Sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn là hoạt động nông nghiệp, tuy nhiên để đạt được thành công, đòi hỏi người lao động không chỉ có sức khỏe tốt mà còn phải có kinh nghiệm, kiến thức, trình độ chuyên môn và biết ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống, đặc biệt là nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Bảng 3.2 : Số năm kinh nghiệm của người tham gia sản xuất giống
Địa phương Tổng số người
Số năm kinh
nghiệm Tỷ lệ (%)
Trung
bình biến động Khoảng 5 năm Dưới Từ 5 đến 15 năm Trên 15 năm
TP Qui Nhơn 35 4,1±10,5 1÷25 8,3 11,5 1,8 Phù Cát 40 10±5,4 2÷21 11,8 14,4 1,3 Phù Mỹ 45 10±5,8 2÷25 11,5 15,7 3 Hoài Nhơn 30 7,7±4,8 1÷14 8,4 9,3 - Tuy Phước 5 5,6±4,9 1÷14 0,6 2,4 - Tổng cộng 155 1÷25 40,6 53,3 6,1
(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)
Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy số năm kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật và công nhân của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn từ 5 – 15 năm kinh nghiệm chiếm 53,3%, điều này cho thấy các chủ cơ sở sản xuất giống rất quan tâm tới kinh nghiệm người làm của cơ sở mình. Những cán bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm từ 5 – 15 năm có độ tuổi từ 25 đến 40, đây cũng là độ tuổi lao động phát huy được sức lao động rất tốt. Vì đây là nghề không những đòi hỏi nhiều vốn mà còn phải có kinh nghiệm và sự kiên trì chịu khó trong công việc.
Tuy nhiên, chính lớp trẻ mới là người tiếp nhận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và đưa công nghệ mới vào sản xuất. Số cán bộ kỹ thuật và công nhân của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn có số năm kinh nghiệm trên 15 năm (tuổi 45 – 55) chiếm 6,1%, đây là lực lượng có bề dày kinh nghiệm sống, có thâm niên nghề nghiệp và ít nhiều trong cuộc sống họ đã tích lũy được một số vốn nhất định để đầu tư nhưng sức khỏe hạn chế. Do vậy số cán bộ này thường làm về quản lý của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn, hay cố vấn kỹ thuật cho cơ sở sản xuất…
3.1.1.4. Trình độ văn hóa và chuyên môn của người sản xuất giống
- Trình độ văn hóa
Bảng 3.3 : Trình độ văn hóa của người sản xuất giống
Địa phương Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn 6 3,9 15 9,7 14 9,0 Phù Cát 5 3,2 15 9,7 20 12,9 Phù Mỹ 5 3,1 16 10,3 24 15,5 Hoài Nhơn 9 5,8 9 5,8 12 7,7 Tuy Phước 1 0,6 2 1,3 2 1,3 Tổng cộng 26 16,7 57 36,8 72 46,5
Nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn thường xuyên ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất do đó đòi hỏi lực lượng phải có trình độ văn hóa nhất định để có thể tiếp thu, vận hành trong quá trình hoạt động sản xuất. Đặc biệt là nghề sản xuất tôm thẻ chân trắng. Vì trình độ văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức, góp phần quan trọng trong việc giúp cho người tham gia sản xuất dễ dàng tiếp nhận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những công nghệ sản xuất mới để nâng cao năng suất và hiệu quả.
Hình 3.4 : Trình độ văn hóa của lao động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn
Kết quả điều tra thể hiện ở hình 3.4 cho thấy số lao động có trình độ văn hóa cấp 3 chiếm tỷ lệ 46,5%; cấp 2 có tỷ lệ 36,8% và cấp 1 có tỷ lệ 16,7%. Trong 5 khu vực điều tra, nghiên cứu thì huyện Phù Mỹ có tỷ lệ người lao động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn có trình độ văn hóa cấp 3 cao nhất (chiếm 15,5%), huyện Tuy Phước thấp nhất (chiếm 1,3%). Điều này cũng dễ hiểu vì khu vực huyện Phù Mỹ hiện là nơi có 02 Công ty nước ngoài đầu tư là : Việt – Úc và C.P (Thái Lan). Do đó lực lượng lao động ở khu vực này có trình độ văn hóa tương đối cao hơn các khu vực khác vì các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động yêu cầu người lao động phải có trình độ văn hóa tối thiểu là cấp 3.
Tuy nhiên trình độ văn hóa một số cơ sở khảo sát vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng người lao động có trình độ văn hóa cấp 1 và cấp 2 có tỷ lệ tương đối cao nên ảnh hưởng đến khả năng học hỏi tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với lực lượng lao động có trình độ văn
hóa thấp như trên sẽ tác động không nhỏ đến sự ổn định của nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn. Do đó cần phải có giải pháp nâng cao trình độ cho lực lượng lao động này.
- Trình độ chuyên môn
Bảng 3.4 : Trình độ chuyên môn của người sản xuất giống
Địa phương
Trình độ chuyên môn Không bằng
cấp Trung cấp Đại học Trên đại học
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn 25 16,1 6 3,9 4 2,6 - - Phù Cát 33 21,3 5 3,2 2 1,3 - - Phù Mỹ 22 14,2 15 9,7 7 4,5 1 0,6 Hoài Nhơn 24 15,5 4 2,6 2 1,3 - - Tuy Phước 4 2,6 1 0,6 0 0,0 - - Tổng cộng 108 69,7 31 20 15 9,7 1 0,6
Kết quả điều tra ở địa bàn nghiên cứu cho thấy số lao động không có trình độ chuyên môn là 108 người (chiếm 69,7 %), có trình độ trung cấp là 31 người (chiếm 20%), Đại học là 15 người (chiếm 9,7%) và sau đại học là 01 người (chiếm 0,6%).
Trong đó khu vực ở huyện Phù Mỹ có trình độ chuyên môn cao nhất vì có các Công ty sản xuất giống lớn là : Việt – Úc và C.P (Thái Lan) nên Cán bộ kỹ thuật được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng dựa trên trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của các ứng viên. Với lợi thế về tiềm lực kinh tế và kỹ thuật nên những Công ty này dễ dàng thu hút được lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao hơn các cơ sở còn lại. Các khu vực còn lại như : Tp Qui Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước có trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật rất thấp, vì đa số các cơ sở ở khu vực này chủ yếu là sản xuất tôm sú và ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng, nên có qui mô nhỏ lẻ, hoạt động theo hình thức gia đình, thiếu tiềm lực kinh tế, kỹ thuật của cơ sở không thu hút được người làm, một phần chủ cơ sở tiết kiệm chi phí tiền lương để phục vụ sản xuất, một phần là các cơ sở người dân tự phát. Điều này đã phần nào
làm hạn chế về khả năng nhận thức, tư duy và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các cơ sở sản xuất giống trong nước.
Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn cho thấy các Công ty chú trọng tới trình độ chuyên môn của lao động sản xuất, trình độ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất giống và sự ổn định của đơn vị. Đồng thời có ý nghĩa qua trọng trong việc giúp cho các cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương định hướng cho việc nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học và bền vững. Tuy nhiên với tỉ lệ lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao (69,7%) sẽ là lực cản không nhỏ đối với sự phát triển bền vững đối với hoạt động sản xuất giống ở tỉnh Bình Định. Vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động này là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý thủy sản ở địa phương và cho tất cả các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3.1.2 Mô hình hoạt động :
Bảng 3.5 : Mô hình hoạt động cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn
Mô hình Số cơ sở Tỷ lệ
n = 36 %
Công ty Cổ phần 1 2,8
Công ty TNHH 1 2,8
Cơ sở sản xuất Nhà nước 1 2,8
Hộ cá thể 33 91,6
Kết quả điều tra khảo sát tại các khu vực nghiên cứu về mô hình hoạt động của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn được thể hiện qua bảng 3.5, cho thấy có đến 33 cơ sở chiếm tỷ lệ đến 91,6% hoạt động theo mô hình hộ cá thể; mô hình Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Cơ sở sản xuất Nhà nước chỉ có 01 mô hình chiếm tỷ lệ 2,8%. Việc các cơ sở hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, Công ty TNHH để có pháp nhân theo qui định của Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch của cơ sở có liện quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giống thủy sản nước lợ, mặn của cơ sở như : đăng ký thuế, nhập bố mẹ…Đồng thời mô hình hoạt động theo hình thức này luôn tuân thủ theo qui định của pháp luật và có định hướng chiến lược phát triển rõ ràng, điều này tạo cho nghề sản xuất giống phát triển ổn định.
Tuy nhiên mô hình hoạt động hộ cá thể chiếm tỷ lệ cao 91,6% lại hoạt động không nằm trong qui hoạch, mang tính tự phát gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng con giống, quản lý dịch bệnh, công tác bảo vệ môi trường.,..ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề sản xuất giống của tỉnh Bình Định.
3.2. Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tỉnh Bình Định
3.2.1. Đối tượng sản xuất giống :
Qua kết quả điều tra 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định thì đối tượng sản xuất chính của tỉnh là giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Có đến 35 cơ sở chiếm tỷ lệ 97%; chỉ có 01 cơ sở sản xuất giống cua xanh,
hàu đơn, chiếm tỷ lệ 3% đây là Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến là cơ sở thí nghiệm cho sinh sản nhân tạo các đối tượng thủy sản nước lợ, mặn cho tỉnh.
3.2.2. Hệ thống công trình của trại sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn 3.2.2.1. Hệ thống xử lý nước
Xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn là khâu hết sức qua trọng, chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của toàn bộ qui trình sản xuất, nếu nguồn nước không được xử lý tốt sẽ dẫn đến các mầm bệnh phát sinh trong quá trình nuôi. Với qui mô sản xuất của từng cơ sở sản xuất giống khác nhau thì hệ thống xử lý nước có sự khác nhau. Hiện tại các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định sử dụng 2 hệ thống xử lý nước là hệ thống xử lý nước bằng hệ thống lọc tuần hoàn, xử lý nước bằng vi sinh và hệ thống lọc nước cơ học.
Qua điều tra tại các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn cho thấy, công nghệ xử lý nước hiện đại nhất hiện nay được áp dụng tại khu vực huyện Phù Mỹ là Công ty Việt - Úc và Công ty C.P (Thái Lan). Hệ thống này bao gồm: hệ thống ao chứa lắng, ao xử lý, hệ thống lọc cơ học, hệ thống xử lý nước bằng tia cực tím trước khi cấp nước cho các bể ương của các khu sản xuất giống. Vì những Công ty này được đầu tư xây dựng trên qui mô diện tích lớn (02-10ha), đủ điều kiện để xây dựng hệ thống xử lý nước hiện đại. Đối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại các huyện Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Nhơn và Tp Qui Nhơn hầu như đều sử dụng hệ thống xử lý nước bằng lọc cơ học cho sản xuất giống : tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua xanh... Theo một số cán bộ kỹ thuật khảo sát tại các cơ sở cho biết, trong sản xuất giống hệ thống xử lý nước nếu đảm bảo có thể tích bể chứa, lắng càng lớn sẽ rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Hệ thống xử lý nước càng hiện đại thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác phòng bệnh trong sản xuất, hạn chế bớt mầm bệnh từ môi trường bên ngoài cũng như chủ động trong khâu cấp nước cho các bể ương ấu trùng, bể nuôi bố mẹ. Tùy vào từng đều kiện diện tích đất, quy mô năng lực sản xuất để chủ cơ sở quyết định quy mô hệ thống lắng, lọc, xử lý nước cho phù hợp với quy mô cơ sở và kinh phí đầu tư.
Nhằm để nâng cao chất lượng nước bằng cách loại bỏ những vật chất bẩn như : bùn, cát mịn của nước biển. Bể lắng được xây dựng sát với nguồn cung cấp nước mặn,
có thể dùng hình vuông hay hình chữ nhật, thể tích 20-30 m2, cao 1-1,5m hoặc ao thể tích 20-30m2, có lót bạt để chống thất thoát nước với độ sâu 2-2,5m [29].
Hình 3.6 : Bể lắng của Công ty C.P
Tỷ lệ giữa thể tích bể chứa lắng so với tổng thể tích bể ương phải đảm bảo đủ lượng nước cấp cho các bể ương nuôi ấu trùng, bể nuôi bố mẹ phải luôn đảm bảo tỷ lệ nhất định về số lượng, đồng thời còn đảm bảo về chất lượng nước (các chỉ số pH, độ trong, độ mặn…) để cung cấp nước trong suốt quá trình ương nuôi. Kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu tại tỉnh Bình Định cho thấy tỷ lệ giữa hệ thống bể chứa, lắng nước so với tổng thể tích bể ương của các cơ sở ở các huyện có sự khác nhau.
Bảng 3.6. Điều tra về bể chứa, lắng
Khu vực Bể chứa lắng Khoảng dao động
Số bể Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn 13 34,8±3,2 30÷38 Phù Cát 14 36,6±7,4 31÷45 Phù Mỹ 9 45,4±8,7 31÷80 Hoài Nhơn 12 42,7±8,6 31÷52 Tuy Phước 2 30 - Tổng cộng 50 36,9±6,5 30÷80
Theo kết quả bảng 3.6 thể tích bể chứa nước cấp cho trại sản xuất giống so với tổng thể tích bể ương ở các cơ sở sản xuất giống nghiên cứu trung bình 36,9±6,5% (khoảng biến động từ 30 % ÷ 80 %). Qua kết quả cho thấy, các cơ sở sản xuất giống ở địa bàn nghiên cứu có tỷ lệ phần trăm thể tích bể chứa với tổng thể tích bể ương phụ thuộc vào năng lực và công nghệ sản xuất giống của từng cơ sở sản xuất giống.
Cơ sở nào có thể tích bể chứa càng lớn thì càng có điều kiện chủ động về nguồn nước điều tiết cho quá trình sản xuất. Nhưng đầu tư xây dựng công trình mất tương đối nhiều diện tích, trang thiết bị đầu tư lớn, chi phí duy trì cao vì vậy để khai thác tối ưu hiệu qủa thể tích bể ương đem lại thì chủ các cơ sở phải tính toán kỹ dựa trên năng lực và công nghệ sản xuất của cơ sở mình.
3.2.2.2. Hệ thống bể nuôi vỗ thành thục bố mẹ
Kết quả khảo sát 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định thì chỉ có 02 cơ sở chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chủ yếu ở khu vực huyện Phù Mỹ là Công ty Việt - Úc và Công ty C.P (Thái Lan). Hệ thống bể nuôi vỗ bố mẹ đều có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông và hầu hết là bể xi măng. Bảng 3.7 : Hệ thống bể nuôi bố mẹ Khu vực Thể tích Độ sâu mực nước Trung bình (m3) Khoảng dao động (m3) Trung bình (cm) Khoảng dao động (cm) TP Qui Nhơn (n= 11) 20,8±8,2 8÷30 54,2±7,8 42÷60 Phù Cát (n= 10) 26,6±8,4 6÷40 56,4±8,5 44÷65 Phù Mỹ (n= 3) 25,4±11,7 10÷50 54,3±8,7 40÷60 Hoài Nhơn (n= 11) 24,7±8,6 8÷45 53,3±7,8 40÷60 Tuy Phước (n=1) 18 - 52±3 50÷55 Toàn tỉnh (n= 36) 24,5±8,5 6÷50 53,5±7,6 40÷65
(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)
Thể tích bể ương, nuôi vỗ bố mẹ phụ thuộc ở mỗi người kỹ thuật của từng cơ