Xuất một số biện pháp tác động

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố cà mau (Trang 121 - 127)

2.4.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, động cơ rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non

a. Mục đích

- Giúp GV nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của KNGTSP đối với công việc của bản thân.

- Tạo điều kiện để GV được tiếp cận các vấn đề lý luận và thực tiễn về KNGTSP thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội thảo, chuyên đề,… nhằm giúp cho giáo viên được lĩnh hội những kiến thức về KNGTSP hiệu quả.

- Trên cơ sở đó giúp cho GV có động cơ mạnh mẽ để rèn luyện nâng cao KNGTSP của bản thân. Khi đã có động cơ GV sẽ chủ động, tự giác, tự tìm hiểu, học tập, rèn luyện để hoàn thiện KNGTSP.

b. Nội dung

- Đổi mới nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV bằng cách tổ chức các chuyên đề về KNGTSP theo nhu cầu của GV như:

+ Chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm của giáo viên mầm non”: cung cấp cho GV các kiến thức về KNGTSP nhằm giúp GV nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KNGTSP đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu rõ hơn về các nhóm KNGTSP, các nguyên tắc, phong cách, các giai đoạn GTSP, nắm được đặc điểm GT của trẻ với người lớn, các nguyên tắc và phương thức GT ứng xử giữa cô và trẻ,… thông qua đó GV thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công việc từ đó biết đặt ra mục tiêu, chọn biện pháp rèn luyện nâng cao KNGTSP của bản thân.

+ Chuyên đề “Kỹ năng làm chủ cảm xúc và giải quyết các tình huống trong hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non”: giúp GV biết cách kiềm chế, điều chỉnh, điều khiển và thể hiện cảm xúc của bản thân phù hợp với từng tình huống, đối tượng GT, nâng cao kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức các hoạt động GT với trẻ.

+ Chuyên đề “Kỹ năng sử dụng hiệu quả phương tiện ngôn ngữ trong GTSP”: giúp GVMN nâng cao KN sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong GTSP với trẻ

+ Chuyên đề “Kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cá biệt”: giúp GVMN nâng cao KN điều khiển, thuyết phục trẻ.

- Tổ chức thảo luận, trao đổi về các vấn đề liên quan đến KNGTSP của GVMN.

c. Cách thực hiện

- Ban giám hiệu quan sát, thăm dò nhu cầu cần bồi dưỡng của GV trong trường để tổ chức các hội thảo, chuyên đề liên quan đến KNGTSP của GVMN.

- Mời chuyên gia có kinh nghiệm về vấn đề GT và KNGTSP đồng thời có chuyên môn về lĩnh vực giáo dục mầm non về trường báo cáo các chuyên đề, tập huấn cho GV những kiến thức cơ bản về KNGTSP.

- Tiến hành tổ chức cho GV thảo luận, chơi trò chơi, thực hành kỹ năng, trải nghiệm tình huống, trao đổi với chuyên gia về các vấn đề lý luận liên quan đến công tác thực tiễn.

- Tổ chức cho GV chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc rèn luyện KNGTSP.

- Sau khi được tập huấn các chuyên đề, tổ chức cho GV thảo luận nhóm và trình bày về các phương pháp rèn luyện KNGTSP cho bản thân.

2.4.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện các KNGTSP cho GVMN thông qua thực hành các bài tập, thao giảng, dự giờ.

a. Mục đích

- Giúp GV nâng cao các KNGTSP qua việc thực hành các bài tập rèn KNGT với trẻ.

- Trên cơ sở đó giúp GV xác định phương pháp rèn luyện KNGTSP hiệu quả.

b. Nội dung

* Tổ chức cho giáo viên thực hành các bài tập về KNGTSP với trẻ:

- Bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết trạng thái tâm lý của trẻ + Bài tập 1:

Yêu cầu GV quan sát một buổi chơi của trẻ, phán đoán trạng thái tâm lý của một số trẻ trong quá trình chơi.

Yêu cầu GV dự giờ đồng nghiệp, sau đó nhận xét các biểu hiện về lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, hành vi…phán đoán trạng thái tâm lý của GV đó.

+ Bài tập 2:

Cho GV miêu tả đặc điểm một trẻ mà GV thích hoặc không thích, hoặc một trẻ cá biệt ở lớp. Sau đó yêu cầu GV xác định thái độ, hành vi… giao tiếp với trẻ.

+ Bài tập 3:

Đưa ra một số tình huống thường gặp trong thực tế, cho GV nhận xét cách ứng xử của GV (thái độ, hành vi,…) và thử hình dung diễn biến tâm lý của trẻ trong tình huống đó. Yêu cầu GV đưa ra cách ứng xử khác và lý giải tại sao?

- Bài tập rèn luyện kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp với trẻ

+ Bài tập 1:

Cho GV thảo luận, trình bày về cách tạo môi trường không căng thẳng đối với trẻ: xác định những điều trẻ muốn khi đến trường (trẻ muốn được yêu thương, được

hiểu, được tôn trọng, được an toàn, được khích lệ, động viên), xác định thái độ, tình cảm, ngôn ngữ, hành vi… của cô đối với trẻ.

+ Bài tập 2:

Tập cách chấp nhận sự đa dạng ở trẻ: Trẻ trong lớp đa dạng về đặc điểm tính cách, năng khiếu, sở thích,… Do đó, có thể có những đứa trẻ được cô ưu ái (thông minh, sạch sẽ, ngoan,…) cũng như có những đứa trẻ làm cô không thích (hay ồn ào, gây sự, hay khóc nhè, mè nheo, không sạch sẽ…). Vì vậy, để tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ GV phải biết chấp nhận đặc điểm của tất cả những đứa trẻ trong lớp, bằng cách: GV lập danh sách những đứa trẻ mà GV có ấn tượng không cảm tình. Sau đó liệt kê một phẩm chất hoặc hành vi tốt mà cô thích của mỗi trẻ và cho lý do vì sao. Sau đó GV ghi ra mong muốn của cô muốn mỗi đứa trẻ thay đổi như thế nào và tại sao. Cuối cùng là viết ra cách đối xử của cô với trẻ trong lớp. Sau đó, rà soát lại danh sách và tự đặt câu hỏi với từng đứa trẻ: tôi có thật sự chấp nhận đứa trẻ này hay không? Nếu không, GV cần phải thay đổi cảm nghĩ, cách đối xử của mình với trẻ để chấp nhận trẻ, giúp trẻ có nhiều hành vi tích cực hơn, giúp trẻ thấy được ở lớp cũng như ở nhà. Đây có thể là một bài tập hiệu quả giúp GV thiết lập mối đồng cảm tốt với tất cả trẻ trong lớp.

- Bài tập rèn luyện kỹ năng điều khiển bản thân + Bài tập 1:

Lúc nóng giận, áp dụng “nguyên tắc 10 giây” bằng cách hít thở sâu, nhẩm đếm từ 1-10 và tự hỏi: “ nóng giận thì hậu quả như thế nào?” để giải tỏa căng thẳng, cần suy nghĩ, nhận dạng vấn đề để không bị cảm xúc chi phối hành vi, luôn nhớ rằng không nên phán ứng khi cảm xúc đang tràn đầy vì lúc đó không sáng suốt, dễ quyết định sai lầm, làm tổn thương người khác.

+ Bài tập 2:

Cho GV sắm vai trong các tình huống và rút ra kết luận từ việc sắm vai: Trong bất kỳ tình huống nào GV nên bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất, tăng cường ý chí để kiểm soát cảm xúc, không cáu giận, không kích động…

+ Bài tập 3:

Đưa ra một số tình huống thường gặp trong thực tế, yêu cầu GV đánh giá cách xử sự của GV (thái độ, hành vi,…) và thử hình dung những hậu quả có thể xảy ra sau đó và đưa ra các cách ứng xử khác, lý giải tại sao?

- Bài tập rèn luyện kỹ năng điều khiển trẻ

Yêu cầu GV chia sẻ kinh nghiệm về cách điều khiển trẻ của bản thân như: cách quản lý trẻ, xây dựng nề nếp lớp, điều khiển trẻ cá biệt (trẻ hiếu động, có hành vi khó dạy,…).

Đưa ra một số tình huống thường gặp, yêu cầu GV đưa ra các cách ngăn chặn vấn đề nảy sinh và cách xử lý vấn đề hữu hiệu khi lớp có trẻ hiếu động, khó tập trung, trẻ thường cắn hoặc đánh bạn, trẻ nói dối, chửi bậy, trẻ ngớ ngẩn, không nghe lời,…

Yêu cầu GV tổ chức một hoạt động (giờ học hoặc giờ chơi,…). Sau đó các GV khác nhận xét cách điều khiển quá trình giao tiếp (mở đầu, diễn biến, kết thúc quá trình giao tiếp,…) và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

- Bài tập rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ + Bài tập 1:

Yêu cầu GV chọn một câu chuyện và kể diễn cảm cho trẻ nghe. Sau đó tự nhận xét cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của mình và chỉ ra cách khắc phục những hạn chế.

+ Bài tập 2:

Yêu cầu GV hãy lắng nghe những gì mình nói với trẻ hoặc ghi âm những lời đã nói sau đó nghe lại và luyện tập cho đến khi hài lòng.

Cho GV tập cách sử dụng giọng nói hiệu quả: yêu cầu GV chọn các câu nói, cách nói diễn đạt các nội dung như ngăn trẻ không được ồn ào, khen thưởng khi trẻ thực hiện được yêu cầu của cô, khích lệ, động viên trẻ nhút nhát,…

+ Bài tập 3:

Cho GV tổ chức tiết dạy mẫu. Yêu cầu các GV khác nhận xét cách sử dụng phương tiện GT của bạn: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, tác phong,…sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của GV.

Tổ chức hội thi tiết dạy giỏi môn Làm quen văn học, thi kể chuyện…để giáo viên toàn trường tham gia.

* Tổ chức các chuyên đề, thao giảng để giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

c. Cách thực hiện

- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức cho GV thực hành một số bài tập, trò chơi, trải nghiệm tình huống để rèn luyện các KNGTSP .

- Tổ chức các chuyên đề, thao giảng, dự giờ để GV thực hành các bài tập, qua đó GV cùng nhau trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm cho bản thân…

- Tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đó, giúp GV rèn luyện KNGTSP của bản thân.

2.4.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hội thi nghiệp vụ sư phạm góp phần rèn luyện KNGTSP cho GVMN

a. Mục đích

- Giúp GV có môi trường thuận lợi để giao lưu, học tập, thực hành KNGTSP

b. Nội dung

- Tạo điều kiện để GV giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về KNGTSP. - Tổ chức các phong trào thiết thực để GV được trải nghiệm, rèn luyện KNGTSP.

c. Cách thực hiện

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho GV giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn, tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể thao…để GV có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ nhiều người, từ đó nâng cao được KNGT.

- Cung cấp cho GVMN địa chỉ các trang web chuyên ngành, các trung tâm dạy KNGT để GV có thể cập nhật thông tin, tìm kiếm tài liệu, tham gia học tập.

- Cung cấp cho GVMN các tài liệu về KNGT, GTSP để GV tham khảo học tập. - Tổ chức các phong trào: đôi bạn trao đổi kinh nghiệm, thi báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về biện pháp rèn luyện KNGTSP hiệu quả, tổ chức hội thi “Kỹ năng

giao tiếp, ứng xử với trẻ”, “Nét đẹp giao tiếp sư phạm”… để GV rèn luyện nâng cao KNGTSP của bản thân.

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố cà mau (Trang 121 - 127)