0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Kết quả định tính

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC (Trang 84 -110 )

Sau khi TN, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả của BGĐT ở lớp TN bằng cách phiếu điều tra kết quả TN cho 87 HS. Nội dung phiếu điều tra được trình bày tại phụ lục. Kết quả thu được như sau:

Câu 1: Em được học nhiều tiết có sử dụng BGĐT?

 Thống kê kết quả

Bảng 3.14. Kết quả điều tra câu 1

Câu trả lời Lựa chọn

Hàng ngày. 13.25%

Hàng tuần. 54.22%

Hàng tháng. 10.34%

Chưa bao giờ. 0%

Ý kiến khác (thỉnh thoảng). 23.19%

 Nhận xét:

Theo bảng thống kê cho thấy, đa số các tiết học của HS hiện nay đều có sử dụng BGĐT với mức độ thỉnh thoảng, hàng tuần, hàng ngày tùy theo từng lớp và từng GV giảng dạy. Do đó, phương pháp học tập với BGĐT không còn xa lạ đối với các em, đây chính là điều kiện thuận lợi để tiến hành TN với các BGĐT đã thiết kế.

Câu 2: Trước đây, khi học tiết hóa học có sử dụng BGĐT, em cảm thấy như thế nào?

Bảng 3.15. Kết quả điều tra câu 2

Câu trả lời Lựa chọn

Không thích. 4.60% Bình thường. 18.39% Thích một vài tiết. 54.02% Rất thích các tiết học với BGĐT. 22.99% Ý kiến khác. 0%  Nhận xét:

Trước khi tiến hành TN, các em đã đuợc làm quen với BGĐT hóa học, đa số HS đều thích các tiết học với BGĐT nhưng chỉ ở mức độ một vài tiết (54,02%), chỉ một số HS rất thích ở một vài tiết, cũng có một số HS nhận xét là bình thường. Tuy nhiên, cũng có một số nhỏ không thích các tiết dạy với BGĐT có thể là do các BGĐT còn hơi khô khan, chưa gây được hứng thú ở HS, làm cho HS có cảm giác học theo kiểu chiếu chép.

Câu 3: Sau khi học hai bài hóa học với hai BGĐT trên, em cảm thấy như thế nào?

 Thống kê kết quả

Bảng 3.16. Kết quả điều tra câu 3

Câu trả lời Lựa chọn

Không thích. 0% Bình thường. 16.09% Thích. 40.23% Rất thích. 40.23% Ý kiến khác. 3.45%  Nhận xét

Sau khi tiến hành TN với các BGĐT đã thiết kế, đã không còn HS nào “không thích” học với BGĐT, bên cạnh đó tỉ lệ các HS cảm thấy “bình thường” với các BGĐT cũng giảm xuống, đa số các em đều có phản hồi tốt khi học với các BGĐT đã TN ở mức độ “thích” và “rất thích” là 40.23%. Cũng có một số nhỏ HS đưa ra ý kiến, cảm nhận của mình sau khi học là: “cảm thấy rất vui, có những tiết nhớ bài rất tốt”

hay “ có nhiều thú vị, thêm hiểu biết”. Từ kết quả trên, thể hiện được hiệu quả tích cực của các BGĐT đã thiết kế, làm cho HS thích thú với môn hóa học.

Câu 4: Em hãy nêu cảm nhận của mình trong từng phần của hai BGĐT trên bằng

cách đánh dấu chéo (X) vào cột tương ứng?

 Thống kê kết quả

Bảng 3.17. Kết quả điều tra câu 4

Các phần của BGĐT Rất thích Bình thường Không thích

Mô phỏng thí nghiệm, mô hình không gian của các phân tử.

70.11% 28.74% 1.15%

Bài tập củng cố, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ, bài tập ghép đôi…

67.78% 29.92% 2,30%

Hình ảnh minh họa, công thức cấu tạo, mô hình phân tử…

64.37% 34.48% 1.15%

Các đoạn phim thí nghiệm,

biểu đồ, bảng biểu… 81.61% 18.39% 0% Ý kiến khác:

 Nhận xét:

Qua kết quả điều tra cho thấy, việc ứng dụng các phần mềm dạy học vào hóa học đã gây được sự quan tâm, hứng thú từ HS và chứng tỏ việc sử dụng các phần mềm đó để tich hợp vào BGĐT đều mang lại hiệu quả cao, cụ thể là tỉ lệ HS lựa chọn ở mức độ “rất thích” chiếm phần trăm rất cao (trên 65%). Trong quá trình tiến hành TN các BGĐT, theo quan sát của GV đứng lớp thì ở những phần kiến thức có lồng ghép các mô phỏng, hình ảnh động, hay các sơ đồ, biểu bảng, các đoạn phim thí nghiệm thì HS rất hứng thú quan sát theo dõi. Đặc biệt là các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ, bài tập ghép đôi ở phần củng cố cuối bài… được HS tham gia rất nhiệt tình, hăng say. Điều đó chứng tỏ việc vận dụng một cách thích hợp các phần mềm dạy học vào hóa học đã nâng cao kết quả học tập của HS, giúp HS hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, làm được các bài tập vận dụng và có thể được giải trí bằng một trò chơi nhỏ sau giờ học.

Câu 5: Em thấy hai BGĐT nêu trên có tác dụng tốt đến kết quả học tập của em không?

 Thống kê kết quả

Có: 97,80% Không: 2,30%

Nếu “có”, em có thể liệt kê một số tác dụng bằng các đánh dấu chéo (X) vào cột

tương ứng:

Bảng 3.16. Kết quả điều tra câu 5

Tác dụng Lựa chọn

Rất hay, làm em hứng thú hơn trong tiết học. 59.77% Giúp em hiểu bài hơn. 68.97% Giúp em khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn. 65.52%

Ý kiến khác. 3.45%

 Nhận xét

Sau khi học xong các bài có sử dụng BGĐT đã thiết kế, đa số HS đều cho rằng BGĐT mang lại tác dụng tốt đến kết quả học tập của các em (97.8%), cụ thể là các em đều cảm thấy hiểu bài hơn chiếm tỉ lệ cao nhất (68.97%), và trên 60% HS cảm thấy các BGĐT rất hay và làm cho các em hứng thú hơn trong tiết học, giúp các em khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn. Ngoài ra, một số nhỏ HS còn cho rằng, các BGĐT đã liên hệ được với kiến thức thực tế, giúp các em hiều kĩ và nhớ lâu. Từ đó thể hiện hướng đi đúng đắn của đề tài là thiết kế hệ thống BGĐT có tích hợp các phần mềm dạy học giúp nâng cao hiệu quả dạy và học.

Câu 6: Em mong muốn được thầy (cô) tổ chức các tiết học hóa học sử dụng BGĐT

như hai BGĐT mà cô đã dạy cho lớp?

 Thống kê kết quả

Bảng 3.17. Kết quả điều tra câu 6

Câu trả lời Lựa chọn

Không mong muốn. 0%

Chỉ một vài tiết. 40.23%

Tất cả các tiết học đều sử dụng BGĐT. 59.77%

 Nhận xét

Từ những hiệu quả trên của các BGĐT đã được TN thì đa số HS đều có mong muốn được học các tiết học với BGĐT, 40.23% số HS thích học một vài tiết và 59.77% đều mong muốn tất cả các tiết học đều sử dụng BGĐT. Điều này thể hiện sự thích thú của HS với các tiết học BGĐT đối với môn hóa học dần được tăng lên, đây là dấu hiệu đáng mừng khi ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học hiện nay.

Câu 7: Theo em, BGĐT mà thầy (cô) đã dạy cho lớp cần có những cải tiến gì để

giúp các em học tốt hơn?

 Ý kiến của HS:

- Có thêm hình ảnh, ví dụ thực tế để HS dễ nhớ, dễ hiểu. - Có thêm phim thí nghiệm, mô hình 3D.

- Có thêm các bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, đố vui hóa học để nhớ bài lâu hơn. - Có lồng ghép trò chơi, phần thưởng.

- Có thêm nhiều BGĐT như vậy.

Tóm lại, về mặt định tính, khi giảng dạy các BGĐT, chúng tôi kết hợp giữa

quan sát với thực hiện phát phiếu điều tra cho HS về bài TN, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Hiện nay, các trường THPT đã trang bị tốt cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- HS đã được làm quen với BGĐT từ trước và có tình cảm tốt (thích một vài tiết: 54.02% ; rất thích: 22.99%) điều này là một thực trạng đáng mừng ở trường THPT hiện nay.

- Với những điều kiện thuận lợi đó, chúng tôi tiến hành TN với các BGĐT đã phát huy tác dụng và thu được kết quả phản hồi tốt từ HS (thích: 40.23% ; rất thích: 40.23%). Hầu hết các em thấy các BGĐT tác dụng tốt đến kết quả học tập của mình (97.8%), điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã hoàn thành được những công việc sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

− Nghiên cứu tổng quan vấn đề: các khóa luận, luận văn, tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến đề tài.

− Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:

+ Cơ sở lí luận về phương pháp, PTDH: khái niệm, đặc trưng môn hóa học, PPDH hóa học, xu hướng đổi mới PPDH, đổi mới PPDH bằng việc sử dụng các PTDH.

+ Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học: tầm quan trọng của ứng dụng CNTT, thuận lợi, thách thức khi ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học.

+ Cơ sở lí thuyết về BGĐT: khái niệm, cấu trúc, yêu cầu của một BGĐT, ưu điểm, một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT.

− Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng BGĐT trong dạy học hóa học thông qua việc điều tra 36 GV ở 5 trường THPT tại tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa. Từ kết quả điều tra cho thấy hiện nay việc dạy học bằng BGĐT vẫn còn nhiều khó khăn và chưa phát huy được tối đa tiềm năng của nó. GV không thường xuyên sử dụng BGĐT vì mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, chưa thành thạo tin học. HS chưa biết cách chuẩn bị bài trước ở nhà nên việc ghi chép còn khó khăn.

1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế hệ thống BGĐT môn hóa

học theo hướng tích hợp các phần mềm

− Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của BGĐT môn hóa học với 5 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí làm nền tảng cho việc thiết kế BGĐT đạt hiệu quả tốt.

− Nghiên cứu, đề ra 4 dạng BGĐT hóa học.

− Đã xây dựng quy trình gồm 6 bước để thiết kế BGĐT môn hóa học theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học.

− Nghiên cứu, sử dụng 7 phần mềm dạy học tích hợp vào phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế hệ thống BGĐT.

− Dạng bài về khái niệm, định luật, học thuyết: 4 bài

− Dạng bài về chất, nguyên tố: 17 bài

− Dạng bài về sản xuất hóa học: 3 bài

− Dạng bài về luyện tập, ôn tập: 3 bài

1.4. Tiến hành TNSP trong năm học 2012 – 2013

− Đã TNSP 4 BGĐT ở 2 trường THPT với 6 cặp lớp TN - ĐC (số HS lớp TN là 134, ĐC là 174).

− Cho HS ở các lớp TN làm bài kiểm tra 15 phút và làm phiếu điều tra kết quả TN sau các tiết học. Sau đó, chúng tôi tiến hành xử lí và phân tích kết quả định lượng (6 cặp lớp TN – ĐC) và định tính với các HS tham gia tiết TN.

− Quá trình TN được tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013. Dựa vào kết quả TN, chúng tôi nhận thấy các BGĐT có tính khả thi và hiệu quả trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và từ các kết quả của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ GD & ĐT

Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho GV về ứng dụng CNTT trong giảng dạy không chỉ ở môn hóa học mà phải ở tất cả các môn học trong trường THPT.

Cần có sự đầu tư thỏa đáng cho giáo dục: ngân sách, con người, cơ sở vật chất và trang thiết bị, PTDH hiện đại… tạo điều kiện cho việc dạy và việc học đạt hiệu quả cao nhất.

Năm 2010, Bộ GD & ĐT đã tổ chức cuộc thi “Thiết kế hồ sơ BGĐT E- Learning” dành cho 6 môn học gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh và Tin học trong cả nước. Mong rằng cuộc thi sẽ được tiếp tục phát huy và mở rộng ra các môn học khác.

2.2. Đối với các trường THPT

Xây dựng phòng học đa năng kiên cố với những trang thiết bị nghe - nhìn hiện đại tối thiểu như: máy vi tính nối mạng internet, kết nối với máy chiếu, đầu DVD, loa, màn hình.

Xây dựng phong trào đổi mới PPDH theo hướng có ứng dụng CNTT. Bên cạnh việc GV dùng phần mềm powerpoint để soạn BGĐT, cần khuyến khích GV sử dụng những phần mềm dạy học tích cực khác để nâng cao hiệu quả dạy học.

Tổ chức thao giảng các giờ học có sử dụng BGĐT nhằm mục đích phổ biến đến tất cả các GV.

2.3. Đối với GV

Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học, phải có niềm đam mê, yêu thích và tích cực trong việc dạy học có ứng dụng CNTT.

Không ngừng nâng cao kĩ năng , nghiệp vụ, tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo trong dạy học.

Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, các GV giàu kinh nghiệm. Tham gia đầy đủ các khóa học bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ.

3. Hướng phát triển của đề tài

Dựa trên hiệu quả và tính khả thi của đề tài mang lại, chúng tôi thấy rằng chất lượng của quá trình dạy và học môn hóa học sẽ tốt hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ của CNTT. Nếu có thời gian và điều kiện, chúng tôi sẽ phát triển đề tài bằng cách là xây dựng hệ thống BGĐT cho cả chương trình hóa học của cấp THPT hoặc xây dựng website về hệ thống BGĐT hóa học, kèm theo đó là tài liệu tự học của HS thích hợp với nội dung của từng bài dạy để nhằm phát huy tối đa những tính năng của BGĐT.

Cuối cùng, chúng tôi hi vọng từ những kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Anh, Một vài đề xuất về việc thiết kế xây dựng bài giảng điện tử.Truy lục 22/01/2013, từ Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá - trường Đại học Nha Trang: www.ntu.edu.vn.

2. Trịnh Văn Biều (2006), Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, ĐHSP. TPHCM.

3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP. TPHCM.

4. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học Hóa học, ĐHSP. TPHCM.

5. Nguyễn Văn Cường. Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới

phương pháp dạy học ở trường THPT, Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển

giáo dục Trung học phổ thông.

6. Lê Văn Đắc (2/3/2010). Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử Elearning của sở

GDĐT Lâm Đồng. Truy lục 28/11/2012, từ https://sites.google.com/site/thptbtx/

van-ban-phap-quy/tieuchidanhgiabaigiangdientuelearningthamkhao.

7. Đại học Quốc gia Hà Nội (31/3/2010), Hướng dẫn xây dựng bài giảng điện tử ở

Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy lục 22/01/2013, từ www.vnu.edu.vn.

8. Cao Cự Giác (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học,

NXB Đại học Sư phạm.

9. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học. ĐHSP. TPHCM.

10. Nguyễn Thị Minh Hiền, Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy môn giáo dục

học. Truy lục 28/4/2013, từ Viện nghiên cứu Sư phạm

http://ioer.edu.vn/component/k2/item/161.

11.Nguyễn Đức Hiệp (6/1/2007), Giáo án điện tử nhìn từ nhiều phía. Truy lục 25/1/2013, từ Vật lí sư phạm:

http://vatlysupham.hnue.edu.vn/viewtopic.php?f=122&t=2709.

12.Nguyễn Đức Hiệp (4/11/2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Truy lục 25/1/2013, từ tạp chí hóa học và ứng dụng:

13.Lê Văn Huân (5/8/2009), Bài giảng điện tử: Đôi điều căn bản cần biết. Truy lục 26/01/2013, từ nhịp sống học đường: http://www.giaoduc.edu.vn/news/nhip-cau- su-pham-672/bai-giang-dien-tu--128473.aspx.

14.Trần Thị Hương – Nguyễn Thị Bích Hạnh – Hồ Văn Liên – Ngô Đình Qua (2009), Giáo trình Giáo dục học đại cương, ĐHSP.TPHCM.

15.Nguyễn Diệu Linh (2012), Thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11

chương trình nâng cao theo hướng dạy học tich cực, Khoa Hóa –

ĐHSP.TPHCM.

16.Vũ Thị Phương Linh (2005), Thiết kế giáo án điện tử chương trình Hóa hữu cơ

lớp 11 THPT bằng phần mềm Microsoft Powerpoint, Khoa Hóa –

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC (Trang 84 -110 )

×