Đối tượng sản xuất giống

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 39)

Qua kết quả điều tra 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định thì đối tượng sản xuất chính của tỉnh là giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Có đến 35 cơ sở chiếm tỷ lệ 97%; chỉ có 01 cơ sở sản xuất giống cua xanh,

hàu đơn, chiếm tỷ lệ 3% đây là Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến là cơ sở thí nghiệm cho sinh sản nhân tạo các đối tượng thủy sản nước lợ, mặn cho tỉnh.

3.2.2. Hệ thống công trình của trại sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn 3.2.2.1. Hệ thống xử lý nước

Xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn là khâu hết sức qua trọng, chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của toàn bộ qui trình sản xuất, nếu nguồn nước không được xử lý tốt sẽ dẫn đến các mầm bệnh phát sinh trong quá trình nuôi. Với qui mô sản xuất của từng cơ sở sản xuất giống khác nhau thì hệ thống xử lý nước có sự khác nhau. Hiện tại các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định sử dụng 2 hệ thống xử lý nước là hệ thống xử lý nước bằng hệ thống lọc tuần hoàn, xử lý nước bằng vi sinh và hệ thống lọc nước cơ học.

Qua điều tra tại các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn cho thấy, công nghệ xử lý nước hiện đại nhất hiện nay được áp dụng tại khu vực huyện Phù Mỹ là Công ty Việt - Úc và Công ty C.P (Thái Lan). Hệ thống này bao gồm: hệ thống ao chứa lắng, ao xử lý, hệ thống lọc cơ học, hệ thống xử lý nước bằng tia cực tím trước khi cấp nước cho các bể ương của các khu sản xuất giống. Vì những Công ty này được đầu tư xây dựng trên qui mô diện tích lớn (02-10ha), đủ điều kiện để xây dựng hệ thống xử lý nước hiện đại. Đối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại các huyện Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Nhơn và Tp Qui Nhơn hầu như đều sử dụng hệ thống xử lý nước bằng lọc cơ học cho sản xuất giống : tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua xanh... Theo một số cán bộ kỹ thuật khảo sát tại các cơ sở cho biết, trong sản xuất giống hệ thống xử lý nước nếu đảm bảo có thể tích bể chứa, lắng càng lớn sẽ rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Hệ thống xử lý nước càng hiện đại thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác phòng bệnh trong sản xuất, hạn chế bớt mầm bệnh từ môi trường bên ngoài cũng như chủ động trong khâu cấp nước cho các bể ương ấu trùng, bể nuôi bố mẹ. Tùy vào từng đều kiện diện tích đất, quy mô năng lực sản xuất để chủ cơ sở quyết định quy mô hệ thống lắng, lọc, xử lý nước cho phù hợp với quy mô cơ sở và kinh phí đầu tư.

Nhằm để nâng cao chất lượng nước bằng cách loại bỏ những vật chất bẩn như : bùn, cát mịn của nước biển. Bể lắng được xây dựng sát với nguồn cung cấp nước mặn,

có thể dùng hình vuông hay hình chữ nhật, thể tích 20-30 m2, cao 1-1,5m hoặc ao thể tích 20-30m2, có lót bạt để chống thất thoát nước với độ sâu 2-2,5m [29].

Hình 3.6 : Bể lắng của Công ty C.P

Tỷ lệ giữa thể tích bể chứa lắng so với tổng thể tích bể ương phải đảm bảo đủ lượng nước cấp cho các bể ương nuôi ấu trùng, bể nuôi bố mẹ phải luôn đảm bảo tỷ lệ nhất định về số lượng, đồng thời còn đảm bảo về chất lượng nước (các chỉ số pH, độ trong, độ mặn…) để cung cấp nước trong suốt quá trình ương nuôi. Kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu tại tỉnh Bình Định cho thấy tỷ lệ giữa hệ thống bể chứa, lắng nước so với tổng thể tích bể ương của các cơ sở ở các huyện có sự khác nhau.

Bảng 3.6. Điều tra về bể chứa, lắng

Khu vực Bể chứa lắng Khoảng dao động

Số bể Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn 13 34,8±3,2 30÷38 Phù Cát 14 36,6±7,4 31÷45 Phù Mỹ 9 45,4±8,7 31÷80 Hoài Nhơn 12 42,7±8,6 31÷52 Tuy Phước 2 30 - Tổng cộng 50 36,9±6,5 30÷80

Theo kết quả bảng 3.6 thể tích bể chứa nước cấp cho trại sản xuất giống so với tổng thể tích bể ương ở các cơ sở sản xuất giống nghiên cứu trung bình 36,9±6,5% (khoảng biến động từ 30 % ÷ 80 %). Qua kết quả cho thấy, các cơ sở sản xuất giống ở địa bàn nghiên cứu có tỷ lệ phần trăm thể tích bể chứa với tổng thể tích bể ương phụ thuộc vào năng lực và công nghệ sản xuất giống của từng cơ sở sản xuất giống.

Cơ sở nào có thể tích bể chứa càng lớn thì càng có điều kiện chủ động về nguồn nước điều tiết cho quá trình sản xuất. Nhưng đầu tư xây dựng công trình mất tương đối nhiều diện tích, trang thiết bị đầu tư lớn, chi phí duy trì cao vì vậy để khai thác tối ưu hiệu qủa thể tích bể ương đem lại thì chủ các cơ sở phải tính toán kỹ dựa trên năng lực và công nghệ sản xuất của cơ sở mình.

3.2.2.2. Hệ thống bể nuôi vỗ thành thục bố mẹ

Kết quả khảo sát 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định thì chỉ có 02 cơ sở chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chủ yếu ở khu vực huyện Phù Mỹ là Công ty Việt - Úc và Công ty C.P (Thái Lan). Hệ thống bể nuôi vỗ bố mẹ đều có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông và hầu hết là bể xi măng. Bảng 3.7 : Hệ thống bể nuôi bố mẹ Khu vực Thể tích Độ sâu mực nước Trung bình (m3) Khoảng dao động (m3) Trung bình (cm) Khoảng dao động (cm) TP Qui Nhơn (n= 11) 20,8±8,2 8÷30 54,2±7,8 42÷60 Phù Cát (n= 10) 26,6±8,4 6÷40 56,4±8,5 44÷65 Phù Mỹ (n= 3) 25,4±11,7 10÷50 54,3±8,7 40÷60 Hoài Nhơn (n= 11) 24,7±8,6 8÷45 53,3±7,8 40÷60 Tuy Phước (n=1) 18 - 52±3 50÷55 Toàn tỉnh (n= 36) 24,5±8,5 6÷50 53,5±7,6 40÷65

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Thể tích bể ương, nuôi vỗ bố mẹ phụ thuộc ở mỗi người kỹ thuật của từng cơ sở sản xuất giống để thuận tiện cho theo dõi, quản lý. Thể tích bể ương, nuôi vỗ bố mẹ

được khảo sát tại bảng 3.7 trung bình là 24,5 ± 8,5 m3 (biến động từ 6 ÷ 50 m3). Kết quả này cho thấy có sự khác biệt về thể tích bể ương, nuôi vỗ bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống, có cơ sở thiết kế bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ 40 m2, có cơ sở thiết kế bể có diện tích lên tới 68 m2.

Theo kết quả khảo sát, các cơ sở ương, nuôi vỗ bố mẹ đều thiết kế bể dạng hình chữ nhật, có chiều rộng từ 4 m đến 6 m, bể được sơn đáy và thành màu trắng, độ cao nước khoảng 40 – 60 cm, độ dày của thành bể khoảng 10-15cm, bể được xây trong nhà kín, có quạt thông gió và có bố trí 4 bể/ngăn. Với thiết kế bể như trên rất thuận lợi cho công tác chăm sóc, quản lý, vệ sinh bể, ổn định tốt các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng…) và tránh gây sốc cho đối tượng sản xuất. Kết quả khảo sát về thể tích bể nuôi tôm bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống tôm ở tỉnh Bình Định tương đối phù hợp với đề nghị của Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ về hạng mục công trình cho sản xuất giống tôm [30]. Sự khác nhau về kích thước hệ thống bể nuôi vỗ bố mẹ phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật và năng lực sản xuất của từng cơ sở. Tuy nhiên về cơ bản hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho quá trình sản xuất giống; đảm bảo cho hoạt động sản xuất của cơ sở.

Chiều cao của bể nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ trung bình từ 1,0 – 1,1m. Độ cao mực nước bể nuôi vỗ tôm bố mẹ có mối liên hệ nhất định với tỷ lệ phát dục, thành thục và sức sinh sản của tôm bố mẹ; Kết quả khảo sát cho thấy độ sâu nước trung bình của bể nuôi vỗ bố mẹ là 55,2±7,6 cm; một số nhận định cho rằng tôm bố mẹ sinh sản ổn định nhất đều tương ứng với bể ương, nuôi vỗ tôm bố mẹ có chiều cao mức nước khoảng 60 cm; mực nước nuôi vỗ tôm bố mẹ dưới 40 cm và trên 60 cm thì khả năng sinh sản của tôm bố mẹ không ổn định, tỉ lệ thành thục cũng hạn chế. Nhìn chung mực nước nuôi vỗ tôm bố mẹ ở các cơ sở sản xuất giống tại các địa bàn nghiên cứu tương đương như nhau.

3.2.2.3. Hệ thống bể ương ấu trùng :

* Hình dạng :

Kết quả khảo sát 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định cho thấy hệ thống bể ương ấu trùng có 03 dạng : hình vuông, hình chữ nhật và hình tròn. Trong đó hình vuông là chủ yếu; đối với bể hình tròn chủ yếu là bể composite tuy nhiên tỷ lệ sử dụng bể composite rất ít, bắt gặp chỉ có hai cơ sở lớn ở tỉnh Bình Định là Công ty Việt – Úc và Công ty C.P (Thái lan).

* Thể tích bề ương ấu trùng :

Kết quả điều tra bảng 3.8 cho thấy bể ương ấu trùng ở tỉnh Bình Định có thể tích trung bình là 6,6 ± 0,6 (m3); trong đó kích thước bể ương ấu trùng các cơ sở sản xuất giống ở huyện Phù Mỹ là lớn nhất 7,1±0,7; kích thước bể ương ấu trùng các cơ sở sản xuất giống ở huyện Hoài Nhơn là bé nhất 6,1±0,5.

Bảng 3.8 : Thể tích bể ương nuôi ấu trùng

Khu vực

Thể tích bể ương (m3)

Trung bình Khoảng biến động

TP Qui Nhơn (n= 11) 6,4±0,4 5,6÷6,8 Phù Cát (n= 10) 6,7±0,8 5,6÷6,9 phù Mỹ (n= 3) 7,1±0,7 6,2÷8,3 Hoài Nhơn (n= 11) 6,1±0,5 5,8÷6,6 Tuy Phước (n=1) 6 - Tổng cộng (n= 36) 6,6±0,6 5,6÷8,3

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Diện tích bể ương nuôi ấu trùng phụ thuộc ở mỗi người kỹ thuật của từng cơ sở sản xuất giống để thuận tiện cho theo dõi, quản lý, công nghệ sản xuất đi theo và đối với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng.

Qua kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu trong 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn thì chỉ có 02 cơ sở chuyên về sản xuất tôm thẻ chân trắng là Công ty Việt – Úc và Công ty C.P (Thái lan) còn lại 34 cơ sở chủ yếu sản xuất tôm sú và ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng nên kích thước bể ương ấu trùng có sự khác biệt nhau.

Hình 3.7 : Bể ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng tại Bình Định

Theo Đào văn Trí và Nguyễn Thanh Vũ kích thước bể ương ấu trùng tôm bình quân từ 4-8m3/bể là phù hợp nhất [31]; Theo kết quả khảo sát tại 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn nghiên cứu cho thấy thể tích bể ương nuôi ấu trùng ở Bình Định trung bình 6,6 ± 0,6 (m3) phù hợp với nhận định trên; đảm bảo cho quá trình ương nuôi ấu trùng trong sản xuất giống tôm của các cơ sở.

* Vật liệu và màu sắc bể nuôi ấu trùng :

Trong sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn các cơ sở sản xuất thường sử dụng 02 loại bể : bể xi măng và bể Composite cho hệ thống ương ấu trùng. Bể xi măng được hầu hết các cơ sở sản xuất giống sử dụng do mức độ đầu tư thấp, vật liệu sẵn có tự nhiên, những nhược điểm của loại bể này là cố định không thuận tiện trong quá trình vệ sinh sữa chữa, nâng cấp mở rộng cơ sở. Với bể Composite thuận lợi trong quá trình vệ sinh di chuyển, thiết kế, bố trí nhà xưởng, tuy nhiên kinh phí đầu tư cho bể Composite cao hơn nhiều so với bể xi măng, đồng thời kích thước bể Composite không theo ý muốn của cơ sở sản xuất. Vì vậy tùy theo khả năng dầu tư của cơ sở mà việc lựa chọn vật liệu làm bể nuôi cho phù hợp.

Bảng 3.9 : Các loại bể được sử dụng trong quá trình ương ấu trùng Khu vực Vật liệu bể Bể xi măng Bể composite Số bể Tỷ lệ (%) Số bể Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn 110 100 - - Phù Cát 130 100 - - Phù Mỹ 460 92 40 8 Hoài Nhơn 120 100 - - Tuy Phước 10 100 - - Tổng cộng : 830 98,4 40 1,6

Kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn nghiên cứu thể hiện tại bảng 3.9 cho thấy, các cơ sở đều sử dụng bể xi măng (98,4%) chiếm tỷ lệ vượt trội so với bể composite (1,6 %); đều này cho thấy, hệ thống ương ấu trùng bằng bể xi măng vẫn được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn ở các cơ sở sản xuất giống do kinh phí đầu tư cho bể xi măng vẫn thấp hơn rất nhiều so với bể composite.

Màu sắc bể ương ấu trùng thường là màu tự nhiên của xi măng hoặc dùng sơn xám để sơn xung quanh thành bể nuôi, đây là màu sắc dễ dàng nhận biết trong quá trình vệ sinh theo dõi ấu trùng trong bể. Hệ thống bể ương ấu trùng được cách ly với các hệ thống bể nuôi vỗ thành thục bố mẹ, bể đẻ, bể giao vĩ nhằm đảm bảo tránh lây lan, nhiễm chéo dịch bệnh từ các hệ thống công trình khác cho hệ thống ương ấu trùng.

Hình 3.8 : Tỷ lệ các loại bể được sử dụng trong quá trình ương ấu trùng

3.2.2.4. Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, năng suất và hiệu quả của hoạt động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn. Vì vậy các nhà quản lý ở địa phương, các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn cũng rất quan tâm đến vấn đề xả thải của cơ sở mình; đồng thời hệ thống xử lý nước thải là tiêu chí chính để cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở. Cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y trong hoạt động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn.

Bảng 3.10 : Thể tích thu gom xử lý nước thải

Khu vực

Hệ thống chứa nước thải (m3)

Cơ sở có hệ thống xử lý Tỷ lệ (%) Trung bình Khoảng dao động TP Qui Nhơn 11 30,5 36,2±10,8 22÷70 Phù Cát 9 25 34,4±6,5 22÷60 Phù Mỹ 3 8,3 42,8±4,1 21÷130 Hoài Nhơn 7 19,4 26,6±4,2 24÷36 Tuy Phước 1 2,8 36 - Tổng cộng 31 86 34,6±5,5 21÷130

Kết quả khảo sát hệ thống xử lý nước thải của 36 cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định cho thấy có 31 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải chiếm 86 %; có đến 5 cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải chiếm 14%. Trong đó các cơ sở thuộc khu vực Phù Mỹ có hệ thống bể chứa nước thải lớn nhất 42,8±4,1 (m3) và hệ thống chứa nước thải nhỏ nhất ở khu vực Hoài Nhơn 26,6±4,2 (m3); tỷ lệ so với tổng thể tích bể ương ấu trùng và bể nuôi bố mẹ từ 10-15 m3. Theo kết quả nghiên cứu của Đào Văn Trí và nguyễn Thành Vũ thể tích các bề chứa nước thải không nhỏ hơn 25% bể ương ấu trùng và bể nuôi bố mẹ. Các bể thu gom xử lý nước thải được xây bằng xi măng, có khả năng thẩm thấu tốt; có nắp đậy bằng bê tông cốt thép hoặc tôn fibro xi măng, cách xa khu vực sản xuất trên 15 m. Như vậy thể tích hồ chứa nước thải của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở tỉnh Bình Định tỷ lệ nhỏ so với tổng tích bể ương ấu trùng và các bể nuôi khác, đồng thời lại gần sát với khu vực sản xuất. Theo phỏng vấn các chủ cơ sở sản xuất giống thì hệ thống bể gom xử lý nước thải này được xây dựng từ lâu không có khả năng mở rộng thêm, do các cơ sở không còn quĩ đất để thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)