Phương pháp ước tính cho mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 28)

Sử dụng phương pháp Yamane Taro (1967) để tính cỡ mẫu cho điều tra Công thức : n=

Trong đó :

- n : kích cỡ mẫu - N: tổng thể

- e : Xác suất phạm sai lầm loại II hay còn gọi là b (b=10%) * Hình thức điều tra : Phỏng vấn trực tiếp chủ trại sản xuất, người trực tiếp sản xuất.

Phiếu điều tra cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định được thiết kế dựa trên quy chuẩn kỹ thuật sản xuất giống thủy sản Quốc gia (QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT).

2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu :

2.4.3.1. Xử lý số liệu :

N 1+ Ne2

Số liệu thu được được xử lý theo từng chuyên đề riêng dựa trên bộ câu hỏi (phụ lục)

- Hiện trạng sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định : + Tên trại sản xuất giống.

+ Quy mô, địa điểm xây dựng trại. + Nguồn nước và chất lượng nước.

. Nguồn nước ngọt.

. Nguồn nước biển ven bờ.

+ Hệ thống công trình, trang thiết bị phục vụ sinh sản : Hệ thống xử lý nước; trang thiết bị, dụng cụ sử dụng cho sản xuất; hệ thống nhà xưởng, các loại bể trực tiếp cho sản xuất.

+ Hệ thống xử lý nước, chất thải : nước thải của cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất và sinh hoạt.

+ Kho chứa nguyên vật liệu : các khu riêng biệt : khu chứa nhiên liệu; khu chứa hóa chất, thuốc; khu vực chứa thức ăn.

+ Lực lượng lao động : Trình độ của cán bộ kỹ thuật; Công nhân và các yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật.

+ Về thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, hóa chất, thức ăn sử dụng trong sản xuất.

+ Về nguồn gốc chất lượng bố mẹ và con giống thủy sản.

- Những khó khăn gặp phải của các trại sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn (kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ, vốn...) và phương hướng phát triển trại sản xuất (mở rộng diện tích, nâng cấp thêm...).

Việc sắp xếp và xử lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự so sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét cần thiết.

2.4.3.2. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất:

+ Giá trị sản xuất ( GO )    n i i iP Q GO 1

Trong đó: GO là giá trị sản xuất .

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

*Phân tích các yếu tố kinh tế :

Nhận định hiệu quả kinh tế của trại sản xuất giống.

- Chi phí cố định : là chi phí cho tài sản cố định được sử dụng dài hạn hơn một vụ, một đợt sản xuất bao gồm : Cơ sở hạ tầng, tiền thuê đất, tiền xây dựng trại.

- Khấu hao chi phí cố định : Tài sản cố định khấu hao theo một đợt sản xuất. - Chi phí lưu động : Được thể hiện bằng tiền của các tài sản lưu thông trong quá trình sản xuất và được thu hồi ngay sau khi thực hiện giá trị hàng hóa. Chi phí lưu động gồm : bố mẹ làm giống, thức ăn, nhân công, thuốc, điện...

Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí lưu động

Danh thu : là giá tiền thu được khi bán sản phẩm được tính bằng công thức : Danh thu = Số lượng giống x giá bán trung bình

Lợi nhuận ròng = Tổng chi – Tổng thu

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/vốn đầu tư x 100% Các số liệu được tính theo đợt sản xuất.

2.4.3.3 Phân tích số liệu :

Phương tiện xử lý số liệu : Sử dụng phần mềm Microsof Excel 2003 và các phương pháp thống kê kinh tế.

Số liệu thu thập sau khi nhập vào máy tính sẽ được tính toán, phân tích dựa vào phần mềm Exel. Các chỉ số thống kê được dùng để mô tả các thông số kỹ thuật các đặc trưng kinh tế xã hội của trại sản xuất và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh.

2.5 Các Chỉ thị đánh giá sản xuất giống thủy sản theo tiêu chuẩn an toàn sinh học :

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ “Điều kiện bảo

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn của tỉnh Bình Định :

Nghề sản xuất giống thủy sản tại tỉnh Bình Định đã có từ năm 1984 và không ngừng phát triển do hội đủ những lợi thế về khí hậu, đất đai, nguồn nước, môi trường....Chính vì thế Tỉnh đã quan tâm quy hoạch đầu tư hình thành 05 khu vực sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tập trung ở các huyện ven biển : Huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tp Qui Nhơn, Tuy Phước; Đối tượng sản xuất là tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua xanh...

Hoạt động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn của tỉnh Bình Định phát triển mạnh từ năm 2006, sau khi Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa đối tượng tôm thẻ chân trắng vào sản xuất và nuôi rộng rãi trên toàn quốc. Với những ưu thế về đặc điểm sinh học, mặc dù là đối tượng nhập ngoại nhưng trong thời gian ngắn tôm thẻ chân trắng đã khẳng định được một số ưu điểm (dễ nuôi, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế cao....) làm cho nghề sản xuất và nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh tại các tỉnh miền Bắc, khu vực miền Trung và một số tỉnh Đông Nam Bộ; Riêng Bình Định hiện nay 98% diện tích nuôi tôm của tỉnh là nuôi đối tượng tôm thẻ chân trắng, chỉ vài ha nuôi tôm sú và cua xanh. Sự phát triển của nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh, nếu năm 2006 mới chỉ 01 cơ sở với sản lượng đạt 01 triệu con Post- larvaelarvae tôm thẻ chân trắng đến năm 2010 phát triển lên 24 cơ sở với sản lượng triệu con, tính đến cuối năm 2014 toàn tỉnh đã có 36 cơ sở sản xuất và ương dưỡng tôm thẻ chân trắng với sản lượng đạt trên 5 tỷ con. Cho thấy tốc độ phát triển tương đối nhanh cả về năng lực và quy mô sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Cùng với xu hướng phát triển chung của nghề nuôi tôm trên thế giới, trong tình hình nghề nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, đối tượng tôm thẻ chân trắng được xem như là đối tượng thay thế, bổ sung cho nghề nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam.

3.1.1. Thông tin chung về cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn :

3.1.1.1. Tuổi của người sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, cán bộ kỹ thuật và công nhân tham gia sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở các khu vực khảo sát, nghiên cứu trung bình 33,7 ±

10,4 tuổi (khoảng biến động từ 17 ÷ 60 tuổi), trong đó từ 24 tuổi trở xuống chiếm 25,2%, từ 25÷ 45 tuổi chiếm 47,5%, trên 45 tuổi chiếm 27,3%.

Bảng 3.1 : Cơ cấu nhóm tuổi của người sản xuất giống

Địa phương Tổng số người Tỷ lệ (%) Tuổi cán bộ kỹ thuật

Dưới 25 Từ 25-45 Trên 45 Trung Bình Khoảng

biến động TP Qui Nhơn 35 5,1 11,7 7,6 33,6±10,5 18÷55 Phù Cát 40 7,1 8,2 5,3 33,3±11,7 17÷55 Phù Mỹ 45 7,3 18,5 9,4 30,7±10,8 20÷59 Hoài Nhơn 20 5,7 8,5 3,8 31,8±10,5 18÷60 Tuy Phước 5 - 0,6 1,2 34,3±9,6 27÷50 Tổng cộng 155 25,2 47,5 27,3 33,7±10,4 17÷60

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Hình 3.1 cho thấy người lao động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở các địa bàn nghiên cứu chủ yếu là ở lứa tuổi trung niên (từ 25-45 tuổi) chiếm tỷ lệ 47,5%, đây là lực lượng nòng cốt trong nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn. Họ vừa có kinh nghiệm sống, vừa có thâm niên nghề nghiệp, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, ít nhiều trong cuộc sống họ đã tích lũy được một số vốn nhất định để đầu tư cho sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn. Lứa tuổi thanh niên (dưới 25 tuổi) tham gia sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn chiếm 25,2%, điều này cho thấy nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn cũng thu hút được một số lực lượng thanh niên trong độ tuổi lao động ở các địa phương tham gia, qua đó giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bản thân, cải thiện đời sống kinh tế gia đình cho số lao động trong độ tuổi thanh niên này. Do nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn đặc biệt là nghề sản xuất giống tôm có nhiều rủi ro, khoa học kỹ thuật phức tạp, công việc vất vả nên độ tuổi trên 45 chiếm lệ thấp (27,3%).

Hình 3.1 : Cơ cấu nhóm tuổi của người sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn

3.1.1.2. Giới tính của người sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn

Qua kết quả điều tra 155 cán bộ kỹ thuật và công nhân tham gia sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở tỉnh Bình Định có 140 nam giới (chiếm 90,30%) trong khi đó nữ giới rất ít chỉ có 15 người (chiếm 9,70%). Các cán bộ kỹ thuật được phỏng vấn cho biết, phụ nữ ít trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất giống như cho sinh sản, ương nuôi ấu trùng… mà chỉ làm ở những khâu như nuôi cấy tảo, ương nuôi thức ăn tươi sống, làm công tác văn phòng.

3.1.1.3. Số năm kinh nghiệm của người tham gia sản xuất giống

Sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn là hoạt động nông nghiệp, tuy nhiên để đạt được thành công, đòi hỏi người lao động không chỉ có sức khỏe tốt mà còn phải có kinh nghiệm, kiến thức, trình độ chuyên môn và biết ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống, đặc biệt là nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Bảng 3.2 : Số năm kinh nghiệm của người tham gia sản xuất giống

Địa phương Tổng số người

Số năm kinh

nghiệm Tỷ lệ (%)

Trung

bình biến động Khoảng 5 năm Dưới Từ 5 đến 15 năm Trên 15 năm

TP Qui Nhơn 35 4,1±10,5 1÷25 8,3 11,5 1,8 Phù Cát 40 10±5,4 2÷21 11,8 14,4 1,3 Phù Mỹ 45 10±5,8 2÷25 11,5 15,7 3 Hoài Nhơn 30 7,7±4,8 1÷14 8,4 9,3 - Tuy Phước 5 5,6±4,9 1÷14 0,6 2,4 - Tổng cộng 155 1÷25 40,6 53,3 6,1

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy số năm kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật và công nhân của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn từ 5 – 15 năm kinh nghiệm chiếm 53,3%, điều này cho thấy các chủ cơ sở sản xuất giống rất quan tâm tới kinh nghiệm người làm của cơ sở mình. Những cán bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm từ 5 – 15 năm có độ tuổi từ 25 đến 40, đây cũng là độ tuổi lao động phát huy được sức lao động rất tốt. Vì đây là nghề không những đòi hỏi nhiều vốn mà còn phải có kinh nghiệm và sự kiên trì chịu khó trong công việc.

Tuy nhiên, chính lớp trẻ mới là người tiếp nhận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và đưa công nghệ mới vào sản xuất. Số cán bộ kỹ thuật và công nhân của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn có số năm kinh nghiệm trên 15 năm (tuổi 45 – 55) chiếm 6,1%, đây là lực lượng có bề dày kinh nghiệm sống, có thâm niên nghề nghiệp và ít nhiều trong cuộc sống họ đã tích lũy được một số vốn nhất định để đầu tư nhưng sức khỏe hạn chế. Do vậy số cán bộ này thường làm về quản lý của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn, hay cố vấn kỹ thuật cho cơ sở sản xuất…

3.1.1.4. Trình độ văn hóa và chuyên môn của người sản xuất giống

- Trình độ văn hóa

Bảng 3.3 : Trình độ văn hóa của người sản xuất giống

Địa phương Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn 6 3,9 15 9,7 14 9,0 Phù Cát 5 3,2 15 9,7 20 12,9 Phù Mỹ 5 3,1 16 10,3 24 15,5 Hoài Nhơn 9 5,8 9 5,8 12 7,7 Tuy Phước 1 0,6 2 1,3 2 1,3 Tổng cộng 26 16,7 57 36,8 72 46,5

Nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn thường xuyên ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất do đó đòi hỏi lực lượng phải có trình độ văn hóa nhất định để có thể tiếp thu, vận hành trong quá trình hoạt động sản xuất. Đặc biệt là nghề sản xuất tôm thẻ chân trắng. Vì trình độ văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức, góp phần quan trọng trong việc giúp cho người tham gia sản xuất dễ dàng tiếp nhận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những công nghệ sản xuất mới để nâng cao năng suất và hiệu quả.

Hình 3.4 : Trình độ văn hóa của lao động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn

Kết quả điều tra thể hiện ở hình 3.4 cho thấy số lao động có trình độ văn hóa cấp 3 chiếm tỷ lệ 46,5%; cấp 2 có tỷ lệ 36,8% và cấp 1 có tỷ lệ 16,7%. Trong 5 khu vực điều tra, nghiên cứu thì huyện Phù Mỹ có tỷ lệ người lao động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn có trình độ văn hóa cấp 3 cao nhất (chiếm 15,5%), huyện Tuy Phước thấp nhất (chiếm 1,3%). Điều này cũng dễ hiểu vì khu vực huyện Phù Mỹ hiện là nơi có 02 Công ty nước ngoài đầu tư là : Việt – Úc và C.P (Thái Lan). Do đó lực lượng lao động ở khu vực này có trình độ văn hóa tương đối cao hơn các khu vực khác vì các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động yêu cầu người lao động phải có trình độ văn hóa tối thiểu là cấp 3.

Tuy nhiên trình độ văn hóa một số cơ sở khảo sát vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng người lao động có trình độ văn hóa cấp 1 và cấp 2 có tỷ lệ tương đối cao nên ảnh hưởng đến khả năng học hỏi tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với lực lượng lao động có trình độ văn

hóa thấp như trên sẽ tác động không nhỏ đến sự ổn định của nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn. Do đó cần phải có giải pháp nâng cao trình độ cho lực lượng lao động này.

- Trình độ chuyên môn

Bảng 3.4 : Trình độ chuyên môn của người sản xuất giống

Địa phương

Trình độ chuyên môn Không bằng

cấp Trung cấp Đại học Trên đại học

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) TP Qui Nhơn 25 16,1 6 3,9 4 2,6 - - Phù Cát 33 21,3 5 3,2 2 1,3 - - Phù Mỹ 22 14,2 15 9,7 7 4,5 1 0,6 Hoài Nhơn 24 15,5 4 2,6 2 1,3 - - Tuy Phước 4 2,6 1 0,6 0 0,0 - - Tổng cộng 108 69,7 31 20 15 9,7 1 0,6

Kết quả điều tra ở địa bàn nghiên cứu cho thấy số lao động không có trình độ chuyên môn là 108 người (chiếm 69,7 %), có trình độ trung cấp là 31 người (chiếm 20%), Đại học là 15 người (chiếm 9,7%) và sau đại học là 01 người (chiếm 0,6%).

Trong đó khu vực ở huyện Phù Mỹ có trình độ chuyên môn cao nhất vì có các Công ty sản xuất giống lớn là : Việt – Úc và C.P (Thái Lan) nên Cán bộ kỹ thuật được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng dựa trên trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của các ứng viên. Với lợi thế về tiềm lực kinh tế và kỹ thuật nên những Công ty này dễ dàng thu hút được lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao hơn các cơ sở còn lại. Các khu vực còn lại như : Tp Qui Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước có trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật rất thấp, vì đa số các cơ sở ở khu vực này chủ yếu là sản xuất tôm sú và ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng, nên có qui mô nhỏ lẻ, hoạt động theo hình thức gia đình, thiếu tiềm lực kinh tế, kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)