0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC (Trang 68 -69 )

Chúng tôi đã tiến hành TN bằng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Tìm kiếm, đọc, tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Chọn địa bàn và đối tượng TN

Điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của trường, về trình độ của lớp TN và lớp đối chứng (ĐC) (học lực của học kì I nói chung và điểm trung bình môn hóa học nói riêng, hạnh kiểm…), về ý kiến GV bộ môn (kinh nghiệm giảng dạy các tiết học bằng BGĐT, nhận xét về hệ thống BGĐT khi tiến hành TN).

- Chọn bài, xây dựng bài giảng, lên lớp, thiết kế phiếu điều tra tham khảo ý kiến, phiếu điều tra

Lựa chọn một số bài giảng nằm trong chương trình hóa học lớp 11 nâng cao mà HS sắp học tới để soạn. Cụ thể là:

• Học kì I: Bài 21 Hợp chất của cacbon Bài 23 Công nghiệp silicat

• Học kì II: Bài 42 Khái niệm tecpen

Bài 48 Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Tiến hành xây dựng bài giảng, chuẩn bị lên lớp giảng dạy ở các giáo án đã thiết kế ở cặp lớp ĐC (sử dụng giáo án dạy học thông thường) và lớp TN (sử dụng giáo án là sử dụng BGĐT có tích hợp các phần mềm).

Thiết kế các phiếu điều tra, lấy ý kiến của GV và HS về sử dụng BGĐT trong dạy học hóa học.

- Tiến hành kiểm tra, thu thập và xử lí kết quả TN

Sau các bài TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút. Nội dung các bài kiểm tra và đáp án chúng tôi để ở phần phụ lục.

Tiến hành thu thập, thống kê và xử lí kết quả TN.

Phương pháp toán học xử lí số liệu

Dùng thống kê toán học để xử lí số liệu. Phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC (Trang 68 -69 )

×