- Đẩy mạnh việc phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường để nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi vỗ, gia hóa và chọn lọc bố mẹ để vừa chủ động, vừa nâng cao chất lượng trong sinh sản. Nhằm giúp cho các cơ sở sản xuất giống chủ động được nguồn giống
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về bệnh trong sản xuất giống tôm, về mật độ ương, … để nâng cao hiệu quả nghề sản xuất giống.
3.5.2.4. Giải pháp quản lý Nhà nước
Nhằm phát triển nghề sản xuất tôm giống phục vụ nguồn giống có chất lượng đảm bảo an toàn sinh học cho bà con nuôi tôm ở Bình Định nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung trước mắt tỉnh Bình Định cần phải làm những việc như sau :
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản, tỉnh Bình Định cần phải qui hoạch vùng sản xuất tập trung; đồng thời có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất giống thủy sản phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Trọng tâm trong quy hoạch dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản; chú trọng hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ sinh môi trường sinh thái.
- Lập Dự án nói lên tính cấp thiết, nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu sạch đáp ứng cho những thị trường khó tính. Trình UBND tỉnh Bình Định phê duyệt.
- Tranh thủ nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn đối ứng địa phương và các tổ chức nước ngoài. Để khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tự nguyện góp vốn, sức lao động để cải tạo lại cơ sở sản xuất đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét về thủ tục nhập khẩu tôm giống bố mẹ được nhanh chóng, thuận lợi cho các nhà nhập khẩu tôm bố mẹ để các cơ sở nhỏ có thể tiếp cận được nguồn tôm bố mẹ chất lượng tốt.
- Tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường các vùng sản xuất giống tập trung thông qua các hoạt động kiểm tra định kỳ, thường xuyên về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, điều kiện cơ sở sản xuất của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn.
3.5.2 5. Các giải pháp về kinh tế
- Nhà nước cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ để các cơ sở sản xuất giống tôm có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại nhằm tạo thuận lợi đầu tư phát triển, nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học, khuyến ngư, nâng cao năng lực của cán bộ trong ngành. Hỗ trợ vốn xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ mới để triển khai nhân rộng.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường. Việc cũng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết tôm nguyên liệu cho người nuôi, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận
4.1.1. Thông tin về cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở Bình Định
Tổng số cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định là 36 cơ sở với sản lượng sản xuất năm 2014 là5 tỷ con. Tuổi trung bình của lao động sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn là 34,5 tuổi; trong đó 49,2% lao động có trình độ văn hóa cấp 3 và 69,7% lao động không có trình độ chuyên môn. Tỷ lệ nam giới chiếm 90,3%; số năm kinh nghiệm sản xuất giống trung bình là 7,3 năm.
4.1.2. Hiện trạng sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn:
Mô hình hoạt động sản xuất dạng Công ty Trách nhiệm hữu hạn chiếm 2,8%, Công ty Cổ phần 2,8 %, hộ cá thể 91,6 %.
Hệ thống công trình: Hệ thống xử lý nước có thể tích chiếm trung bình 46,1% so thể tích bể ương ấu trùng, nuôi tôm mẹ. Thể tích bể nuôi vỗ thành thục tôm HCT bố mẹ bình quân là 24,3m3, với độ sâu mực nước nuôi bình quân là 53,2 cm. Hệ thống bể ương ấu trùng có hình dạng tròn, chữ nhật, hình vuông; chất liệu làm bằng xi măng (98,4%) với thể tích bình quân là 6,7m3. Số cơ sở có phòng thi nghiệm, hệ thống kiểm tra sức khỏe tôm là 13,8%; trong đó một số cơ sở có trang bị hệ thống PCR phục vụ việc xét nghiệm bệnh tôm.
Tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Mỹ chiếm tỷ lệ 33,3% và từ Thái lan chiếm tỷ lệ 33,3%. Mật độ nuôi vỗ thành thục tôm he chân trắng của hai Công ty là Cp (Thái Lan) và Việt - Úc bố mẹ bình quân là 9,5 con/m2 bể ương; thức ăn sử dụng là mực, hàu và rươi biển.
Mật độ ương nuôi ấu trùng bình quân là 180 con/lít; phụ thuộc vào thương hiệu cơ sở và chất lượng giống; nên các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài giá bán luôn ở mức cao, chênh lệch từ 20-40 đồng/con so với các cơ sở khác trong cùng khu vực. Năng suất post xuất bán bình quân đạt 5,7 vạn con/m3; giá thành cho mỗi con post- larvae tôm he chân trắng là 27,6 đồng; giá thành cho mỗi con post-larvae tôm sú là 27,6 đồng; giá bán post-larvae giao động từ 30-100 đồng/con.
4.1.3. Hiệu quả kinh tế: Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các cơ sở ở địa bàn nghiên cứu là 20,5±1,7% (khoảng dao động từ 13-25%).
4.1.4. Hiệu quả xã hội: Giải quyết trên 500 lao động trực tiếp tham gia sản xuất và hàng trăm lao động gián tiếp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn. Tạo giá trị sản phẩm hàng hóa tương đương 150 tỷ đồng trong năm 2014.
4.2. Đề xuất ý kiến
Bình Định rất thuận lợi cho phát triển nghề sản xuất giống vì vậy để nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn của tỉnh phát triển ổn định theo hướng an toàn sinh học và bền vững chúng tôi có một số đề xuất như sau :
- Cần có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung.
- Đối với những cơ sở sản xuất giống không nằm trong qui hoạch, cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì vận động chủ cơ sở phá bỏ và vào khu vực sản xuất tập trung.
- Đối với những cơ sở chưa đảm bảo cần có chính sách hỗ trợ kinh phí như vay ưu đãi để cơ sở sửa chữa, nâng cấp theo hướng sản xuất giống an toàn sinh học.
- Đối với các cơ sở mới xây dựng thì địa phương cần xây dựng mô hình sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo hướng an toàn sinh học. Một mô hình hệ thống với hoạt động thông suốt ( kiểm dịch, nuôi vỗ đàn tôm bố mẹ, cơ sở sản xuất Nauplius và ấu trùng Post-Larvae…) để các cơ sở trong khu vực học tập làm theo.
Để địa phương tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý giống thuỷ sản theo Thông tư số 26/TT-BNNPTNT. Bộ Nông nghiệp và PTNT cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn chất lượng tôm bố mẹ, tôm giống (Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, kích cỡ sinh sản, độ thành thục, tỷ lệ đực cái, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản).
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1.Phan Thị Lê Anh 2007, Khảo nghiệm và xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopeneaus vannamei Boone 1931) thương phẩm tại vùng sinh thái nước ngọt, Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu NTTS III Nha Trang.
2.Bộ Nông nghiệp và PTNT 2008, chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25 tháng 01 năm 2008 về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Tuyển tập Nghề cá Sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp, [tr. 101- 108].
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2008, Quyết định số : 456/QĐ-BNN- NTTS “ Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất, nuôi tôm chân trắng” 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2008, Quyết định số 56/2008/QĐ-
BNN ngày 29/4/2008 về kiểm tra, chứng nhận NTTS bền vững.
6. Phùng Bảy 2007, Thử nghiệm sản xuất giống hàu Sydney (Crassostrea
glomerata Gould, 1850). Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân
mềm toàn quốc lần thứ 5.
7. Phùng Bảy và Nguyễn Thị Xuân Thu 2009, kết quả bước đầu nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp sản xuất giống hầu đơn Crassostrea angulate và Crassostrea iredalei. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (2005 – 2009), [tr. 243].
8.Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định “Báo cáo Tổng kết sản xuất Nuôi
trồng thủy sản năm 2012”
9.Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định “Báo cáo Tổng kết sản xuất Nuôi
trồng thủy sản năm 2013”
10. Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định “Báo cáo tình hình sản xuất và
quản lý chất lượng giống tôm nước lợ năm 2014”
11. Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định “Báo cáo Tổng kết sản xuất Nuôi trồng thủy sản năm 2014”
12. Chính phủ 2010, Quyết định 1960/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020.
13. Nguyễn Chính 2007, Vai trò làm sạch môi trường của động vật thân mềm (Mollusca) hai vỏ (Bivalvia). Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 5.
14. Nguyễn Văn Chung, Lê Thị Hồng, Lê Đức Minh, Nguyễn Thanh Tùng, Trần
Văn Trọng, Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Kim Bích 1997, Nghiên cứu khả năng sinh sản của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius) từ nguồn tôm trong đìa. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ 1.
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, (425-430).
15. Lục Minh Diệp 2003, Kỹ thuật sản xuất tôm he-Giáo trình Kỹ thuật nuôi giáp xác, Đại học Thủy sản Nha Trang.
16. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội 2004, Bệnh học Thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
17. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội 2006. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Hoan, N.D.; Thám, V.N 2000, Nghiên cứu sản xuất thử giống cá chẽm (Lates calcarifer Bloch,1790) tại Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa. Trường Đại học Nha Trang.
19. Nguyễn Quốc Hưng 2006, Các khía cạnh kỹ thuật trong công nghệ sản xuất
tôm sú giống (Penaeus monodon) chất lượng cao. http://www.ria1.org
20. Nguyễn Tấn Hương, Thiều Quang Tân. Đặc đểm khí hậu thủy ven tỉnh Bình Định.
21. Khương, ĐV 2001, Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài
cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài
22. Nguyễn Khắc Lâm 2000, Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798), đánh giá chất lượng tôm bố mẹ và ấu trùng trong điều kiện nuôi lồng trên biển tại Ninh Thuận. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thủy
Sản.
23. Trần Văn Nhường, Đinh Văn Thành, Bùi Thu Hà, Trịnh Quang Tú, Lê Văn Khôi, Tưởng Phi Lai 2004, Nghành nuôi tôm việt nam: hiện trạng, cơ hội và
24. Nguyễn Trọng Nho, NT 2003, Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1882). Báo cáo khoa học đề tài SUMA. Đại học Nha Trang.
24. Sơn, Đ.M., Nguyên, Đ.V 1998, Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất giống cá song (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam. In trong “Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển”. NXB Nông nghiệp Hà Nội, [tr. 96-125].
25. Nguyễn Thị Xuân Thu 2009, Hiện trạng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm he chân trắng ở Việt Nam và định hướng phát triển (Tham luận tại Hội nghị bàn giải pháp chất lượng giống tôm sú và tôm he chân trắng tại Nha Trang).
26. Dư Ngọc Tuân 2011, “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương phẩm tại Ninh Thuận”, Luận Văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang
27. Ngô Anh Tuấn 1995, Nghiên cứu nuôi tôm sú (Penaeus monodon Fabricius)
phát dục nhân tạo. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thủy Sản.
28. Nguyễn Tuần và CTV 2000, Công nghệ nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo cá vược (Lates calcarifer Bloch, 1790). Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển – Viện Nghiên cứu Hải sản. NXB Nông nghiệp Hà Nội, [ tr. 443-459]. 29. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ “Điều kiện
bảo đảm vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường”
30. Đào Văn Trí, Nguyễn Thành Vũ 2004, “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei”, Tuyển tập các công trình
nghiên cứu khoa học công nghệ (2005-2009), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
31. Đào Văn Trí, Nguyễn Thành Vũ 2005, “ Nghiên cứu áp dụng qui trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ qui hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (2005-2009) Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
32. Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận 2006, Tài liệu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân
trắng, [ tr. 18-19], Ninh Thuận
33. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia “Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ”
34. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I 2003, Tóm tắt báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản (24-25/11/2003). NXB Nông nghiệp. 35. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III 2009, “Nghiên cứu áp dụng quy
trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ 2005-2009, [tr. 204-209].
36. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định “Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm
2014”
II. Tài liệu tiếng Anh
37. Ilie S. Racotta, Elena Palacios, Ana M. Ibarra 2003, Shrimp larval quality in relation to broodstock condition. Aquaculture, (227, 107–130).
38. Watanabe, T. and Vassallo-Agius 2003, Broodstock nutrition research on marine finfish in Japan. Aquaculture, (227, 35–61). Elsevier Science Publishers B.V.
III. Địa chỉ trang web
39. http://www.dostbinhdinh.org.vn/DiaChiBD/TNDCHC/P1_chuong_4.htm 40. http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=29010 41. http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2010/7/229903/ 42. http://www.vicato.com/documents/Nuoi_tom_Gaqp.pdf 43. http://www.vietfish.org/20101004103415722p48c54t67/tom-chan-trang-bo- me-cua-viet-nam.htm##.
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ, MẶN THEO TIÊU CHUẨN
AN TOÀN SINH HỌC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH”
PHIẾU ĐIỀU TRA
I. THÔNG TIN CHUNG
1- Tên cơ sở sản xuất giống:......
2- Chủ cơ sở: …..….………..Năm sinh…………Giới tính…………..
3- Địa chỉ: ……….
4- Trình độ văn hóa :
Không học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
5- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Không được đào tạo Sơ cấp Trung cấp Đại học Sau đại học
6- Đối tượng nuôi sản xuất:
Tôm thẻ chân trắng Tôm sú Cá chẽm Cua xanh Khác………
7- Kinh nghiệm sản xuất giống :
Dưới 5 năm Từ 5-15 năm Trên 15 năm
II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG THÚY SẢN 1- Đặc điểm của cơ sở sản xuất giống :
- Mô hình hoạt động :
Công ty cổ phần Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp tư nhân Hộ cá thể
- Tổng diện tích mặt bằng xây dựng :...m2 - Tổng diện tích trại :...m2
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống nuôi vỗ bố mẹ :……….…...bể………….………m3/bể + Hệ thống ương ấu trùng : ……….…...bể………….………m3/bể + Hệ thống xử lý nước thải : ……….…...bể………….………m3/bể + Các chất thải rắn, chất thải hữu cơ trong sản xuất và sinh hoạt được gom, phân loại