo tối đa. Mật độ ương ấu trùng phụ thuộc vào mô hình đi theo công nghệ của từng cơ sở sản xuất giống. Tuy nhiên trong các cơ sở sản xuất giống khảo sát mật độ ương ấu trùng cũng không có sự khác biệt nhiều (180 - 200 con/L) có lẽ đây là mật độ phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất cho các cơ sở sản xuất giống.

3.2.3.3. Hiện trạng cơ sở lưu giữ giống : * Nguồn gốc :

- Các cơ sở lưu giữ giống hầu hết là giống tôm thẻ chân trắng. Nguồn gốc Nauplius tôm thẻ chân trắng mà các cơ sở mua từ nhiều nguồn khác nhau, từ các Công ty lớn ở các tỉnh như : Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận… thậm chí có cơ sở còn lấy Nauplius của Trung Quốc.

* Mật độ ương

Mật độ ương thấp sẽ ảnh hưởng tới năng suất ương, khả năng tận dụng thức ăn, diện tích. Mật độ ương dày sẽ hạn chế không gian sống dễ gây bệnh ở ấu trùng... Vì vậy mật độ ương ấu trùng phù hợp sẽ giúp cho cơ sở sản xuất giống tiết kiệm được thể tích bể nuôi, tận dụng thức ăn mà năng suất vẫn đảm bảo tối đa. Mật độ ương ấu trùng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 49)