0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phần mềm Chemoffice

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC (Trang 48 -66 )

Đây là bộ phần mềm đặc trưng bao gồm nhiều chương trình tiện ích như Chemdraw, Chem 3D, ChemFinder … Các phần mềm này hỗ trợ cho việc xây dựng, thiết kế và trình diễn các mô hình nguyên tử và phân tử trong không gian. Phần mềm này cũng cung cấp các công cụ để tính toán một số thông số hóa học trên lí thuyết như phổ, các thông số lượng tử. Vì vậy, phần mềm không chỉ thích hợp cho việc giảng dạy hóa học ở phổ thông mà còn kích thích niềm say mê nghiên cứu khoa học của HS.

2.4.2. Phần mềm Crocodile Chemistry

Hóa học là một môn học rất hay với nhiều phản ứng vui nhộn và cũng không kém phần nguy hiểm. Nhưng trên lớp học thời gian được tự tay thực hành cũng như

xem các GV làm thí nghiệm thì không nhiều. Vì vậy, phần mềm Crocodile Chemistry được xem như một phòng thí nghiệm ảo thu nhỏ cần thiết cho cả GV và HS giúp cho HS có điều kiện làm lại các thí nghiệm đó ở nhà để nắm vững kiến thức đã học. Phần mềm này có sẵn hơn một trăm thí nghiệm đã được thiết kế để tham khảo cách được thực hiện một cách an toàn và dễ dàng.

2.4.3. Phần mềm McMix

Đây là phần mềm hỗ trợ soạn thảo và trộn đề thi, đề kiểm tra trắc nghiệm. Phần mềm được xây dựng bởi Th.S Võ Tấn Quân và kĩ sư Nguyễn Vũ Hoàng Anh. Phần mềm này có giao diện bằng Tiếng Việt nên rất dễ sử dụng, có thể sử dụng cho mọi môn học để soạn và trộn các đề kiểm tra khác nhau một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không bị thay đổi công thức, hình ảnh… Phần mềm này giúp GV tiết kiệm thời gian trong việc tạo đề kiểm tra.

2.4.4. Phần mềm Mindjet MindManager

Mindjet MindManager là phần mềm dùng để vẽ bản đồ tư duy đơn giản và dễ sử dụng. Với giao diện đẹp mắt và bóng bẩy như bộ phần mềm Office 2007, truy cập nhanh chóng bằng các phím chức năng, phần mềm này là một công cụ hữu ích cho nhiều GV khi hệ thống hóa lại kiến thức, so sánh các chất trong cùng một nhóm, một dãy… giúp cho các HS hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống, Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn, kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS

2.4.5. Phần mềm ProShow Gold

Đây là phần mềm giúp ghép nối các đoạn phim với nhau hoặc tạo ra một đoạn phim hay, hấp dẫn bằng các hình ảnh riêng biệt. Với giao diện thân thiện và gần hai trăm hiệu ứng đẹp mắt, phần mềm này là một công cụ hữu ích cho GV để tạo ra các đoạn phim hay, đẹp phục vụ cho bài học, các trò chơi trong lớp… giúp thay đổi không khí lớp học, HS thêm hào hứng, sôi nổi.

2.4.6. Phần mềm Violet

Phần mềm này có giao diện tiếng Việt do công ty cổ phần tin học Bạch Kim phát hành nên rất dễ sử dụng. Phần mềm này giúp GV có thể xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tương tự phần mềm Powerpoint có đầy đủ các chức năng dùng để tạo ra các trang nội dung bài giảng như

cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, hình ảnh, phim…Bên cạnh đó, Violet có thiết kế sẵn trò chơi ô chữ, điền khuyết, đúng / sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn…

2.4.7. Phần mềm Wondershare QuizCreator

Phần mềm này giúp tạo ra một bài trắc nghiệm dạng plash với đầy đủ các chức năng cần thiết cho cho một bài củng cố cuối bài dạy. Khi đã thiết kế có thể di chuyển qua nhiều máy trong quá trình dạy mà không cần cài đặt chương trình. Hơn nữa, phần mềm này có nhiều dạng bài tập trắc nghiệm như đúng / sai, nhiều lựa chọn, ghép đôi…và phóng to hình ảnh cho HS quan sát một cách dễ dàng, đây là tính năng vượt trội của phần mềm này.

2.5. CÁCH THIẾT KẾ BGĐT CÓ TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM HÓA HỌC

Sau đây chúng tôi trình bày cách thiết kế BGĐT có tích hợp các phần mềm dạy học với bài cụ thể là bài “Axit cacboxylic”.

2.5.1. Xác định mục tiêu bài học

Trước khi thiết kế BGĐT cho bài Axit cacboxylic, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu và xác định mục tiêu của bài như sau

- Kiến thức

+ Định nghĩa, phân loại, danh pháp.

+ Mối quan hệ giữa cấu trúc của nhóm cacboxyl và liên kết hiđro ở axit cacboxylic với tính chất vật lí của chúng.

- Kĩ năng

+ Quan sát mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

+ Gọi được tên của một số axit.

+ Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl ở axit cacboxylic với tính chất vật lí.

+ So sánh nhiệt độ sôi của của axit với anđehit, xeton, ancol.

2.5.2. Xác định trọng tâm bài học

Đặc điểm cấu trúc phân tử của axit cacboxylic.

- Nhóm định chức, liên kết hóa học trong nhóm định chức, - Ảnh hưởng của nhóm chức.

- Liên kết hiđro liên phân tử, so sánh nhiệt độ sôi giữa axit với ancol, anđehit có cùng số nguyên tử C.

2.5.3. Multimedia hóa kiến thức

- Để mở đầu bài học, chúng tôi sử dụng phần mềm Wondershare QuizCreator để thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức bài cũ của HS.

- Dùng phần mềm ChemBioDraw Ultra để vẽ công thức cấu tạo của các axit. - Để giới thiệu mô hình không gian của các axit, chúng tôi sử dụng phần mềm ChemBio3D Ultra.

- Tìm kiếm một số hình ảnh về nguồn gốc của axit: con kiến, giấm ăn…, một số hình ảnh về các loại thực vật có thành phần của axit: me, cam, chanh, sữa chua…

- Để hệ thống hóa kiến thức của bài, chúng tôi sử dụng phần mềm Mindjet MindManager để vẽ sơ đồ tư duy cho HS dễ hình dung, dễ nhớ.

- Cuối cùng, để củng cố kiến thức bài đã học, chúng tôi sử dụng phần mềm Violet thiết kế một số bài tập trắc nghiệm, đúng sai…

2.5.4. Xây dựng thư viện tư liệu

Sau khi có các tư liệu cần thiết, chúng tôi tiến hành tổ chức lại thành thư viện tư liệu.

Hình 2.3. Thư viện tài liệu trong BGĐT bài Axit cacboxylic

2.5.5. Xây dựng BGĐT

Trước tiên, cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể, dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide:

Hình 2.4. Slide chào mừng, kiểm tra bài cũ bài Axit cacboxylic

Ở phần kiểm tra bài cũ, chúng tôi tích hợp phần mềm Wondershare QuizCreate để làm một số câu hỏi trắc nghiệm.

Bước 1: Khởi động phần mềm:

- Mở phần mềm Wondershare QuizCreate, chọn Create a New Quiz để thiết kế câu hỏi.

- Sau đó nhấp chuột trái vào Matching để chọn thiết kế câu hỏi ghép đôi.

Hình 2.6. Màn hình soạn thảo phần mềm Wondershare QuizCreator

Bước 2: Thiết kế câu hỏi

- Chọn font chữ, cỡ chữ thích hợp, sau đó nhập câu hỏi, câu trả lời và đáp án vào các ô như hướng dẫn bên dưới

- Sau khi đã hoàn thành các bước trên, chọn OK thì được một bài tập ghép đôi.

Hình 2.8. Màn hình sau khi soạn thảo

- Tương tự, nếu muộn tạo một câu hỏi bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn thì ta nhấp chuột trái vào Multiple Choice và nhập nội dung câu hỏi, câu trả lời, đáp án đúng vào ô như hình vẽ hướng dẫn bên dưới. Ngoài ra có thể đưa thêm hình ảnh, đoạn phim vào câu hỏi bằng cách nhấp vào biểu tượng cần chèn có trên thanh công cụ trong phần Insert và lựa chọn file chứa hình ảnh, đoạn phim… muốn đưa vào câu hỏi.

- Sau khi hoàn thành các bước, nhấp OK thì được một câu hỏi trắc nghiệm có hình vẽ kèm theo.

Bước 3: Xuất câu hỏi

- Chọn Publish để xuất bài, chọn Publish to My Computer, chọn CD/EXE để xuất file dạng plash lưu vào máy tính.

Hình 2.10. Xuất câu hỏi trắc nghiệm

- Chúng tôi thu được các câu hỏi kiểm tra bài cũ sau:

Hình 2.12. Bài tập trắc nghiệm

 Slide giới thiệu bài (đặt vấn đề): nêu tên bài học

 Slide nêu nội dung chính của bài: ghi các mục, các nội dung cần tìm hiểu trong bài.

Hình 2.14. Slide giới thiệu nội dung bài học

 Slide nội dung cụ thể: thể hiện cô động nội dung chính cần truyền đạt. Trong slide cấu trúc có vẽ công thức cấu tạo các axit cacboxylic nên tích hợp phần mềm Chemoffice như sau:

Bước 1: Khởi động phần mềm

- Mở phần mềm ChemBioDraw Ultra, giao diện như sau:

Bước 2: Vẽ công thức

- Nhấp chuột vào biểu tượng text (A), sau đó nhấp vào màn hình soạn thảo, gõ vào nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử, vẽ các lên kết bằng các biểu tượng solid Bond

hoặc Multiple Bonds trên thanh công cụ.

Hình 2.16. Vẽ công thức cấu tạo

- Nhấp chuột vào một trong hai biểu tượng trên thanh công cụ để lựa chọn công thức vừa vẽ.

- Sau khi chọn phân tử cần copy, vào menu Edit chọn lệnh copy hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + C và dán vào màn hình soạn thảo vào Powerpoint.

- Tiếp theo, chúng tôi mô phỏng các phân tử vừa vẽ theo cấu trúc không gian 3D. Khởi động phần mềm ChemBio3D Ultra.

Hình 2.18. Giao diện phần mềm ChemBio3D Ultra

- Để tiện lợi, copy phân tử vừa vẽ trong ChemDraw và Paste vào Chem 3D Ultra.

- Muốn di chuyển hay xoay phân tử theo ý muốn thì nhấn vào biểu tượng - Muốn chuyển các dạng đặc, que, khung… thì chọn biểu tượng

- Có thể cho các phân tử quay trong không gian bằng cách chọn biểu tượng

Hình 2.20. Cấu trúc không gian dạng khối

- Sau khi đã chỉnh sửa hình như ý muốn thì nhấp chuột chọn biểu tượng để chọn cả phân tử. Sau đó Copy và Pase vào slide cấu tạo trong PowerPoint. Có thể Save lại bài để khi giảng dạy có thể hyperlink tới file cho HS quan sát.

 Slide hệ thống hóa kiến thức: chúng tôi tích hợp phần mềm Mindjet MindManager.

Bước 1: Khởi động phần mềm

- Mở phần mềm Mindjet MindManager, giao diện chính như sau:

Hình 2.22. Giao diện phần mềm Mindjet MindManager

Bước 2: Thiết kế bản đồ

- Chọn kiểu bản đồ cần thiết kế theo mẫu hoặc tạo bản đồ mới: File New New Blank Map

- Để hiệu chỉnh màu nền: chọn Map Stype → Background →chọn màu tùy ý.

Hình 2.24. Hiệu chỉnh màu nền cho bản đồ

- Để hiệu chỉnh font chữ, cỡ chữ, hình gạng, màu sắc cho từng topic làm theo hướng dẫn sau:

Bước 3: Xem và lưu bản đồ

- Chọn View →Walk Through để xem bản đồ. - Chọn biểu tượng lưu để lưu bản đồ.

Hình 2.26. Sơ đồ tư duy bài Axit cacboxylic

 Slide củng cố: chúng tôi tích hợp phần mềm Violet để xây dựng các bài tập như sau:

Bước 1: Khởi động phần mềm

- Mở phần mềm Violet, giao diện chính như sau:

Bước 2: Thiết kế bài tập

- Vào menu nội dung thêm đề mục, màn hình nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện, nhập tên Chủ đề: “Củng cố” và tên Mục: “Bài 1” rồi nhấn nút “Tiếp tục”.

Hình 2.28. Nhập chủ đề, tên bài cho bài tập

- Màn hình nhập liệu hiện ra: chọn “công cụ” “Bài tập trắc nghiệm”

- Chọn kiểu bài tập trắc nghiệm, nhập câu hỏi, câu trả lời và click chọn đáp án đúng vào các ô như hướng dẫn bên dưới.

- Sau khi đã hoàn thành các bước trên, nhấp “Đồng ý”.

- Tiếp theo chọn“Đồng ý” ta thu được bài tập trắc nghiệm sau

Hình 2.30. Câu hỏi trắc nghiệm được soạn bằng phần mềm Violet

- Để tạo thêm bài tập chọn biểu tượng ở góc trái giao diện và làm các bước tương tự.

Bước 3: Xuất bài tập

- Sau khi thiết kế xong các bài tập, chọn biểu tượng để đóng gói và lưu bài ở dạng .exe, ta thu được các bài tập củng cố như hình bên dưới

- Sau đó, mở PowerPoint, chọn slide củng cố cần liên kết với phần mềm và “hyperlink” tới file chứa.

Chúng tôi vừa trình bày về cách thiết kế bài “Axit cacboxylic” là một trong những BGĐT của hệ thống BGĐT có tích hợp các phần mềm mà chúng tôi đã thiết kế trong khóa luận này.

Nội dung chi tiết của các BGĐT trong hệ thống các BGĐT có tích hợp các phần mềm tích cực, hiện đại này được chúng tôi đưa vào đĩa CD kèm theo đề tài.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC (Trang 48 -66 )

×