Đánh giá về kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố cà mau (Trang 72 - 110)

Để đánh giá chung về KNGTSP của GVMN với trẻ ở Tp Cà Mau, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá từng nhóm KN: KNĐH, KNĐV, KNĐK quá trình giao tiếp, dựa vào ba tiêu chí:

- Mức độ biểu hiện về các KNGTSP của GVMN

- Mức độ ứng xử tình huống của GVMN thông qua các tình huống giả định liên quan đến các nhóm KNGTSP

2.3.2.1. Đánh giá kỹ năng định hướng giao tiếp của giáo viên mầm non

a. Tự đánh giá kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

Bảng 2.5: Tự đánh giá kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

TT Kỹ năng định hướng GT Rất cao (%) Cao (%) Trung bình (%) Thấp (%) Rất thấp (%) ĐTB 1 Kỹ năng “đọc” (quan sát) cử chỉ, nét mặt, hành vi, lời nói của trẻ 23,3 36,7 31,3 8,7 0 3,75 2 KN phán đoán trạng thái, đặc điểm tâm lý của trẻ (ý định, thái độ, tâm trạng, suy nghĩ,…)

15,3 28,7 42,7 6,7 6 3,43

Điểm trung bình chung 3,59

Qua bảng 2.5 cho thấy, GVMN tự đánh giá KNĐH giao tiếp của bản thân đạt mức cao vì mức ĐTB chung đạt được là 3,59 tương ứng với thang đo từ 3,51 điểm đến 4,5 điểm là mức cao. ĐTB này có được từ số liệu khảo sát có 60% GV đánh giá “KN “đọc” (quan sát) cử chỉ, nét mặt, hành vi, lời nói của trẻ” đạt mức cao và rất cao, với ĐTB 3,75 và “KN phán đoán trạng thái, đặc điểm tâm lý của trẻ” có 44% GV đánh giá đạt mức cao và rất cao, với ĐTB là 3,43. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy cách đánh của GV có điều cần quan tâm. Đó là, có sự chênh lệch về mức độ giữa hai KN, GV đánh giá “KN “đọc’ cử chỉ, nét mặt, hành vi của trẻ” ở mức độ cao (3,75điểm) nhưng với “KN phán đoán trạng thái, đặc điểm tâm lý của trẻ” GV đánh giá chỉ đạt mức trung bình (3,43 điểm), điều này cho ta thấy GV tự đánh giá thấp khả năng này này của mình, nghĩa là GV chỉ biết quan sát những biểu hiện bên

ngoài của trẻ mà chưa biết dựa vào những biểu hiện đó để nhận xét, đánh giá, phán đoán đúng “nội tâm” của trẻ. Rõ ràng đây là KN khó đối với GV chưa có kinh nghiệm nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, số liệu khảo sát cũng cho thấy có 31,3% đến 42,7% GV đánh giá KNĐH của bản thân đạt mức trung bình và có 8,7% đến 12,7% GV chọn mức thấp. Điều này cho thấy, có gần ½ mẫu khảo sát đã đánh giá KNĐH của bản thân ở mức trung bình và thấp. Do đó ĐTB chung 3,59 có được là số điểm chưa cao.

Nhằm có thêm cơ sở để khẳng định kết quả tự đánh giá KNĐH của GVMN, chúng tôi tham khảo ý kiến của CBQL trường mầm non về đánh giá các KNGTSP của GVMN ở đơn vị mình quản lý. Kết quả ở bảng 2 [phụ lục 7] cho thấy CBQL đánh giá KNĐH của GVMN đạt mức trung bình, với ĐTB chung là 3,28. Kết quả này cho thấy, có sự khác biệt về mức độ giữa kết quả đánh giá của CBQL và GVMN. Đây là vấn đề cần quan tâm, do đó để có thêm cơ sở đánh giá KNĐH của GV, chúng tôi tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề về nhận thức và biểu hiện KNĐH GT của GV để có thể đưa ra kết luận một cách chính xác và khách quan.

b. Đánh giá nhận thức về kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

Để có cơ sở kết luận cho việc tự đánh giá của GV, chúng tôi đánh giá nhận thức của GVMN về các KN cụ thể của KNĐH giao tiếp. Kết quả cho thấy ĐTB chung đạt được là 2,34. Theo thang đo từ 1,51 điểm đến 2,5 điểm là mức trung bình. Như vậy, nhận thức của GVMN về các KNĐH GT chỉ đạt mức trung bình. Kết quả này được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức về KNĐH giao tiếp của GVMN TT Kỹ năng định hướng Đồng ý (%) Phân vân (%) Không đồng ý (%) ĐTB 1

Kỹ năng quan sát, phán đoán chính xác những biểu hiện tâm lý (vui, buồn, nhu cầu, thái độ, hứng thú, nguyện vọng, suy nghĩ, phản ứng,…) của trẻ

50,7 7,3 42 2,09

2* Kỹ năng tạo bầu không khí cởi mở khi

giao tiếp với trẻ 74 9,3 16,7 2,57

3 Kỹ năng xác định mục đích, nội dung giao

tiếp với trẻ 48,0 10,7 40,7 2,07

4* Kỹ năng hướng trẻ theo ý mình để đạt

được mục đích giao tiếp 61,3 4 34,7 2,27

5

Kỹ năng phán đoán các tình huống xảy ra trong quá trình giao tiếp với trẻ và dự kiến biện pháp giải quyết

92 8 0 2,92

6

Kỹ năng định hướng cách thức giao tiếp, ứng xử (thái độ, hành vi, lời nói) của bản thân trong quá trình giao tiếp với trẻ

54,7 6,7 38 2,17

Điểm trung bình chung 2,34

Theo bảng 2.6, khi yêu cầu GV xác định các KN cụ thể của KNĐH GT thì có 48% đến 92% GV xác định đúng các KN bộ phận của KNĐH giao tiếp (nhận định 1, 3, 5, 6). Qua đó cho thấy đa số GV đã nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về KNĐH GT. Đây là một tín hiệu tốt và cũng là cơ sở để định hướng cho GV trong việc rèn luyện các KN bộ phận nhằm ngày càng hoàn thiện KNĐH của bản thân. Bên cạnh đó, có 38% đến 42% GV xác định sai các KN này, đồng thời có đến 61,3% đến 74% GV xác định “KN tạo bầu không khí cởi mở khi giao tiếp với trẻ”

và “KN hướng trẻ theo ý mình để đạt được mục đích GT” là KN bộ phận của KNĐH GT. Qua đó cho thấy có không ít GV nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ, có thể họ chưa được trang bị kiến thức về vấn đề này nên cách đánh giá còn chủ quan, cảm tính. Do đó, với kết quả thu được qua khảo sát, có thể khẳng định nhận thức của GVMN về KNĐH chỉ đạt mức trung bình.

Kết quả khảo sát này còn cho thấy đây là vấn đề cần phải quan tâm trong việc đề ra các biện pháp tác động nâng cao KNĐH cho GV. Bởi vì nhận thức chưa đúng sẽ ảnh hưởng đến việc thể hiện KNĐH trong việc tìm hiểu trẻ, để từ đó xác định mục đích, nội dung, phương tiện GT, định hướng cách thức GT,ứng xử của bản thân phù hợp với từng tình huống, nội dung, đối tượng GT…đồng thời ảnh hưởng đến việc thể hiện KNĐV, KNĐK quá trình GT, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

c. Đánh giá biểu hiện kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

Bảng 2.7: Thực trạng biểu hiện KNĐH giao tiếp của GVMN

TT Kỹ năng định hướng Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Ít khi (%) Không bao giờ (%) ĐTB 1

Nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của trẻ qua nét mặt (vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, …)

3,3 42 35,3 11,3 8 3,21

2

Nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của trẻ qua lời nói (sợ, biết lỗi, yêu, ghét…)

18,7 53,3 21,3 6,7 0 3,84

3

Nhận thấy sự thay tâm trạng của trẻ qua cử chỉ, điệu bộ, hành động (bướng bĩnh, hiền lành,…)

TT Kỹ năng định hướng Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Ít khi (%) Không bao giờ (%) ĐTB 4 Nhận thấy ý định, nhu cầu, thái độ, phản ứng, suy nghĩ, tình cảm, hứng thú, sở thích của trẻ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

3,3 52 23,3 13,3 8 3,29

5*

Ít quan tâm đến những biểu hiện bên ngoài của trẻ trong quá trình giao tiếp

2 15,3 40,7 26 16 2,61 6 Hiểu và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác mức độ phát triển của trẻ về mọi mặt (thể chất, tính cách, đặc điểm tâm lý cá nhân…) 10,7 37,3 35,3 11,3 5,3 3,37 7 Biết xác định mục đích, nội dung, phương pháp, phượng tiện giao tiếp phù hợp với đặc điểm, hứng thú… của trẻ

12 31,3 40 14 2,7 3,36

8

Biết dự kiến tình huống xảy ra trong giao tiếp và biện pháp giải quyết 6 50 20 18 6 3,32 9 Biết xác định hành vi, thái độ, cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp với trẻ (dịu dàng, nhận hậu, độ lượng…) 16.7 49.3 26.7 7.3 0 3,75

Điểm trung bình chung 3,36

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy biểu hiện KNĐH GT của GVMN ở mức trung bình với ĐTB chung đạt được là 3,36. Nhìn chung hầu hết các biểu hiện cụ thể của KNĐH đều có ĐTB từ 3,21 đến 3,84. Như vậy có thể thấy rằng, GVMN có KNĐH trong quá trình GT với trẻ nhưng thể hiện trong thực tế chỉ đạt mức trung bình, có nghĩa là GVMN thỉnh thoảng có những biểu hiện của KNĐH trong quá trình GT với trẻ.

Xét ở từng biểu hiện cụ thể kết quả cho thấy có 3 biểu hiện (2, 3, 9) có ĐTB ở mức cao từ 3,57 đến 3,84 thể hiện qua tỷ lệ có 58% đến 72% GV rất thường xuyên và thường xuyên nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của trẻ qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động và biết xác định hành vi, thái độ, cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp với trẻ. Các biểu hiện 4, 8 có ĐTB 3,29 đến 3,32 ở mức trung bình nhưng có đến 53,3% đến 56% GV rất thường xuyên và thường xuyên “Nhận thấy ý định, nhu cầu, thái độ, phản ứng, suy nghĩ, tình cảm, hứng thú, sở thích của trẻ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể”, “Biết dự kiến tình huống xảy ra trong giao tiếp và biện pháp giải quyết”, điều này cho thấy GV biết dựa vào lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động của trẻ để nhận biết những diễn biến tâm lý của trẻ, qua đó có những định hướng phù hợp để quá trình GT với trẻ diễn ra một cách hiệu quả. Đây là tín hiệu tương đối tốt về biểu hiện KNĐH của GVMN.

Bên cạnh đó, các biểu hiện 1, 6, 7 có ĐTB từ 3,21 đến 3,37 ở mức trung bình, cho thấy GV rất thường xuyên và thường xuyên biểu hiện các yếu tố này trong GT với trẻ. Cụ thể, có 45,3% GV “Nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của trẻ qua nét mặt”, 48% GV “Hiểu và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác mức độ phát triển của trẻ về mọi mặt”, 43,3% GV “Biết xác định mục đích, nội dung, phương pháp, phượng tiện giao tiếp phù hợp với đặc điểm, hứng thú… của trẻ”. Tuy nhiên, qua tỷ lệ này cũng cho thấy biểu hiện KNĐH của GVMN vẫn có điểm chưa tốt vì có hơn 50% GV thỉnh thoảng và ít khi biểu hiện các yếu tố này trong GT với trẻ.

Mặc khác, có 40% GV thỉnh thoảng “Ít quan tâm đến những biểu hiện bên ngoài của trẻ trong quá trình giao tiếp”, điều này đã gây ảnh hưởng đến việc định hướng cho quá trình GT của GV với trẻ đạt hiệu quả. Bởi vì, GV ít quan tâm đến

những biểu hiện bên ngoài của trẻ sẽ không hiểu được trẻ từ đó xác định nội dung, cách thức…GT chưa phù hợp với đặc điểm của trẻ. Đây cũng là mặt hạn chế của GV khi biểu hiện KNĐH của mình.

Nhìn chung các biểu hiện cụ thể về KNĐH của GVMN chưa đồng đều, thể hiện ở ĐTB của các biểu hiện còn chênh lệch về điểm số. Cụ thể, biểu hiện 1, 4, 6, 7, 8 có ĐTB ở mức trung bình (3,21 đến 3,37) và biểu hiện 2, 3, 9 có ĐTB ở mức cao (3,57 đến 3,84). Qua đó cho thấy biểu hiện về KNĐH của GVMN trong GT với trẻ là không đồng đều.

Qua trao đổi một số GV thừa nhận thỉnh thoảng hoặc ít khi nhận thấy được tâm trạng của trẻ qua biểu hiện bên bên ngoài. Điều này làm cho GV không hiểu được trẻ, không biết trẻ đang nghĩ gì, thích gì, cảm xúc ra sao… Đồng thời quan sát một số hoạt động của GVMN cho thấy GV ít dựa vào sự hiểu biết của mình về trẻ để xây dựng chương trình, chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động GT phù hợp với khả năng, nguyện vọng, hứng thú của trẻ mà thường là GV thiết kế chương trình, nội dung các hoạt động theo suy nghĩ và khả năng của mình. Chẳng hạn như: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, nội dung quan sát có mục đích không phù hợp với chủ đề, còn đơn điệu hoặc khi tổ chức giờ học GV chọn nội dung quá khó hoặc quá dễ nên trẻ không hứng thú, tích cực, giờ học có nhiều trẻ không tập trung, mệt mỏi…. từ đó làm cho quá trình GT của cô và trẻ không đạt được mục đích, hiệu quả không cao. Qua đó cho thấy biểu hiện KNĐH trước khi GT và trong khi GT với trẻ của GV còn hạn chế [Phụ lục 6]

Để có thêm cơ sở khẳng định kết quả đánh giá biểu hiện KNĐH của GVMN, chúng tôi yêu cầu CBQL trường mầm non đánh giá mức độ biểu hiện các KNGTSP của GVMN ở đơn vị mình quản lý, kết quả ở bảng 3 [phụ lục 7] cho thấy CBQL đánh giá biểu hiện KNĐH của GVMN đạt mức trung bình, với ĐTB chung là 3,27.

Xét từng biểu hiện cụ thể cho thấy tuy có một vài yếu tố (1, 4, 6, 8) CBQL đánh giá có phần thấp hơn GV đánh giá nhưng nhìn chung các biểu hiện cụ thể về KNĐH của GV chưa đồng đều, vẫn còn hạn chế như GV chưa thường xuyên “Nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của trẻ qua nét mặt” cũng như “Nhận thấy ý định, nhu

cầu, thái độ, phản ứng, suy nghĩ, tình cảm, hứng thú, sở thích của trẻ” để có thể “Hiểu và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác mức độ phát triển của trẻ về mọi mặt”, từ đó “Biết xác định mục đích, nội dung, phương pháp, phượng tiện giao tiếp phù hợp với đặc điểm, hứng thú… của trẻ”, “Biết dự kiến tình huống xảy ra trong giao tiếp và biện pháp giải quyết”. Qua đó cho thấy kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả tự đánh giá biểu hiện KNĐH của GV.

Để đánh giá đầy đủ hơn về KNĐH GT của GVMN, chúng tôi đưa ra một số tình huống mà GV thường gặp trong thực tế để tìm hiểu cách ứng xử của GVMN. ĐTB chung của kết quả đánh giá cách ứng xử trong tình huống 1 và 2 là 3,51. Theo thang đo từ 3,1điểm đến 5 điểm là mức trung bình, vì vậy cách xử lý tình huống của GVMN chỉ đạt mức trung bình. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Cách ứng xử tình huống cụ thể của KNĐH của GVMN

Tình huống Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4 ĐTB Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 0 0 2 1,3 59 39,3 89 59,3 3,58 2 0 0 12 8,0 61 40,7 77 51,3 3,43 ĐTB chung 3,51

Tình huống 1: Cháu mới đến lớp, lầm lì, ít nói, hay ngồi chơi một mình. Cô giáo hỏi gì cháu cũng không nói, chỉ im lặng, …

Kết quả có 59,3% GV chọn phương án “Cô gần gũi trẻ, quan tâm đến biểu hiện của trẻ, trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó giúp cháu thích nghi dần với hoạt động của lớp”. Điều này cho thấy đa số GV có cách ứng xử tương đối tốt. GV hiểu được suy nghĩ, cảm xúc,…của trẻ, biết tạo ấn tượng tốt với trẻ, làm cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm, gần gũi của cô. Bên cạnh đó, có 39,3% GV chọn phương án “Cô động viên cháu, khen cháu rất ngoan nếu trả lời câu hỏi của cô”,

phương án này cho thấy cách ứng xử của GV mặc dù tương đối hợp lý nhưng vẫn còn thiếu sót, tính khả thi chưa cao vì GV không hiểu được tâm trạng của trẻ qua những biểu hiện bên ngoài. Ngoài ra, cách ứng xử “Cô bỏ đi, không hỏi đến cháu nữa” cũng là lựa chọn chưa hợp lý của một số ít GV. Đây là cách ứng xử nên tránh trong giao tiếp với trẻ.

Tình huống 2: Ở góc Xây dựng lớp mầm, các bé đang chơi “Xây công viên”. Bé Nga nhặt các khối gỗ trong rổ chồng lên nhau cao ngất ngưỡng. Bé nhìn sản phẩm 1 cách thích thú. Cô lại gần hỏi: “ Con xây gì thế?”. Nga trả lời: “con không biết”

Kết quả có 51,3% GV chọn phương án “Cô nhập vai chơi cùng trẻ, đặt câu

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố cà mau (Trang 72 - 110)