Hiện trạng trại sử dụng bố, mẹ cho sinh sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 55)

Bảng 3.12 Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua xanh và hàu

Khu Vực

Tôm thẻ chân trắng Tôm sú Hàu, cua xanh

Số cơ sở Tỷ lệ (%) Số cơ sở Tỷ lệ (%) Số cơ sở Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn (n=11) - - 11 30,5 - - Hoài Nhơn (n=10 - - 10 27,8 - - Phù Mỹ (n=3) 2 5,6 - - 1 2,8 Phù Cát (n=11) - - 11 30,5 - - Tuy Phước (n=1) - - 1 2,8 - - Tổng cộng : (n=36) 2 5,6 33 91,6 1 2,8

Qua kết quả điều tra 36 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định thì có 2 cơ sở chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chiếm 5,6%;

01 cơ sở sản xuất hàu, cua xanh chiếm 2,8%; 33 cơ sở sản xuất giống tôm sú và ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng chiếm 91,6%.

Nguồn gốc bố mẹ cho sinh sản

Ngô Anh Tuấn (1995) nhận định rằng chọn đàn tôm bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong hiệu quả sản xuất giống. Tôm bố mẹ đóng vai trò tiên tiên quyết đến chất lượng của con giống, hiệu quẩn xuất của các cơ sở. Hiện nay, bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu thì có nhiều nguồn khác nhau như :

- Đối với tôm thẻ chân trắng nguồn tôm bố mẹ nhập hoàn toàn từ ngoài nước như : Mỹ, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc.

- Đối với tôm sú nguồn bố mẹ lấy từ tự nhiên.

Bảng 3.13 : Nguồn gốc xuất xứ bố mẹ

Khu Vực

Tôm thẻ chân trắng Tôm sú

Mỹ Thái Lan Tự nhiên

Cơ sở (n=1) Tỷ lệ (%) Cơ sở (n=1) Tỷ lệ (%) Cơ sở (n=34) Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn - - - - 11 30,5 Hoài Nhơn - - - - 10 27,8 Phù Mỹ 1 2,8 1 2,8 - 2,8 Phù Cát - - - - 11 30,5 Tuy Phước - - - - 1 2,8 Tổng cộng: 2,8 2,8 94,4

Kết quả khảo sát bảng 3.13 cho thấy, nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ chủ yếu được nhập từ Thái Lan (2,8%), Mỹ (2,8%). Tôm bố mẹ nhập từ Mỹ có kích thước lớn, là dòng của Học viện Hawai tạo ra, là dòng kháng bệnh, sạch bệnh, có tốc độ tăng trưởng nhanh và kích thước lớn hơn những dòng nhập từ Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, tôm bố mẹ được nhập từ Thái Lan và Trung Quốc lại rẻ hơn nhập từ Mỹ từ 1/3 đến 1/2 do một phần chi phí vận chuyển và có tỷ lệ sống tốt hơn (do thời gian dài, quãng đường xa).

Các khu vực còn lại như Tuy Phước, Hoài Nhơn, Tp Qui Nhơn và Phù Cát hầu hết là sản xuất tôm sú và ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng.

Nuôi vỗ thành thục bố, mẹ

Tôm bố mẹ sau khi nhập về cần có một thời gian phục hồi và nuôi vỗ tích cực để phát huy khả năng sinh sản. Vì vậy đây là giai đoạn đóng góp rất lớn vào sức sinh sản của tôm bố mẹ và chất lượng con giống sau này. Tùy theo qui mô, công nghệ của cơ sở sản xuất và xuất xứ nguồn gốc của tôm bố mẹ mà mỗi cơ sở có kỹ thuật ương, nuôi vỗ bố mẹ khác nhau để đạt được năng suất, chất lượng Post-Larvae cao nhất.

Nguồn tôm sú bố mẹ phụ thuộc vào tự nhiên nên số lượng tôm mẹ các cơ sở mua về không ổn định. Khả năng sinh sản cho năng suất cao không như mong đợi.

Mật độ nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ có sự khác nhau giữa các cơ sở. Hầu hết các cơ sở sản xuất thường nuôi riêng tôm bố mẹ. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến không gian sống của tôm, vì vậy nếu nuôi với mật độ quá dày sẽ dẫn tới tôm dễ bị sốc ảnh hưởng tới quá trình thành thục của tôm mẹ. Theo kết quả điều tra có đến 34 cơ sở sản xuất tôm sú và ương dưỡng tôm chân thẻ trắng giống, chỉ có Công ty Việt – Úc và Công ty C.P (Thái Lan) chuyên sản xuất tôm thẻ chân trắng và mật độ nuôi trung bình của hai cơ sở khảo sát là 9,5±1,5,9 con/m2.

Cho đẻ và ấp trứng - Cho đẻ

Những nguyên nhân quan trọng cuối cùng để cho ra Nauplius có tỉ lệ sống cao, chất lượng tốt là phương pháp cho đẻ và ấp trứng. Toàn bộ các cơ sở trong 35 cơ sở khảo sát đều cho biết khi tôm được chuyển về trại và phục hồi trong vòng từ 5 đến 10 ngày tiến hành chọn những con có vỏ cứng để tiến hành cắt mắt. Khi tôm thành thục đến giai đoạn 4 tiến hành chuyển sang bể tôm đực giao vĩ, thường xuyên kiểm tra phát hiện những con tôm cái đã giao vĩ chuyển sang bể đẻ sau khi quan sát tôm mẹ đẻ xong chuyển tôm mẹ qua bộ phận nuôi vỗ thành thục tiếp theo. Bể đẻ được thiết kế 20 m2, có độ sâu nước là 60 cm, trong bể được mắc các lồng lưới cho đẻ kích thước khoảng 60 x 100 x 100 cm ngập trong nước và mật độ tôm thả trong bể đẻ từ 4 đến 5 con/m2. Trứng được ấp luôn trong bể đẻ với sục khí nhỏ và tăng sục khí khi trứng nở thành Nauplius, khi Nauplius chuyển sang giai đoạn Nauplius 2, tiến hành thu chuyển sang bể ương. Đến đây có sự khác biệt giữa các cơ sở sản xuất trong quá trình xử lý Nauplius 2, một số cơ sở sử dụng vi sinh và một số sử dụng hóa chất để xử lý cho

Nauplius, một số cơ sở sản xuất sử dụng bể 3 m3, một số cơ sở sử dụng bể 5 m3 và mực nước trong bể (70% thể tích bể). Bảng 3.14 : Thể tích bể ấp và phương pháp xử lý Nauplius Khu vực Thể tích bể ấp Xử lý Nauplius 3 m3 5 m3 Xử lý bằng hóa chất Xử lý bằng vi sinh Sử dụng cả hai hình thức % % % % % TP Qui Nhơn 50 50 - - 100 Hoài Nhơn 25 75 - - 100 Phù Mỹ 66,6 33,3 66,6 - 33,3 Phù Cát 30 70 - - 100 Tuy Phước - 100 - - 100 Tổng cộng 34,3 65,7 13,3 - 86,7

Theo thống kê ở bảng 3.14 hiện có 13,3% số cơ sở sử dụng hóa chất vào xử lý Nauplius như : Iodine, không có cơ sở sử dụng hoàn toàn chế phẩm vi sinh vào quá trình xử lý Nauplius và 86,7 % cơ sở sử dụng cả hai hình thức trên để xử lý Nauplius. Hiện nay, xu hướng các cơ sở ứng dụng công nghệ dùng vi sinh để sử dụng trong quá trình ương nuôi nhiều hơn thay thế cho cách sử lý bằng hóa chất như trước đây.

Mật độ ương

Mật độ ương thấp sẽ ảnh hưởng tới năng suất ương, khả năng tận dụng thức ăn, diện tích. Mật độ ương dày sẽ hạn chế không gian sống dễ gây bệnh ở ấu trùng... Vì vậy mật độ ương ấu trùng phù hợp sẽ giúp cho cơ sở sản xuất giống tiết kiệm được thể tích bể nuôi, tận dụng thức ăn mà năng suất vẫn đảm bảo tối đa. Mật độ ương ấu trùng phụ thuộc vào mô hình đi theo công nghệ của từng cơ sở sản xuất giống. Tuy nhiên trong các cơ sở sản xuất giống khảo sát mật độ ương ấu trùng cũng không có sự khác biệt nhiều (180 - 200 con/L) có lẽ đây là mật độ phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất cho các cơ sở sản xuất giống.

3.2.3.3. Hiện trạng cơ sở lưu giữ giống : * Nguồn gốc :

- Các cơ sở lưu giữ giống hầu hết là giống tôm thẻ chân trắng. Nguồn gốc Nauplius tôm thẻ chân trắng mà các cơ sở mua từ nhiều nguồn khác nhau, từ các Công ty lớn ở các tỉnh như : Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận… thậm chí có cơ sở còn lấy Nauplius của Trung Quốc.

* Mật độ ương

Mật độ ương thấp sẽ ảnh hưởng tới năng suất ương, khả năng tận dụng thức ăn, diện tích. Mật độ ương dày sẽ hạn chế không gian sống dễ gây bệnh ở ấu trùng... Vì vậy mật độ ương ấu trùng phù hợp sẽ giúp cho cơ sở sản xuất giống tiết kiệm được thể tích bể nuôi, tận dụng thức ăn mà năng suất vẫn đảm bảo tối đa. Mật độ ương ấu trùng phụ thuộc vào mô hình đi theo công nghệ của từng cơ sở sản xuất giống. Tuy nhiên trong các cơ sở sản xuất giống khảo sát mật độ ương ấu trùng cũng không có sự khác biệt nhiều (180 - 200 con/L) có lẽ đây là mật độ phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất cho các cơ sở sản xuất giống.

3.2.4. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý

3.2.4.1 Thức ăn và cách cho ăn

Theo Phạm Nam Dương (1993) (trích dẫn bởi Phạm xuân Thủy, 2004), thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm nuôi. Cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng thức ăn thì tôm khỏe mạnh, lớn nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu của nghề nuôi tôm là bền vững và lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt sản lượng tối đa. Khi thiếu thức ăn ấu trùng chậm phát triển, còi cọc, kích cỡ không đều và dễ cảm nhiễm bệnh. Thừa thức ăn làm cho bể ương nuôi nhanh dơ bẩn gây ô nhiễm, tảo và một số vi sinh vật phát triển quá mức làm ảnh hưởng tới môi trường bể nuôi tôm.

Môi trường ô nhiễm ấu trùng giảm sức đề kháng, tăng khả năng nhiễm bệnh. Theo khảo sát ở các cơ sở, đa phần các cơ sở sử dụng tảo tươi và tảo khô xen lẫn trong những giai đoạn ương ấu trùng. Thành phần thức ăn sử dụng trong quá trình ương ấu trùng không có sự khác biệt giữa các cơ sở chủ yếu sử dụng các loại thức ăn

như Frippack, Lansy, tảo Spilurina, No, N1 Japonicus, Flake... Kết quả khảo sát cho thấy 100 % cơ sở của các cơ sở đều áp dụng số lần cho ăn là 8 lần/ ngày.

3.2.4.2 Quản lý chăm sóc

Cách quản lý chăm sóc là vô cùng quan trọng trong quá trình ương và quyết định đến sự thành bại trong công nghệ sản xuất giống của mỗi cơ sở sản xuất, với mỗi công nghệ sản xuất có cách quản lý, chăm sóc riêng. Qua kết quả khảo sát, có hai công nghệ ương ở các cơ sở là công nghệ sử dụng vi sinh không thay nước và công nghệ thay nước thường xuyên.

* Chế độ thay nước

Thay nước là biện pháp chính bảo đảm cho môi trường ương nuôi trong sạch, kích thích tôm lột xác, giảm sự phát triển của tảo và duy trì độ trong của bể nuôi. Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy chế độ thay nước có sự khác nhau ở từng giai đoạn ấu trùng, ấu trùng càng lớn thì lượng nước thay trong bể, trong một ngày càng được tăng lên và đều áp dụng theo công thức trong bảng 3.15.

Bảng 3.15 : Thay nước trong ương nuôi ấu trùng tôm

Giai đoạn Chế độ si phon

(lần/ngày)

Chế độ thay nước (%)

Zoea (Z1-Z3) Siphon 01 lần cuối Z3

Không chỉ bổ sung lượng nước mất do siphon Mysis (M1-M3) 01 lần/ngày 20% ở giai đoạn M3

Post-Larvae (P1-P15) 02 lần/ngày

+ 20% 02 ngày/lần từ P1-P7 + 30% ở giai đoạn P8-P12 (02 ngày/lần)

+ 40% ở giai đoạn P8-P15 (02 ngày/lần) (Đối với tôm sú)

3.2.4. 3 Quản lý môi trường trong bể ương

Bệnh làm giảm tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm do vậy ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của tôm nuôi. Bệnh là sự tác động tổ hợp giữa 3 yếu tố cơ bản : môi trường, mầm bệnh và vật nuôi [17].

Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004), một trong ba định hướng phòng bệnh quan trọng trong nuôi trồng thủy sản là quản lý môi trường nuôi thích hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt quá trình ương. Khi thực hiện được điều đó, có nghĩa là làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường và tránh gây sốc cho vật nuôi, tăng sức khỏe động vật thủy sản và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn khảo sát nắm bắt được tầm qua trọng nên các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ương nuôi chú trọng hàng đầu và được theo dõi sát.

Theo kết quả khảo sát cho thấy 100% các cơ sở sản xuất giống đều quan tâm việc quản lý môi trường bể nuôi, theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy,...) trong suốt quá trình ương nuôi. Điều này nhằm hạn chế tối đa rủi ro về yếu tố môi trường trong bể ương nuôi ấu trùng dựa trên cơ sở mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 yếu tố : Môi trường, vật chủ, mầm bệnh.

3.2.4.3. Bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị

Kết quả điều tra phỏng vấn các cơ sở sản xuất giống thủy sản cho thấy trong quá trình sản xuất giống thủy sản thường xuất hiện một số loại bệnh chủ yếu là : vi khuẩn, nấm, đường ruột và phát sáng với tỷ lệ bắt gặp ở hình 3.15

Hình 3.15 : Tỷ lệ các loại bệnh xuất hiện trong quá trình sản xuất giống

*. Bệnh nấm :

Tỷ lệ xuất hiện bệnh nấm trong quá trình sản xuất giống cao nhất trong các loại bệnh chiếm 66,7%; biểu hiện là nước đục, nhớt, bọt khí nhỏ tập trung thành đám, khó

tan. Biện pháp trị bênh ở các cơ sở sản xuất giống là sử dụng hóa chất, kháng sinh để trị.

*. Bệnh đỏ thân :

Kết quả khảo sát cho thấy 30,6 % cơ sở gặp bệnh này trong quá trình sản xuất. Biểu hiện của loại bệnh này là trên thành bể, đáy bể, dây sục khí xuất hiện những tập hợp chấm đỏ. Tôm kém ăn, nhiều cá thể có đuôi phân, lột xác không được, màu sắc hơi nhợt. Xác định nguyên nhân chủ yếu là do nhóm vi khuẩn gây bệnh.

Biện pháp phòng trị chủ yếu là sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho ấu trùng.

*. Bệnh đường ruột :

Tỷ lệ gặp bệnh này trong quá trình sản xuất giống tôm cao nhất trong các loại bệnh chiếm tỷ lệ 50%; biểu hiện là nước đục, nhớt, bọt khí nhỏ tập trung thành đám, khó tan. Biện pháp trị bệnh sử dụng hóa chất, kháng sinh để trị.

*. Bệnh phát sáng

Tỷ lệ các cơ sở sản xuất gặp bệnh này chiếm tỷ lệ 52,8%, biểu hiện là ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nặng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt. Biện pháp trị bệnh chủ yếu là vệ sinh kỹ lưỡng bình ấp trứng, bể ương, thường xuyên sát trùng dụng cụ, xử lý nguồn nước bằng UV, chlorine, ozone.

Tùy từng loại bệnh cụ thể mà cán bộ kỹ thuật của các cơ sở có biện pháp trị bệnh khác nhau; kết qủa khảo sát cho thấy 100% cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất giống am hiểu cơ sở khoa học của điều trị bệnh trong sản xuất giống. Tuy nhiên về sử dụng kháng sinh, hóa chất để điều trị ở các cơ sở có sự khác nhau về liều lượng và chuẩn loại; phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tiễn của từng cán bộ kỹ thuật.

Kết quả điều tra cho thấy 100% cơ sở đều có những quy trình kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh, khử trùng nghiêm ngặt, các cán bộ công nhân kỹ thuật đều phải tuân thủ theo các qui trình kỹ thuật được đề ra: kiểm soát môi trường ương nuôi, vệ sinh, khử trùng, chế độ thay nước, mật độ nuôi, thức ăn, việc lấy mẫu ấu trùng kiểm tra định kỳ luôn được đảm bảo. Vì vậy những thay đổi nhỏ nhất trong quá trình ương nuôi ấu trùng đều được phát hiện và xử lý kịp thời.

Đối với những bể phát hiện bệnh được các công ty áp dụng quy trình kiểm soát dịch, cách li khu bể có ấu trùng bị bệnh, tiến hành xử lý hoàn toàn ấu trùng trong bể có ấu trùng bị bệnh, vệ sinh, khử trùng đối với bể và khu bể có ấu trùng bị bệnh.

3.3. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế

3.3.1. Sản lượng, giá thành, giá bán Postlarvae giống tôm thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)