Kỹ năng giao tiếp sư phạm

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố cà mau (Trang 29 - 50)

1.2.3.1. Giao tiếp sư phạm

1.2.3.1.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm

GT của con người diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau mang sắc thái khác nhau. GT diễn ra trong hoạt động sư phạm mang những đặc trưng riêng của hoạt động giáo dục đào tạo con người. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về GTSP, theo những xu hướng khác nhau. Có thể xét đến hai xu hướng sau đây:

- Xu hướng thứ nhất: Một số tác giả có xu hướng giới hạn phạm vi của GTSP trong việc truyền thụ tri thức, đồng nhất GTSP với các quá trình thông báo, thông

tin. [48]

A.P.Levitov cho rằng: “GTSP là năng lực truyền đạt tri thức cho trẻ bằng cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn, ngắn gọn”.

F.N.Gonobolin cho rằng: “Năng lực GTSP là năng lực truyền đạt một cách dễ hiểu để các em nắm được và ghi nhớ tài liệu đó, năng lực thu hút học sinh, truyền nhiệt tình cho các em, cuốn hút và kích thích các em có những cảm xúc thích hợp, năng lực thuyết phục mọi người, có ảnh hưởng giáo dục đối với họ (bằng lời nói, việc làm, bằng tấm gương của bản thân)”.

- Xu hướng thứ hai: Một số tác giả coi GTSP như là một quá trình thể hiện mối quan hệ liên nhân cách và cụ thể hóa GTSP ở khả năng thuyết phục, khéo léo đối xử nhằm thiết lập các mối quan hệ. [48]

T.V.Trakhov quan niệm: “GTSP là năng lực tiếp xúc với học sinh, KN tìm được cách đối xử đúng đắn với trẻ, thiết lập mối quan hệ hợp lý theo quan điểm sư phạm”.

Trong tác phẩm GTSP, A.N.Lêônchiev đã khẳng định: “GTSP là giao tiếp có tính nghề nghiệp của giáo viên với học sinh ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp”. Nói về giao tiếp sư phạm, E.V.Sukhanôva đã viết: “GT là một phương thức chủ yếu tác động lên các quan hệ của học sinh… GT giữa thầy và trò là một khâu quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, phát triển tính tích cực nhận thức và tính xã hội của học sinh trong quá trình hình thành tập thể học sinh” [11]

Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về GTSP, có thể kể đến một số tác giả như:

Tác giả Ngô Công Hoàn: “GT giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là GTSP”. Tác giả cho rằng: “GTSP là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, KN kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh” [11, tr.14].

Tác giả Nguyễn Văn Lê quan niệm: “GTSP là sự tiếp xúc, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực

hiện các nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục có hiệu quả” [26, tr.59].

Theo tác giả Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị: “GTSP là những nguyên tắc, những biện pháp và kỹ xảo tác động lẫn nhau giữa nhà giáo dục với người học mà nội dung của nó là trao đổi thông tin, chỉ ra các tác động giáo dục - học tập, tổ chức mối quan hệ lẫn nhau và cũng là “truyền lại” nhân cách nhà giáo dục cho người học. Quá trình đó diễn ra nhờ vào việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ”. [45, tr.188]

Tác giả Hồ Lam Hồng cho rằng: “GTSP là GT có tính nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi cùng các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư duy…) tạo ra kết quả tối đa của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy học”. [14]

Tác giả Lê Xuân Hồng quan niệm: ‘GTSP diễn ra như điều kiện của hoạt động sư phạm. Đó là sự tiếp xúc, trao đổi giữa người dạy và người học, bằng các phương tiện GT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục có hiệu quả” [13, tr.23].

Như vậy, GTSP là GT mang tính nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, trong đó giáo viên là chủ thể GT với tư cách là người tổ chức các quá trình giao tiếp, người đặt mục đích và xác định nội dung GT; còn học sinh là đối tượng GT.

Từ các quan niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi chọn khái niệm GTSP của tác giả Ngô Công Hoàn: “GTSP là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh”

1.2.3.1.2. Đặc điểm của giao tiếp sư phạm

Theo tác giả Ngô Công Hoàn, GTSP có một số đặc trưng sau: [11, tr.21]

- Trong GTSP, giáo viên không chỉ tiếp xúc với học sinh qua nội dung bài giảng và tri thức khoa học, mà còn là tấm gương mẫu mực về nhân cách cho học

sinh noi theo, đúng với yêu cầu của xã hội quy định. Nghĩa là, ở thầy giáo thì bao giờ cũng có sự thống nhất giữa lời nói, việc làm với hành vi ứng xử. Vì thế, nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

- Trong GTSP, giáo viên dùng các biện pháp giáo dục tình cảm để thuyết phục, vận động… đối với học sinh, không được dùng những biện pháp, hành vi xâm phạm thân thể và danh dự của học sinh. Giáo viên phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giảng dạy, giáo dục và quản lý trường lớp, gương mẫu trong mọi hoạt động ở nhà trường, trong đời sống xã hội. Trong GTSP, giáo viên phải biết khéo léo ứng xử sư phạm, phải luôn quan tâm gần gũi để hiểu biết tâm lý của học sinh, dự đoán trước được những phản ứng có thể xảy ra ở học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp.

- Trong GTSP, người giáo viên được nhà nước, xã hội, nhân dân tôn trọng. Theo tác giả Nguyễn Văn Lê, GTSP có đặc trưng sau: [26]

- GTSP là thành phần cấu trúc cơ bản của các phương pháp giảng dạy, giáo dục. Mọi yêu cầu về cải tiến phương pháp giảng dạy, giáo dục sẽ kéo theo sự cải tiến các phương pháp GTSP.

- Trong GTSP, cần phát huy tính tích cực của học sinh, để trò tự đào tạo và trở thành một chủ thể thực sự cuả GTSP, thông qua đó mà lĩnh hội tốt các tri thức, KN.

- GTSP là thực hiện những nguyên tắc, biện pháp và kỹ xảo tác động lẫn nhau giữa giáo viên và tập thể học sinh mà nội dung là trao đổi thông tin, là tác động về giáo dục và giảng dạy để xây dựng hệ thống tri thức, KN, kỹ xảo, để phát triển nhân cách học sinh.

- GTSP (giữa GV và HS) là một hệ thống phức tạp và là quá trình sáng tạo trong việc tổ chức các mối quan hệ thầy - trò, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo.

- GTSP được thực hiện trên ba quy mô: quy mô một thầy một trò, quy mô thầy và một nhóm học sinh, quy mô thầy với toàn lớp học.

Từ những đặc điểm trên, chúng ta thấy rằng, nếu không có GTSP thì hoạt động sư phạm sẽ không còn ý nghĩa. Bởi vì, hoạt động sư phạm trong nhà trường chủ yếu là sự GT giữa GV và HS, trong đó GV là chủ thể GT còn HS là người lĩnh hội tri thức, KN, kỹ xảo do GV truyền đạt, đồng thời HS cũng là chủ thể của quá trình GT. Và trong quá trình GT, nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển.

1.2.3.1.3. Các giai đoạn giao tiếp sư phạm

GTSP là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thực hiện những chức năng khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô: A.Abôđalov, V.A.Cancalic, N.V.Cudơmina, A.N.Lêonchiev thì giao tiếp có thể chia thành một số giai đoạn sau: [1, tr.15].

* Giai đoạn định hướng trước khi thực hiện giao tiếp * Giai đoạn mở đầu của quá trình giao tiếp

* Giai đoạn điều chỉnh, điều khiển và phát triển quá trình giao tiếp * Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp

Các tác giả Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh xem quá trình GTSP có 3 giai đoạn:

[11, tr.41].

* Giai đoạn 1: Mở đầu quá trình giao tiếp sư phạm. * Giai đoạn 2: Diễn biến quá trình giao tiếp sư phạm. * Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm

Theo tác giả Nguyễn Bá Minh, quá trình GTSP gồm 3 giai đoạn: [32, tr.82]

* Giai đoạn 1: Lập kế hoạch giao tiếp

* Giai đoạn 2: Triển khai cuộc giao tiếp sư phạm

* Giai đoạn 3: Kết thúc – đánh giá quá trình giao tiếp sư phạm.

Qua tham khảo một số tài liệu, ý kiến của các tác giả về các giai đoạn GTSP. Chúng tôi thống nhất cách phân chia các giai đoạn GTSP của tác giả Lê Xuân Hồng, gồm 4 giai đoạn như sau: [13,tr.23]

* Giai đoạn 1: Giai đoạn định hướng trước khi giao tiếp.

Ở giai đoạn này người giáo viên phải xác định mục đích và nhiệm vụ giáo dục, phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, các đặc điểm nhân cách của

chính bản thân mình. Trên cơ sở đó lựa chọn và chuẩn bị các phương pháp và phương tiện GT thích hợp để xử lý những tình huống sư phạm diễn ra thường xuyên hay đột xuất nhằm tác động có hiệu quả đến công tác giảng dạy và giáo dục.

* Giai đoạn 2: Giai đoạn mở đầu quá trình giao tiếp

Ở giai đoạn này giáo viên cần gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp với học sinh. Tổ chức nhóm lớp tạo điều kiện thuận lợi cho GTSP: Trang trí lớp học đẹp, thoáng, sáng, phù hợp với độ tuổi học sinh, thái độ của giáo viên gần gũi, cới mở, chân thành nhưng nghiêm túc.

* Giai đoạn 3: Giai đoạn triển khai quá trình GT thông qua việc tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục.

Ở giai đoạn này, lời nói của GV phải rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, dễ hiểu. Thái độ dứt khoát, luôn khẳng định những cái đúng của từng học sinh, của nhóm, lớp, nhận xét cụ thể và tế nhị về thiếu sót của học sinh nhằm giúp cho các em điều chỉnh, tránh áp đặt, chụp mũ. Yêu cầu khen ngợi và trách phạt trên nền tảng tình yêu thương học sinh thật sự qua lời nói, cở chỉ và điệu bộ… sẽ tạo ra hiệu quả cao trong giảng dạy và giáo dục. Tạo bầu không khí dân chủ trong khuôn khổ kỉ luật của lớp học giúp học sinh mạnh dạn GT, trao đổi với GV. Tạo hứng thú học tập.Từ đó giúp HS chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và rèn luyện KN.

* Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp

Giáo viên phân tích hệ thống GT đã được thực hiện để rút kinh nghiệm và xây dựng mô hình GT cho hoạt động tiếp theo.

Sự phân chia các giai đoạn GTSP ở trên chỉ mang tính chất tương đối, các giai đoạn của quá trình GTSP không tồn tại độc lập mà chúng có quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn trước sẽ là cơ sở cho giai đoạn sau. Trong mỗi giai đoạn cần phải có một số KNGT nhất định. Vì vậy, muốn GTSP đạt kết quả thì việc hiểu mục đích, nội dung, phương tiện GT vẫn chưa đủ mà còn cần phải có được kỹ năng và thủ thuật GT.

1.2.3.1.4. Các phương tiện giao tiếp sư phạm

Phương tiện GTSP có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của quá trình GTSP. Bởi vì cho dù tri thức của người giáo viên có uyên thâm đến

đâu mà khả năng sử dụng phương tiện GT kém thì việc chuyển tải tri thức và KN sẽ không đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Trong các phương tiện GTSP thì phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong quá trình dạy học và giáo dục.

Phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm

Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu (âm thanh hoặc chữ viết) dưới dạng từ ngữ chứa đựng ý nghĩa nhất định (tượng trưng cho sự vật, hiện tượng cũng như thuộc tính và các mối quan hệ của chúng) được con người quy ước và sử dụng trong quá trình GT. Hay nói cách khác, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu dùng để tư duy và GT xã hội. Trong GTSP phương tiện ngôn ngữ giữ một vị trí hàng đầu, giáo viên thường sử dụng hai loại ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. [11], [50]

- Ngôn ngữ nói: là phương tiện được sử dụng nhiều nhất, hiệu quả nhất trong quá trình GTSP, đặc biệt trên lớp học. Ngôn ngữ nói là phương tiện để mã hoá các thông tin (những suy nghĩ, tri thức…) trong đầu con người (GV, người học) khi chuyển tải ra ngoài bằng lời. Trong dạy học, những thông tin từ GV sẽ giúp cho HS hiểu đúng ý tưởng của GV, nội dung khoa học, thực hiện chính xác các yêu cầu của GV, lưu trữ các thông tin từ GV, GT giữa người học với nhau. Ngôn ngữ nói có hai hình thức: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại

+ Ngôn ngữ độc thoại: là hình thức nói của một người, nhưng người khác chỉ nghe, đó là hình thức GV giảng bài cho HS nghe. Để GTSP trên lớp có hiệu quả, ngôn ngữ nói độc thoại của GV cần đạt được những yêu cầu sau:

• Cách diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, chuẩn xác về tiếng Việt.

• Giàu hình ảnh, diễn cảm, dễ nhớ, hấp dẫn.

• Nội dung lời giảng súc tích, có nhiều thông tin hữu ích.

• Đảm bảo tính khoa học, hợp lý, hệ thống và tính thuyết phục cao.

• Kiến thức mới, khái niệm mới cần đươc liên hệ gần gũi với hiện thực cuộc sống của HS.

• Phải có kỹ năng làm chủ lời nói của mình. KN này thể hiện qua: Cách diễn đạt ngôn ngữ, ngữ điệu, giọng nói, cách dùng từ, sự nắm vững nội dung bài giảng một cách sâu sắc, biết kích thích sự chú ý, hoạt động trí tuệ và tình cảm ở HS.

+ Ngôn ngữ đối thoại: là hình thức thầy cô hỏi, học sinh trả lời hoặc ngược lại. Để GTSP trên lớp có hiệu quả, ngôn ngữ nói độc thoại của GV cần đạt được những yêu cầu sau:

• Câu hỏi và trả lời phải ngắn, gọn, dễ hiểu, có nội dung rõ ràng.

• Nằm trong văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể.

• Có nội dung cụ thể.

• Rút gọn, khái quát cao.

+ Ngôn ngữ viết: Đối với người GV, KN này cũng hết sức cần, chủ yếu thể hiện ở soạn giáo án và viết bảng. Ngôn ngữ viết không những có yêu cầu như ngôn ngữ nói để thể hiện trong các giáo án mà còn có yêu cầu về khả năng lựa chọn từ ngữ để viết tóm tắt những nội dung giảng bài lên bảng; chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, đúng ngữ pháp tiếng Việt, lời văn phải trong sáng, mạch lạc, chính xác và rõ ý, rõ nghĩa.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Phương tiện GT phi ngôn ngữ còn gọi là ngôn ngữ không lời được sử dụng để biểu hiện tâm trạng, xúc cảm, tình cảm, thái độ,… của chủ thể GT (GV). Các phương tiện GT phi ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình GTSP như hành vi, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, tư thế, dáng đi, trang phục…

- GT qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười

Nét mặt biểu lộ cảm xúc của con người như vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm. Trong GTSP, nét mặt là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên hình ảnh cá nhân trong mắt người khác, vì nhờ có năng lực biểu cảm qua nét mặt mà tiến trình GTSP của GV với HS ngày càng nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc hơn. Thực tế cho thấy: GV có nét mặt dịu hiền, cởi mở, vui tươi thường đem lại bầu không khí tâm lý tốt, tạo cảm giác an toàn cho HS; ngược lại, GV có nét mặt buồn rầu, căng

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố cà mau (Trang 29 - 50)