Thực trạng về việc sử dụng BGĐT trong dạy học hóa học ở trường phổ

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học (Trang 31 - 39)

phổ thông

Để tìm hiểu về việc sử dụng BGĐT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi thực hiện cuộc điều tra tham khảo ý kiến của GV đang giảng dạy bộ môn hóa học ở một số trường phổ thông tại Kiên Giang và Khánh Hòa về việc sử dụng BGĐT.

c. Mục đích điều tra

Xem xét thực trạng sử dụng BGĐT theo hướng đổi mới PPDH môn hóa học ở trường THPT hiện nay:

- Tìm hiểu mức độ sử dụng BGĐT cũng như một số ưu điểm của BGĐT trong việc dạy học hóa học ở trường THPT.

- Tìm hiểu một số khó khăn khi sử dụng BGĐT vào dạy học hóa học.

- Đánh giá về việc ứng dụng CNTT trong việc phát huy tính tích cực của việc sử dụng BGĐT vào dạy học hóa học.

- Tìm hiểu mức độ khả thi khi sử dụng các phần mềm dạy học trong BGĐT.

d. Đối tượng điều tra

GV THPT đang giảng dạy hóa học tại một số trường THPT ở tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa.

e. Phương pháp điều tra

Chúng tôi thực hiện phát phiếu điều tra đến các GV dạy học hóa học tại một số trường THPT ở tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa.

Bảng 1.2. Danh sách các trường đã điều tra thực trạng việc sử dụng BGĐT

STT Tên trường

1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang 2 Trường THPT Thạnh Đông - Kiên Giang

3 Trường THPT Tân Hiệp - Kiên Giang 4 Trường THPT Hòn Đất - Kiên Giang 5 Trường THPT Lý Tự Trọng - Khánh Hòa

f. Kết quả điều tra

Số phiếu điều tra thu hồi lại đượclà 36 phiếu

Bảng 1.3. Danh sách số lượng GV phản hồi phiếu điều tra ở các trường

STT Tên trường Số lượng GV

1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang 9 2 Trường THPT Thạnh Đông - Kiên Giang 8 3 Trường THPT Tân Hiệp - Kiên Giang 6 4 Trường THPT Hòn Đất - Kiên Giang 4 5 Trường THPT Lý Tự Trọng - Khánh Hòa 9

Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh tình hình sử dụng BGĐT theo hướng đổi mới PPDH đối với môn hóa học của GV ở các trường THPT như sau:

Câu 1: Quý thầy cô có sử dụng BGĐT trong giảng dạy hóa học?

 Thống kê kết quả

Bảng 1.4. Kết quả điều tra câu 1

Câu trả lời Số phiếu lựa chọn Quy về phần trăm

Thường xuyên. 7 19.44%

Thỉnh thoảng. 29 80.56%

Chưa bao giờ. 0 0%

 Nhận xét:

Từ kết quả đó cho thấy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học được các trường THPT ở Kiên Giang và Khánh Hòa thực hiện khá tốt, một số thầy cô sử dụng BGĐT thường xuyên trong tiết dạy của mình (19,44%), và 80.56 % các thầy (cô) thỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thoảng sử dụng BGĐT trong dạy học, không xuất hiện trường hợp GV chưa từng sử dụng BGĐT.

Câu 2: Nếu đã từng sử dụng BGĐT, theo quý thầy cô giáo BGĐT có những ưu

điểm gì?

 Thống kê kết quả

Bảng 1.5. Kết quả điều tra câu 2

Câu trả lời Số phiếu lựa chọn Quy về phần trăm

Giáo viên đỡ mất thời gian

viết bảng. 13 63.89%

Học sinh tham gia tiết học sôi

nổi hơn, hoạt động tích cực hơn. 23 63.89% Nội dung bài học được truyền

tải dễ hiểu hơn nhờ có nhiều hình ảnh minh họa.

33 91.67%

Học sinh hiểu bài nhanh hơn. 15 41.67%

Ý kiến khác. 1 2.78%

Ý kiến khác: HS dễ khắc sâu kiến thức hơn.

 Nhận xét

Thông qua kết quả thống kê trên, đã thấy được những ưu điểm mà BGĐT mang lại. 91.67% các GV cho rằng nội dung của bài học được truyền tải dễ hiểu hơn nhờ có nhiều hình ảnh minh họa thông qua BGĐT, 63.89% GV cho rằng khi sử dụng BGĐT thì GV đỡ mất thời gian khi viết bảng, HS tham gia tiết học sôi nổi hơn, hoạt động tích cực hơn. Qua đó cho thấy rằng, sử dụng BGĐT trong hóa học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Câu 3: Nếu chưa từng sử dụng BGĐT trong giảng dạy, theo quý thầy cô là do:

 Thống kê kết quả

Bảng 1.6. Kết quả điều tra câu 3

Câu trả lời Số phiếu lựa chọn Quy về phần trăm

Các phần mềm khó sử dụng. 12 33.33% Tốn nhiều thời gian để thiết 30 83.33%

kế các slide, trò chơi, bài tập củng cố, mô phỏng thí nghiệm...

Trường sở tại không trang bị

máy chiếu. 0 0%

Ý kiến khác. 6 16.67%

Ý kiến khác:

- Kiến thức tin học còn hạn hẹp.

- Một số bài không thể dạy bằng BGĐT.

- Chưa được tập huấn nên chủ yếu lấy tư liệu trên mạng. - Không có thời gian đầu tư cho bài giảng mình biên soạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhận xét

Thông qua kết quả thống kê cho thấy hiện nay có hai khó khăn lớn nhất trong quá trình thiết kế BGĐT mà đa số các thầy cô gặp phải là các phần mềm khó sử dụng (33.33%) và khó khăn lớn nhất là tốn nhiều thời gian để thiết kế các slide, trò chơi, bài tập củng cố, mô phỏng thí nghiệm...( 83.33%). Để khắc phục được khó khăn lớn này, GV có thể tích hợp thêm các phần mềm chuyên dụng riêng cho từng phần, và đây cũng là hướng đề tài của chúng tôi nghiên cứu.

Câu 4: Theo quý thầy cô, một BGĐT hay phải đạt các tiêu chuẩn nào?

 Thống kê kết quả

Bảng 1.7. Kết quả điều tra câu 4

Câu trả lời Số phiếu lựa chọn Quy về phần trăm

Nội dung bài học phải chính

xác, khoa học, logic. 30 83.33%

Khai thác hiệu quả các hiệu ứng, phông chữ và màu sắc hài hòa, đẹp mắt.

24 66.67%

Sử dụng hình ảnh và âm

thanh thích hợp. 29 80.56%

Ý kiến khác. 1 2.78%

 Nhận xét

Theo bảng thống kê trên cho thấy, khi thiết kế BGĐT, các thầy cô rất chú trọng đến nội dung bài học sao cho đảm bào tính chính xác, khoa học, logic (83.33%), 80.56% các GV đồng ý với tiêu chuẩn sử dụng hình ảnh và âm thanh thích hợp. Tóm lại, khi thiết kế BGĐT, đa số các GV đều đặt tiêu chí về nội dung lên hàng đầu, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo về tính thẩm mỹ ( phông chữ, màu sắc) và cũng không nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh không cần thiết.

Câu 5: Thầy cô có ý kiến như thế nào về việc ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học?

 Thống kê kết quả

Bảng 1.8. Kết quả điều tra câu 5

Câu trả lời Số phiếu lựa chọn Quy về phần trăm

Không nên sử dụng BGĐT. 0 0%

Sử dụng nhưng chỉ giới hạn ở

một số tiết. 30 83.33%

Nên sử dụng thường xuyên. 6 16.67% Ý kiến khác.

 Nhận xét

Theo ý kiến của đa số các thầy cô cho rằng BGĐT nên sử dụng nhưng chỉ giới hạn ở một số tiết nhất định (83.33%). Điều này đúng với thực tế chương trình học của HS, một số bài sẽ đạt hiệu quả tốt khi sử dụng BGĐT nhưng cũng có những bài dạy đạt kết quả tốt hơn khi sử dụng PPDH truyền thống.

Câu 6: Quý thầy cô đã sử dụng phần mềm nào để thiết kế BGĐT?

 Thống kê kết quả

Bảng 1.9. Kết quả điều tra câu 6

Phần mềm Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa từng sử dụng

Microsoft Powerpoint 83.33% 16.67% 0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chemoffice 13.89% 41.67% 44.44%

Crocodile Chemistry 11.11% 33.33% 55.56%

McMix 52.78% 27.78% 19.44%

ProShow Gold 0% 5.56% 94.44% Violet 16.67% 66.66% 16.67% Wondershare QuizCreator 0% 8.33% 91.67% Phần mềm khác Phần mềm khác: - Chemsketch - Chemwin  Nhận xét

Dựa vào kết quả thống kê cho thấy, các thầy cô dạy học hóa học ở trường THPT cũng có quan tâm tới các phần mềm dạy học để tạo nên BGĐT có hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên cũng có một số phần mềm như Wondershare QuizCreator, ProShow Gold, Mindjet MindManager có hơn 90% GV chưa từng sử dụng. Các phần mềm còn lại đã được một số thầy cô biết đến và từng sử dụng qua, nhưng phần mềm được đa số các thầy cô sử dụng thường xuyên nhất là phần mềm Microsoft Powepoint (83.33%).

Câu 7: Theo thầy cô, các dạng bài nào phù hợp để thiết kế BGĐT?

 Thống kê kết quả

Bảng 1.10. Kết quả điều tra câu 7

Dạng bài Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Về khái niệm, định luật, học

thuyết 33.33% 41.67% 25%

Về sản xuất hóa học 0% 41.67% 58.33% Luyện tập, ôn tập, củng cố 13.89% 50% 36.11% Về chất cụ thể 19.44% 66.67% 13.89% Ý kiến khác

Ý kiến khác: Bài về chất cụ thể ( hợp chất hữu cơ).

 Nhận xét

Trong chương trình hóa học THPT, các dạng bài về chất, nguyên tố và dạng bài về luyện tập chiếm tỉ lệ khá cao. Các dạng này thiết kế BGĐT dễ dàng hơn so với các dạng bài khác nên tỉ lệ GV chọn để thiết kế BGĐT phần nội dung ở mức độ cần

thiết khá cao (hơn 50%). Nhưng đa số GV (58.33%) cho rằng khi thiết kế BGĐT cho các bài dạy về sản xuất hóa học là rất cần thiết. Những quy trình mô phỏng, đoạn phim sinh động sẽ giúp HS dễ hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn so với những lời giảng bằng hình ảnh đơn giản.

Câu 8: Trong tiết dạy bằng BGĐT, thầy cô cho HS chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách nào?

 Thống kê kết quả

Bảng 1.11. Kết quả điều tra câu 8

Câu trả lời Số phiếu lựa chọn Quy về phần trăm

Không cần chuẩn bị trước ở nhà. 0 0%

Đọc bài trước ở nhà. 16 44.44%

Tự soạn bài vào tập trước ở nhà. 9 25% Soạn vào phiếu học tập (do thầy

cô phát) trước ở nhà. 21 58.33%

Ý kiến khác.

 Nhận xét

Theo kinh nghiệm của đa số các thầy cô (58.33%) cho rằng, để sử dụng BGĐT đạt hiệu quả cao thì GV nên soạn phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà. Bên cạnh đó, cũng có một vài ý kiến (44.44%) cho rằng HS phải đọc thêm bài trước khi đến lớp. Tóm lại, khi tổ chức một tiết học có sử dụng BGĐT thì HS cần chuẩn bị trước bài mới ở nhà.

Câu 9: Xin thầy cô chia sẻ một vài kinh nghiệm khi dạy học bằng BGĐT?

- Soạn đầy đủ các nội dung. - Sử dụng hình ảnh minh họa.

- Sử dụng thí nghiệm dùng để chứng minh. - Phải có một slide chứa toàn bộ cấu trúc bài học. - Hệ thống hóa nội dung kiến thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu HS phải chuẩn bị bài mới và bài cũ liên quan.

- Không nên quá lạm dụng CNTT (nội dung phải cô động, logic, không nên sử dụng quá nhiều âm thanh, hình ảnh không cần thiết, màu sắc hài hòa, không quá nhiều hiệu ứng).

- GV phải biết kết hợp tốt giữa viết bảng và BGĐT, không để bảng trống, cho dù nội dung đã có trên slide nhưng những nội dung chính, quan trọng phải lưu giữ trên bảng để khắc sâu kiến thức trong quá trình theo dõi bài.

- Cho HS thảo luận theo nhóm, rút ra những nội dung chính viết lên bảng hoặc bảng phụ.

g. Nhận xét kết quả điều tra

Tóm lại, qua kết quả điều tra thực trạng sử dụng BGĐT theo hướng đổi mới trong dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi rút ra một số nhận xét chung như sau:

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học được các trường THPT ở Kiên Giang và Khánh Hòa thực hiện khá tốt, một số GV (19.44%)sử dụng BGĐT thường xuyên trong tiết dạy của mình. Song bên cạnh đó, cũng có đa số thầy cô (80.56%) chỉ sử dụng BGĐT một vài lần do khi soạn BGĐT, GV gặp phải một số khó khăn như: tốn nhiều thời gian để thiết kế các slide, trò chơi, bài tập củng cố, mô phỏng thí nghiệm... (83.33%) và cảm thấy các phần mềm còn khó để sử dụng (33.33%).

Tuy GV gặp phải những khó khăn đó, nhưng một số GV vẫn luôn tìm kiếm và khai thác những phần mềm dạy học để tích hợp vào bài giảng của mình, trong đó phần mềm được hầu hết các thầy cô sử dụng là phần mềm Microsoft Powerpoint (83.33%). Thầy cô cũng chia sẽ rất trung thực và phù hợp với thực tế dạy học về những kinh nghiệm khi giảng dạy bằng BGĐT. Đây là những ý kiến quý báu không những giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài của mình về mặt cơ sở lí luận mà còn thiết kế được hệ thống BGĐT được hiệu quả hơn.

Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY

HỌC

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học (Trang 31 - 39)