Theo Phạm Nam Dương (1993) (trích dẫn bởi Phạm xuân Thủy, 2004), thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm nuôi. Cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng thức ăn thì tôm khỏe mạnh, lớn nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu của nghề nuôi tôm là bền vững và lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt sản lượng tối đa. Khi thiếu thức ăn ấu trùng chậm phát triển, còi cọc, kích cỡ không đều và dễ cảm nhiễm bệnh. Thừa thức ăn làm cho bể ương nuôi nhanh dơ bẩn gây ô nhiễm, tảo và một số vi sinh vật phát triển quá mức làm ảnh hưởng tới môi trường bể nuôi tôm.
Môi trường ô nhiễm ấu trùng giảm sức đề kháng, tăng khả năng nhiễm bệnh. Theo khảo sát ở các cơ sở, đa phần các cơ sở sử dụng tảo tươi và tảo khô xen lẫn trong những giai đoạn ương ấu trùng. Thành phần thức ăn sử dụng trong quá trình ương ấu trùng không có sự khác biệt giữa các cơ sở chủ yếu sử dụng các loại thức ăn
như Frippack, Lansy, tảo Spilurina, No, N1 Japonicus, Flake... Kết quả khảo sát cho thấy 100 % cơ sở của các cơ sở đều áp dụng số lần cho ăn là 8 lần/ ngày.
3.2.4.2 Quản lý chăm sóc
Cách quản lý chăm sóc là vô cùng quan trọng trong quá trình ương và quyết định đến sự thành bại trong công nghệ sản xuất giống của mỗi cơ sở sản xuất, với mỗi công nghệ sản xuất có cách quản lý, chăm sóc riêng. Qua kết quả khảo sát, có hai công nghệ ương ở các cơ sở là công nghệ sử dụng vi sinh không thay nước và công nghệ thay nước thường xuyên.
* Chế độ thay nước
Thay nước là biện pháp chính bảo đảm cho môi trường ương nuôi trong sạch, kích thích tôm lột xác, giảm sự phát triển của tảo và duy trì độ trong của bể nuôi. Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy chế độ thay nước có sự khác nhau ở từng giai đoạn ấu trùng, ấu trùng càng lớn thì lượng nước thay trong bể, trong một ngày càng được tăng lên và đều áp dụng theo công thức trong bảng 3.15.
Bảng 3.15 : Thay nước trong ương nuôi ấu trùng tôm
Giai đoạn Chế độ si phon
(lần/ngày)
Chế độ thay nước (%)
Zoea (Z1-Z3) Siphon 01 lần cuối Z3
Không chỉ bổ sung lượng nước mất do siphon Mysis (M1-M3) 01 lần/ngày 20% ở giai đoạn M3
Post-Larvae (P1-P15) 02 lần/ngày
+ 20% 02 ngày/lần từ P1-P7 + 30% ở giai đoạn P8-P12 (02 ngày/lần)
+ 40% ở giai đoạn P8-P15 (02 ngày/lần) (Đối với tôm sú)
3.2.4. 3 Quản lý môi trường trong bể ương
Bệnh làm giảm tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm do vậy ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của tôm nuôi. Bệnh là sự tác động tổ hợp giữa 3 yếu tố cơ bản : môi trường, mầm bệnh và vật nuôi [17].
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004), một trong ba định hướng phòng bệnh quan trọng trong nuôi trồng thủy sản là quản lý môi trường nuôi thích hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt quá trình ương. Khi thực hiện được điều đó, có nghĩa là làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường và tránh gây sốc cho vật nuôi, tăng sức khỏe động vật thủy sản và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn khảo sát nắm bắt được tầm qua trọng nên các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ương nuôi chú trọng hàng đầu và được theo dõi sát.
Theo kết quả khảo sát cho thấy 100% các cơ sở sản xuất giống đều quan tâm việc quản lý môi trường bể nuôi, theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy,...) trong suốt quá trình ương nuôi. Điều này nhằm hạn chế tối đa rủi ro về yếu tố môi trường trong bể ương nuôi ấu trùng dựa trên cơ sở mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 yếu tố : Môi trường, vật chủ, mầm bệnh.
3.2.4.3. Bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị
Kết quả điều tra phỏng vấn các cơ sở sản xuất giống thủy sản cho thấy trong quá trình sản xuất giống thủy sản thường xuất hiện một số loại bệnh chủ yếu là : vi khuẩn, nấm, đường ruột và phát sáng với tỷ lệ bắt gặp ở hình 3.15
Hình 3.15 : Tỷ lệ các loại bệnh xuất hiện trong quá trình sản xuất giống
*. Bệnh nấm :
Tỷ lệ xuất hiện bệnh nấm trong quá trình sản xuất giống cao nhất trong các loại bệnh chiếm 66,7%; biểu hiện là nước đục, nhớt, bọt khí nhỏ tập trung thành đám, khó
tan. Biện pháp trị bênh ở các cơ sở sản xuất giống là sử dụng hóa chất, kháng sinh để trị.
*. Bệnh đỏ thân :
Kết quả khảo sát cho thấy 30,6 % cơ sở gặp bệnh này trong quá trình sản xuất. Biểu hiện của loại bệnh này là trên thành bể, đáy bể, dây sục khí xuất hiện những tập hợp chấm đỏ. Tôm kém ăn, nhiều cá thể có đuôi phân, lột xác không được, màu sắc hơi nhợt. Xác định nguyên nhân chủ yếu là do nhóm vi khuẩn gây bệnh.
Biện pháp phòng trị chủ yếu là sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho ấu trùng.
*. Bệnh đường ruột :
Tỷ lệ gặp bệnh này trong quá trình sản xuất giống tôm cao nhất trong các loại bệnh chiếm tỷ lệ 50%; biểu hiện là nước đục, nhớt, bọt khí nhỏ tập trung thành đám, khó tan. Biện pháp trị bệnh sử dụng hóa chất, kháng sinh để trị.
*. Bệnh phát sáng
Tỷ lệ các cơ sở sản xuất gặp bệnh này chiếm tỷ lệ 52,8%, biểu hiện là ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nặng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt. Biện pháp trị bệnh chủ yếu là vệ sinh kỹ lưỡng bình ấp trứng, bể ương, thường xuyên sát trùng dụng cụ, xử lý nguồn nước bằng UV, chlorine, ozone.
Tùy từng loại bệnh cụ thể mà cán bộ kỹ thuật của các cơ sở có biện pháp trị bệnh khác nhau; kết qủa khảo sát cho thấy 100% cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất giống am hiểu cơ sở khoa học của điều trị bệnh trong sản xuất giống. Tuy nhiên về sử dụng kháng sinh, hóa chất để điều trị ở các cơ sở có sự khác nhau về liều lượng và chuẩn loại; phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tiễn của từng cán bộ kỹ thuật.
Kết quả điều tra cho thấy 100% cơ sở đều có những quy trình kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh, khử trùng nghiêm ngặt, các cán bộ công nhân kỹ thuật đều phải tuân thủ theo các qui trình kỹ thuật được đề ra: kiểm soát môi trường ương nuôi, vệ sinh, khử trùng, chế độ thay nước, mật độ nuôi, thức ăn, việc lấy mẫu ấu trùng kiểm tra định kỳ luôn được đảm bảo. Vì vậy những thay đổi nhỏ nhất trong quá trình ương nuôi ấu trùng đều được phát hiện và xử lý kịp thời.
Đối với những bể phát hiện bệnh được các công ty áp dụng quy trình kiểm soát dịch, cách li khu bể có ấu trùng bị bệnh, tiến hành xử lý hoàn toàn ấu trùng trong bể có ấu trùng bị bệnh, vệ sinh, khử trùng đối với bể và khu bể có ấu trùng bị bệnh.
3.3. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế
3.3.1. Sản lượng, giá thành, giá bán Postlarvae giống tôm thẻ chân trắng
Bảng 3.16 : Sản lượng, giá thành, giá bán Postlarvae giống tôm TCT năm 2014
Khu vực Sản lượng (tr.con) Giá thành (Đồng/con) Giá bán (Đồng/con) Trung bình Dao động Trung bình Dao động Tp Qui Nhơn (n=11) 82 27,2±2,0 25÷30 53,7±8,7 35÷75 Phù Cát (n=10) 64 28,3±2,3 25÷32 55,5±11,8 35÷75 Phù Mỹ (n=3) 5.180 33,4±5,7 26÷40 85,3±12,7 40÷100 Hoài Nhơn (n=12) 86 24,2±1,6 22÷30 43,5±9,3 30÷60 Tuy Phước (n=1) 30 23,7±1,3 22÷25 45±5,0 40÷50 Tổng (n=36) 5.442 27,6±2,8 22÷40 60,7±9,6 30÷100
(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)
Kết quả điều tra về sản lượng tôm thẻ chân trắng của các cơ sở ở các địa bàn nghiên cứu thể hiện tại bảng 3.16 cho thấy khu vực huyện Phù Mỹ có năng suất cao nhất 5.180 triệu con và thấp nhất là khu vực huyện Tuy Phước 30 triệu con. Điều này dễ dàng nhận thấy vì khu vực Phù Mỹ có 2 Công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tiềm lực về kinh tế, quy trình công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt do đó năng suất thường cao hơn rất nhiều so với các cơ sở khác trong cùng khu vực là Công ty Việt - Úc và Công ty C.P (Thái Lan).
Kết quả điều tra ở 5 khu vực nghiên cứu cho thấy giá thành trung bình 27,6±2,8 đồng/con (khoảng biến động 22÷40 đồng/con). Trong đó giá thành của các cơ sở sản xuất khu vực Phù Mỹ cao nhất (trung bình 33,4±5,7 đồng/con). Các khu vực còn lại chủ yếu là các cơ sở ương tôm giống nên giá thành tương đối gần bằng nhau. Giá thành trên địa bàn khảo sát phụ thuộc chủ yếu vào giá tôm bố mẹ, Nauplius, thức ăn, tiền thuê nhân công và quy trình công nghệ sản xuất của mỗi cơ sở. Khu vực Phù Mỹ các cơ sở có yếu tố đầu tư nước ngoài nên quy mô sản xuất lớn, lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động tương đối đông hơn so với các cơ sở ở các khu vực còn
lại vì vậy nên giá thành tôm giống bán ra cao hơn so với các cơ sở ở khu vực khác. Tuy nhiên giá bán tôm giống ở các cơ sở này cao hơn rất nhiều so với các cơ sở khác, chênh lệch từ 25-40 đồng/con.
Giá bán là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của người sản xuất giống. Trong thời điểm khảo sát, các cơ sở bán Postlarvae trung bình 60,7±9,6 đồng/con, dao động từ 30÷100 đồng/con. Trong 5 địa bàn nghiên cứu thì các cơ sở ở Phù Mỹ có giá bán tôm giống cao nhất (Trung bình 85,3±12,7) và thấp nhất là 43,5±9,3. Tuy nhiên giá bán phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu của các cơ sở và mức độ đầu tư của các cơ sở, đơn cử như giá bán tôm giống của Công ty Việt - Úc là 98 đ/con; Công ty C.P (Thái Lan) là 100 đ/con nhưng giá bán của các cơ sở nhỏ thì chỉ từ 35 - 75 đ/con
Hình 3.16. Giá thành và giá bán Postlarvae của các cơ sở 3.3.2. Sản lượng, giá thành, giá bán Postlarvae giống tôm sú
Bảng 3.17 Sản lượng, giá thành, giá bán Postlarvae giống tôm sú năm 2014 Khu vực Sản lượng (tr.con) Giá thành (Đồng/con) Giá bán (Đồng/con)
Trung bình Dao động Trung bình Dao động
Phù Cát (n=10) 38 23,1±1,4 21÷25 38,5±6,8 30÷55
Phù Mỹ (n=3) 10 23,5±1,7 22÷30 37,5±2,4 35÷50
Hoài Nhơn (n=12) 42 24,6±1,3 22÷30 43,5±6,3 35÷75
Tuy Phước (n=1) 5 23±1,0 22÷25 43±2,0 40÷45
Tổng (n=36) 123 23,6 ±1,6 21÷30 44,3±6,7 30÷75
(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)
Kết quả điều tra ở 5 khu vực nghiên cứu cho thấy giá thành trung bình 23,6±1,6 đồng/con (khoảng biến động 21÷30 đồng/con). Trong đó giá thành của các cơ sở sản xuất khu vực huyện Hoài Nhơn cao nhất (trung bình 24,6±1,3 đồng/con), kế đến là khu vực huyện Tuy Phước (trung bình 23,0±1,0 đồng/con). Giá thành trên địa bàn khảo sát phụ thuộc chủ yếu vào giá tôm bố mẹ, thức ăn, tiền thuê nhân công và quy trình công nghệ của mỗi cơ sở.
Giá bán là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của người sản xuất giống. Trong thời điểm khảo sát, các cơ sở bán Postlarvae trung bình 44,3±6,7 đồng/con, dao động từ 30÷75 đồng/con. Trong 5 địa bàn nghiên cứu thì các cơ sở ở Tp Qui Nhơn có giá bán tôm giống cao nhất (Trung bình 48,7±11,7) và thấp nhất là khu vực huyện Phù Mỹ (Trung Bình 37,5±2,4).
3.3.3. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất của cơ sở được thể hiện qua lợi nhuận mà cơ sở thu được sau những đợt sản xuất. Theo bảng 3.18 tỷ suất lợi nhuậntrung bình của địa bàn khảo sát là 20,5±1,7% (khoảng biến động 13÷25%). Các cơ sở ở khu vực huyện Phù Mỹ có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất 16,3±2,1 (khoảng biến động 13÷22), Các cơ sở có tỷ suất lợi nhuận cao nhất là khu vực huyện Hoài Nhơn 23,2±1,5% (khoảng biến động là 21÷25%).
Bảng 3.18 : Tỷ suất lợi nhuận (%lợi nhuận/tổng chi phí)
Khu vực
Tỷ suất lợi nhuận (%)
Trung Bình Khoảng biến động
Tp Qui Nhơn (n=11) 18,2±1,3 17÷20 Phù Cát (n=10) 22,2±1,5 20÷24 Phù Mỹ (n=3) 16,3±2,1 13÷22 Hoài Nhơn (n=12) 23,2±1,5 21÷25 Tuy Phước (n=1) 20,2±3 13÷25 Tổng (n=36) 20,5±1,7 13÷25
(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)
Do qui mô đầu tư, công nghệ sản xuất giữa các cơ sở có sự khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận giữa các cơ sở có sự khác nhau đáng kể. Với những cơ sở qui mô nhỏ, hộ gia đình sử dụng công nghệ đơn giản, tốn ít nhân công… nên đã giảm được một chi phí rất lớn. Ngược lại, với những Công ty lớn với công nghệ sản xuất với nhiều quy trình cần nhiều nhân công vận hành, cùng với đó là chi phí vận hành các thiết bị công nghệ… do vậy tỷ suất lợi nhuận không cao, bù lại với quy mô lớn làm ra sản lượng hàng năm rất cao (khoảng 3 tỷ Postlarvae/năm) do vậy lợi nhuận thu được của những Công ty này là rất lớn.
3.3.4. Hiệu quả về mặt xã hội
Hoạt động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở Bình Định trong những năm gần đây đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, tư nhân…) góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn ven biển. Phát huy lợi thế có bờ biển dài, điều kiện tự nhiên rất thuận
lợi cho hoạt động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn, tỉnh đã chú trọng trong việc quy hoạch vùng nuôi, sản xuất giống, ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giống thủy sản.
Nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn, đặc biệt là nghề sản xuất tôm thẻ chân trắng còn kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành khác, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khoảng trên 500 lao động tham gia sản xuất giống và các hoạt động dịch vụ khác. Ngoài ra, sản xuất giống tôm thẻ chân trắng còn tạo điều kiện cho người dân các vùng lân cận xóa đói giảm nghèo. Kết quả của sản xuất giống đã giúp nhiều hộ ngư dân thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu.
3.4 Đánh giá nhận xét hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tỉnh Bình Định mặn tỉnh Bình Định
3.4.1 Cơ sở vật chất trại sản xuất giống
- Về hệ thống xử lý nước : Cơ sở có tổng thể tích bể chứa càng lớn thì thuận lợi trong việc cấp nước cho toàn bộ hoạt động ương của cơ sở mình. Qua kết quả điều tra nghiên cứu các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định tổng thể tích bể ương trung bình 36,9 ± 6,5% (khoản biến động 30%-80%) cho thấy các cơ sở đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở sản xuất giống đảm bảo điều kiện về sinh thú y và bảo vệ môi trường.
- Về hệ thống bể nuôi vỗ bố mẹ : Qua điều tra nghiên cứu hệ thống nuôi vỗ bố
mẹ tại Bình Định thì bể nuôi vỗ bố mẹ đều được thiết kế bể dạng hình chữ nhật, có chiều rộng từ 4m đến 6m, độ cao nước khoản 40-60 cm, bể được xây dựng trong nhà kín, độ dày bể khoảng 10-15cm. Với thiết kế như vậy đảm bảo cho hoạt động sản xuất giống thủy sản.
- Về hệ thống bể ương ấu trùng : Vì diện tích bể ương ấu trùng phụ thuộc ở
mỗi người kỹ thuật của từng cơ sở sản xuất để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý. Qua kết quả điều tra nghiên cứu thể tích bể ương nuôi ấu của các cơ sở sản xuất giống tại Bình Định trung bình 6,6±0,6m3 đảm bảo được yêu cầu mà quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn đề ra.
- Về hệ thống xử lý nước thải : Hệ thống xử lý nước thải tuy không ảnh hưởng
trực tiếp đến sản lượng, năng suất và hiệu quả của hoạt động sản xuất giống thủy sản