Qua khảo sát, đánh giá thực trạng KNGTSP của GVMN chỉ ở mức trung bình và tìm hiểu GV còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình GTSP với trẻ. Kết quả này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, vì vậy chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng KNGTSP của GVMN, để từ đó cơ sở đề ra các biện pháp tác động nâng cao KNGTSP cho GVMN.
Việc tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi tập trung xem xét 2 nhóm nguyên nhân sau: nguyên nhân xuất phát từ phía GVMN và nguyên nhân xuất phát từ phía nhà trường. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.31
2.3.5.1. Nguyên nhân xuất phát từ phía giáo viên mầm non
Bảng 2.23: Nguyên nhân của thực trạng KNGTSP xuất phát từ phía GVMN
TT Nguyên nhân Hoàn toàn đồng ý % Đồng ý % Phân vân % Không đồng ý % Hoàn toàn không đồng ý % ĐTB 1 Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của KNGTSP đối với công việc của bản thân 18,7 44 11,3 16,7 9,3 3,46 2 Chưa hiểu rõ các KNGTSP cụ thể 12 53,3 10 13,3 10 3,45 3 Chưa thật sự chịu khó đầu tư cho việc rèn luyện các KNGTSP với trẻ
17,3 55,3 7,3 15,3 3,3 3,69
4 Chưa có phương pháp
TT Nguyên nhân Hoàn toàn đồng ý % Đồng ý % Phân vân % Không đồng ý % Hoàn toàn không đồng ý % ĐTB 5 Quá chú trọng đến cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc rèn luyện KNGTSP
26 33,3 10,7 16 14 3,41
6
Thiếu vốn sống, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Hạn chế về năng lực sư phạm
22,7 47,3 17,3 11,3 0,7 3,81
7 Không hiểu rõ đặc điểm
tâm lý của lứa tuổi 18 35,3 16,7 24 4,7 3,39 8 Giáo viên chưa thật sự
yêu nghề, yêu trẻ 18 30,7 6,7 19,3 24 2,99
9 Do lao động của giáo
viên mầm non quá vất vả 38,7 36 2,7 15,3 7,3 3,83
10
Do tính cách, khí chất của cá nhân không thích hợp với nghề sư phạm 18 27,3 17,3 25,3 11,3 3,15 11 Do ảnh hưởng cách thức giao tiếp, ứng xử với trẻ của đồng nghiệp 10,7 23,3 17,3 31,3 16,7 2,8 12 Do áp lực từ mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, BGH, phụ huynh … 34,7 32,7 6,7 18 8 3,68
13 Thiếu chủ động, tự giác
trong giao tiếp với trẻ 36,7 33,3 6 14,7 6 3,83
Kết quả bảng 2.23 cho thấy, có 62,7% GV đồng ý với nguyên nhân cho rằng GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của KNGTSP đối với công việc của bản thân và 65,3% GV chưa hiểu rõ các KNGTSP cụ thể. Điều này qua phân tích thực trạng đã thấy rõ GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KNGTSP đối với công việc và rèn luyện của bản thân cũng như xác định chưa đúng các KN thành phần của KNGTSP. Đồng thời, có 59,3% GV cho rằng trong GT với trẻ GV quá chú trọng đến việc cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa thật sự quan tâm đến việc rèn luyện KNGTSP của mình trong tất cả các hoạt động. Qua quan sát thực tế cho thấy, GV trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ thường chú trọng đến chuyên môn (nội dung, kiến thức, phương pháp dạy học, kết quả trên trẻ), chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện KNGTSP của mình trong tất cả các hoạt động. Cụ thể như: khi tổ chức giờ ăn cho trẻ GV chưa chú ý đến những biểu hiện về KNGTSP của mình như thái độ chưa nhẹ nhàng, gần gũi, ngôn ngữ còn cáu gắt, ra lệnh…[phụ lục 6].
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc GV chưa thật sự chịu khó đầu tư rèn luyện các KNGTSP với trẻ nên từ đó GV chưa có phương pháp rèn luyện các KNGTSP, các nguyên nhân này chiếm tỷ lệ đồng tình khá cao 72,6% đến 75,3%. Như vậy, cho thấy việc quan tâm rèn luyện KNGTSP của GVMN còn hời hợt, GV chưa dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về KNGTSP, chưa chú ý nhiều đến những biểu hiện về KNGT của mình với trẻ, để thấy được những ưu điểm, hạn chế của bản thân, từ đó có biện pháp rèn luyện nâng cao KNGTSP của mình. Tuy nhiên, vấn đề này cũng xuất phát từ những nguyên nhân “do áp lực từ mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, BGH, phụ huynh …” (65,4%), “do lao động của giáo viên mầm non quá vất vả” (74,7%), “do giáo viên chưa thật sự yêu nghề, yêu trẻ” (48,7%). Từ đó dẫn đến việc GV “Thiếu chủ động, tự giác trong GT với trẻ”, nguyên nhân này có đến 70% GV đồng tình. Qua trao đổi về vấn đề này, một số GV tâm sự “công việc của GVMN thật sự quá vất vả, thời gian làm việc một ngày từ 6g30 đến 17g30, GV phải làm các công việc từ chăm sóc, dạy dỗ đến làm đồ dùng, hồ sơ sổ sách, giáo án… chưa kể những lúc có phong trào hoặc đón đoàn thanh tra, thứ bảy, chủ nhật phải đến trường để vệ sinh lớp, làm đồ dùng,… những lúc công việc quá nhiều
nên không tránh khỏi sơ xuất trong quản lý trẻ, nếu gặp phụ huynh thông cảm thì “đỡ khổ” còn không thông cảm thì chỉ biết “xin lỗi” và “năng nỉ”… những lúc như vậy cảm thấy “chán” lắm…”.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân “do tính cách, khí chất của cá nhân không thích hợp với nghề sư phạm” (45,3%), “thiếu vốn sống, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Hạn chế về năng lực sư phạm” (70%), “không hiểu rõ đặc điểm tâm lý của lứa tuổi” (53,3%), “do ảnh hưởng cách thức giao tiếp, ứng xử với trẻ của đồng nghiệp” (34%) cũng được nhiều GV đồng tình.
Đồng thời qua khảo sát CBQL trường mầm non, kết quả bảng 12 [phụ lục 7], CBQL đồng ý khá cao với các nguyên nhân mà chúng tôi đưa ra. Cụ thể, “GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của KNGTSP đối với công việc của bản thân” (60%), “GV chưa hiểu rõ các KNGTSP cụ thể” (70%), “GV chưa thật sự chịu khó đầu tư rèn luyện các KNGTSP với trẻ” (65%), “ GV chưa có phương pháp rèn luyện các KNGTSP” (70%), “thiếu vốn sống, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Hạn chế về năng lực sư phạm” (75%), “GV thiếu chủ động, tự giác trong GT với trẻ” (80%)…Qua trao đổi cô L.T.D, hiệu trưởng trường mẫu giáo phường 7, cho biết: “
Đa số giáo viên học đại học từ xa nên không được trang bị kiến thức về giao tiếp sư phạm vì vậy mà các cô chưa hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như các kỹ năng giao tiếp sư phạm, từ đó các cô chưa đầu tư nhiều cho việc rèn luyện”
Như vậy, có thể thấy được KNGTSP của GVMN còn nhiều hạn chế là do nhiều nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, để có cơ sở vững chắc trong việc đề xuất biện pháp tác động, chúng tôi còn quan tâm đến những nguyên nhân xuất phát từ phía nhà trường.
Bảng 2.24: Nguyên nhân của thực trạng KNGTSP xuất phát từ phía nhà trường TT Nguyên nhân Hoàn toàn đồng ý % Đồng ý % Phân vân % Không đồng ý % Hoàn toàn không đồng ý % ĐTB
14 Chưa quan tâm bồi dưỡng
KNGTSP cho giáo viên 12,7 49,3 14,7 20,7 0,7 3,54
15
Chưa có biện pháp tốt để bồi dưỡng nâng cao KNGTSP cho giáo viên
10,7 63,3 3,3 21,3 1,3 3,61
16
Chưa tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn các lớp KNGTSP
22,7 55,3 4,7 10,7 6,7 3,77
17
Ít có các buổi sinh hoạt chuyên môn nói về KNGTSP
22,7 30,7 5,3 22 19,3 3,15
18
Chưa tổ chức các hội thi về KNGTSP để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm
30 40,7 3,3 18 7,3 3,68
19 Thiếu tài liệu tham khảo
về KNGTSP của GVMN 18,7 50,7 19,3 10,7 0,7 3,76
20
Chưa chú trọng kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá KNGTSP của GV
10 28,7 10 28 23,3 2,74
Điểm trung bình chung 3,46
Số liệu ở bảng 2.24 cho thấy có 62% GV đồng ý với nguyên nhân “chưa quan tâm bồi dưỡng KNGTSP cho GV”. Qua quan sát thực tế và trò chuyện với GV, chúng tôi nhận thấy, khi bồi dưỡng chuyên môn cho GV, CBQL thường chú trọng
bồi dưỡng những kiến thức về xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, phương pháp bộ môn, làm đồ dùng đồ chơi,… mà xem nhẹ việc bồi dưỡng kiến thức, KN về GTSP. Điều này đã hạ thấp vai trò quan trọng của KNGTSP, làm phai mờ mối quan hệ giữa KNGTSP với các KN sư phạm khác,… bởi vì, KNGTSP tốt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình dạy học và giáo dục. Chính điều này mà nhà trường chưa có biện pháp tốt để bồi dưỡng nâng cao KNGTSP cho giáo viên, đây là nguyên nhân được GV đồng tình khá cao, chiếm tỷ lệ 74 %.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân liên quan đến việc bồi dưỡng kiến thức, KN GTSP được GV đồng ý khá cao như nhà trường chưa tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn các lớp KNGTSP, chiếm tỷ lệ 78%; thiếu tài liệu tham khảo về KNGTSP của GVMN, chiếm 69,4%. Trao đổi về vấn đề này, cô P.T.T.P, hiệu trưởng trường mẫu giáo Bông Hồng, cho biết “Hầu như giáo viên chưa hiểu rõ về kỹ năng giao tiếp sư phạm vì chưa được trang bị kiến thức. Trong khi đó, các đợt bồi dưỡng chuyên môn hè lãnh đạo Phòng giáo dục cũng chưa chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng này. Nhà trường lại không có kinh phí, thời gian nên chúng tôi chưa thể tạo điều kiện cho GV đi học các lớp KNGT cũng như đi tham quan giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm với với các đơn vị ngoài tỉnh”, Cô T.T.A.T, hiệu trưởng trường mầm non tư thục Dầu Khí, cho biết “về kinh phí chúng tôi có thể tham mưu với Ban giám đốc nên không phải lo, nhưng vì là trường tư thục do Công ty Dầu khí mở để công nhân viên trong công ty có điều kiện gửi con nên chúng tôi không xắp xếp được thời gian vì các cô không được nghỉ hè”. Những nguyên nhân này xuất phát từ những khó khăn trong công tác quản lý của ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên những khó khăn này có phải là vấn đề nan giải hay không? Vấn đề này cần được quan tâm. Mặc khác, việc tổ chức các hoạt động như sinh hoạt chuyên môn nói về KNGTSP, các hội thi về KNGTSP để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm cũng chưa được tổ chức. Đây cũng là những nguyên nhân có sự đồng tình khá cao, chiếm tỷ lệ từ 53,4% đến 70,7%. Bên cạnh đó, việc BGH chưa chú trọng kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá KNGTSP của GV cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc GV thiếu chủ động, tự giác trong GT với trẻ. Mặc dù có 51,3% GV không đồng ý với nguyên nhân này nhưng con số 38,7% GV đồng ý cho thấy đây cũng là vấn đề cần phải quan tâm.
Đồng thời qua khảo sát CBQL, kết quả bảng 12 [phụ lục 7] cho thấy CBQL cũng nhìn nhận nhà trường chưa có biện pháp tốt để bồi dưỡng nâng cao KNGTSP cho giáo viên (50%), chưa tạo điều kiện cho giáo viên học tập các lớp KNGTSP (75%), chưa tổ chức các hội thi về KNGTSP để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm (60%), thiếu tài liệu tham khảo về KNGTSP của GVMN (65%)…
Như vậy, có thể thấy những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNGTSP của GVMN không chỉ xuất phát từ phía GV mà còn xuất phát từ phía nhà trường. Đây chính là cơ sở định hướng cho chúng tôi tìm ra các biện pháp giúp GVMN rèn luyện nâng cao KNGTSP của bản thân.