Chi phí hiện tại hóa tỷ đồng 299,2 251,7 227,5 Nh ận xét và lựa chọn phương án:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 105 - 110)

+ Ba phương án có chênh lệch mức đầu tư khác nhau >10%, trong đó Phương án 2.3 có chênh lệch vốn đầu tư và chi phí hiện tại hóa thấp nhất.

+ Phương án 2.1: các đường dây 110kV vận hành với dòng tải caọ Việc phải xây dựng đường dây 2 mạch mới Nha Trang – Suối Dầu – Cam Ranh để đảm bảo cấp điện cho khu vực phụ tải phía Nam tỉnh Khánh Hòa làm cho lưới điện 110kV khu vực phía Nam dày đặc, phức tạp, diện tích chiếm đất tăng lên rất nhiềụ Ngoài ra còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng ngăn lộ trạm 220kV Nha Trang.

+ Phương án 2.2: lưới điện vận hành tin cậy ổn định, hỗ trợ tốt cho lưới điện các tỉnh lân cận Phú Yên, Ninh Thuận. Tuy nhiên khi xảy ra sự cố tại trạm 220kV Cam Ranh thì nguồn công suất cần huy động từ trạm 220kV Nha Trang và đường dây 110kV Đa Nhim - Cam Ranh là rất lớn, khả năng huy động công suất kém, gây nên tổn thất caọ

+ Phương án 2.3: lưới điện vận hành tin cậy ổn định, hỗ trợ tốt cho lưới điện các tỉnh lân cận Phú Yên, Ninh Thuận. Phương án 2.3 đảm bảo lưới điện vận hành ổn định cả trong chếđộ sự cố (n-1).

+ Với các phân tích ở trên đề án đề nghị chọn Phương án 2.3 là phương án bổ sung nguồn trạm 220kV cho lưới điện truyền tải tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

Giai đoạn 2016-2020, nâng công suất trạm 220kV Vân Phong thành 2x125MVA, xây dựng mới trạm 220kV Cam Ranh công suất 250MVẠ Khi đó tổng công suất các trạm 220kV là 875MVA, cộng thêm sự hỗ trợ công suất từ nhà máy thủy điện EA KRông Rou (28MW), Sông Giang 2 (37MW), đáp ứng nguồn cấp cho lưới điện 110kV toàn tỉnh Khánh Hòa với độ dự phòng tối đa 43%.

Trang 106

Phương án xây dựng trạm 220kV Cam Ranh giai đoạn 2016-2020 phù hợp với Quy hoạch điện VII do Viện Năng lượng lập.

* Các hạng mục xây dựng lưới điện 220kV giai đoạn 2016-2020 như sau:

+ Nâng công suất trạm 220kV Vân Phong từ 125MVA thành 2x125MVA thực hiện năm 2020;

+ Xây dựng mới trạm 220kV Cam Ranh (250MVA) thực hiện năm 2019; + Xây dựng đường dây 220kV mạch kép cấp điện cho trạm 220kV Cam Ranh, dây dẫn ACSR-400, chiều dài 0,5km, thực hiện năm 2019;

+ Xây dựng đường dây mạch 2 tuyến 220kV KRôngBuk – Nha Trang, dây dẫn ACSR-500, chiều dài 147,2km, thực hiện năm 2018;

+ Xây dựng đường dây 220kV mạch kép Cam Ranh – Tháp Chàm, dây dẫn ACSR-400, chiều dài 25km, thực hiện năm 2020.

2. Lưới điện 110kV

2.1. Giai đoạn 2011-2015, Pmax = 335MW

Theo Bảng IV.3 về cân đối nguồn trạm 110kV theo từng vùng phụ tải năm 2015 của tỉnh Khánh Hòạ Đề án đưa ra các phương án bổ sung thêm nguồn trạm 110kV theo từng vùng phụ tải như sau:

ạ Vùng 1

Năm 2015, Pmax = 115MW, nhu cầu phụ tải chuyên dùng của Nhà máy đóng tàu Huyndai–Vinashin là 12MW, nhu cầu công suất nguồn 110kV phân phối cần 152MVẠ

+ Trạm Vinashin (25+20MVA) cấp điện chuyên dùng cho Nhà máy đóng tàu Huyndai – Vinashin.

+ Vùng 1 hiện được cấp điện từ các trạm 110kV Ninh Hòa (25MVA), Vạn Giã (25MVA), KCN Ninh Thủy (40MVA).

Như cân đối nhu cầu công suất các trạm 110kV cấp điện cho Vùng 1 tại Bảng IV.3, tổng nhu cầu công suất trạm 110kV phân phối bị thiếu là 62MVẠ

Trạm 110kV Ninh Thủy sẽ cấp điện cho KCN Ninh Thủy (207,9ha) và ban đầu cấp điện cho các phụ tải lân cận KCN như Kho xăng dầu quan ngoại (80ha), Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (297,6ha), KDC Ninh Thủy (82ha), KDC Ninh Long (358ha) và phụ tải các xã Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Thủy, Ninh Diêm (TX.Ninh Hòa). Như vậy năm 2015, trạm 110kV KCN Ninh Thủy mang tải tối đa Pmax=15MW.

Trang 107

+ Cũng theo kế hoạch của Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa, xây dựng trạm 110kV Vân Phong công suất 40MVA, đóng điện năm 2015.

Trạm 110kV Vân Phong: máy 1T: 40MVA - 110/22kV

Trạm 110kV Vân Phong cấp điện cho các phụ tải khu vực Vịnh Vân Phong như: Trạm trung chuyển Quốc tế Vân Phong, KKT Vân Phong và phụ tải các xã Vạn Thạnh, Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh). Năm 2015, trạm 110kV Vân Phong mang tải tối đa Pmax=10MW.

+ Hiện nay tỉnh Khánh Hòa đang ưu tiên triển khai Căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong tại khu vực Cảng Hòn Khói (xã Ninh Hải – TX.Ninh Hòa) với nhu cầu công suất năm 2015 khoảng 10MW, năm 2020 công suất khoảng 40MW. Mặt khác theo Quy hoạch KKT Vân Phong, tại khu vực này còn triển khai nhiều dự án lớn như: KDL Dốc Lết – Phương Mai (162,88ha), KĐT Đông Bắc Ninh Hòa (550ha), KCN và DV Dốc Đá Trắng (300ha); tổng nhu cầu công suất khu vực này năm 2015 vào khoảng 20MW, năm 2020 vào khoảng 70MW. Để chuẩn bị sẵn sàng nguồn cấp điện cho khu vực này trong trường hợp phát triển đột biến phụ tải, kiến nghị xây dựng thêm trạm 110kV Cảng Hòn Khói công suất 2x40MVA, trước mắt lắp đặt 1 máy 40MVẠ Năm 2015, trạm 110kV Cảng Hòn Khói mang tải tối đa Pmax=15MW.

Trạm 110kV Cảng Hòn Khói: máy 1T: 40MVA - 110/22kV

+ Vì hầu hết các trạm 110kV xây dựng mới nêu trên (KCN Ninh Thủy, Vân Phong, Cảng Hòn Khói) chủ yếu cấp điện cho các phụ tải tập trung nên việc hỗ trợ cấp điện cho các phụ tải tại địa phương là rất thấp, dẫn đến công suất tải của các trạm 110kV Ninh Hòa, Vạn Giã tăng caọ Do đó kiến nghịđến năm 2015 nâng công suất các trạm Ninh Hòa (1x25->2x25MVA), Vạn Giã (1x25->2x25MVA).

Trạm 110kV Ninh Hòa: máy 2T: 25MVA - 110/22kV Trạm 110kV Vạn Giã: máy 2T: 25MVA - 110/22kV

+ Theo yêu cầu của Công ty Sumitomo về việc cấp điện thi công cho NMNĐ Vân Phong I, Công ty Sumitomo sẽ đầu tư xây dựng trạm biến áp 110kV Vân Phong 1 công suất 63MVA để cấp điện thi công cho NMNĐ Vân Phong I, đồng thời chạy thử nghiệm trong quá trình thi công lắp đặt NMNĐ Vân Phong Ị Nhu cầu công suất để chạy thử nghiệm NMNĐ Vân Phong I có thể lên tới 60MW. Trạm 110kV Vân Phong 1 được đấu rẽ nhánh trên tuyến 110kV từ trạm 220kV Vân Phong - HVS - KCN Ninh Thủỵ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 108

Đến năm 2015, các trạm 110kV cấp điện cho Vùng 1 như sau:

- Trạm chuyên dùng: Vinashin (20+25MVA), Vân Phong 1 (63MVA). - Trạm phân phối: Ninh Hòa (2x25MVA), Vạn Giã (2x25MVA), Vân Phong (40MVA), KCN Ninh Thủy (40MVA), Cảng Hòn Khói (40MVA).

Tổng dung lượng công suất trạm 110kV Vùng 1 tới năm 2015 là 328MVA, đủ cấp điện cho các phụ tải Vùng 1 đến năm 2015.

b. Vùng 2

Năm 2015, Pmax = 170MW, nhu cầu phụ tải chuyên dùng của Nhà máy Sợi Nha Trang là 6MW, nhu cầu công suất nguồn 110kV phân phối cần 245MVẠ

+ Trạm Sợi Nha Trang (16MVA) cấp điện chuyên dùng cho Nhà máy Sợi Nha Trang.

+ Vùng 2 hiện được cấp điện từ các trạm 110kV Đồng Đế (25MVA), Mã Vòng (40+63MVA), Bình Tân (40MVA), Diên Khánh (25MVA).

Như cân đối nhu cầu công suất trạm 110kV phân phối tại Bảng IV.3, đến năm 2015 nhu cầu công suất các trạm 110kV phân phối cần bổ sung là 50MVẠ

Theo định hướng phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa, khu vực Thành phố Nha Trang sẽ phát triển mở rộng không gian đô thị về phía Tây Thành phố Nha Trang, liền kề với huyện Diên Khánh, với nhiều Khu dân cư, Khu đô thị mới như: KĐT Tây Nha Trang, KĐT Nam Sông Cái, KDC Diên An (huyện Diên Khánh) và rất nhiều KDC, KĐT phía Tây Thành phố Nha Trang. Mặt khác vùng 2 là khu vực có mật độ phụ tải caọ Do đó kiến nghị nâng công suất các trạm 110kV Diên Khánh từ 1x25MVA thành (25+40)MVA, Đồng Đế từ 1x25MVA thành (25+40)MVẠ

+ Theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh các nhà máy thủy điện: Sông Giang 1 (12MW), Sông Giang 2 (37MW), Sông Chò 2 (7MW). NMĐ Sông Giang 2 dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015, các NMTĐ Sông Giang 1 và Sông Chò 2 sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020.

Để truyền tải công suất của nhà máy thủy điện Sông Giang 1&2 lên Hệ thống điện, Công ty Cổ phần Khai thác thủy điện Sông Giang đã đầu tư xây dựng trạm 110kV Sông Giang 2 công suất 2x40MVA, điện áp 110/35/10kV đặt tại NMTĐ Sông Giang 2 và đường dây đấu nối Sông Giang 2 – Diên Khánh.

Trang 109

Đến năm 2015, các trạm 110kV cấp điện cho Vùng 2 như sau: - Trạm chuyên dùng: Sợi Nha Trang (16MVA).

- Trạm phân phối: Đồng Đế (25+40MVA), Mã Vòng (63+40MVA), Bình Tân (40MVA), Diên Khánh (25+40MVA).

Tổng dung lượng công suất trạm 110kV của Vùng 2 tới năm 2015 là 274MVA, đủ cấp điện cho các phụ tải Vùng 2 đến năm 2015.

c. Vùng 3

Năm 2015, Pmax = 100MW trong đó nhu cầu phụ tải chuyên dùng của Khu quân sự Bán đảo Cam Ranh là 24MW, nhà máy xi măng Công Thanh là 10MW, nhu cầu các phụ tải phân phối là 66MW.

+ Vùng 3 hiện được cấp điện từ các trạm 110kV BĐ Cam Ranh (25MVA), Suối Dầu (2x25MVA), Cam Ranh (2x25MVA), Nam Cam Ranh (16MVA). Theo tính toán trong Bảng IV.3 thì đến năm 2015 không cần bổ sung nguồn trạm 110kV.

+ Tuy nhiên với đặc điểm lưới điện phân phối tỉnh Khánh Hòa hiện nay đang cấp điện bằng các cấp điện áp 35, 22, 15kV. Lưới điện 6kV chỉ cấp điện cho các phụ tải chuyên dùng. Hiện nay ngoài 2 trạm 110kV chuyên dùng là Sợi Nha Trang và Vinashin có điện áp 6kV, chỉ có trạm 110kV Nam Cam Ranh là có điện áp 6kV với công suất trạm 16MVẠ

Khu vực Thành phố Cam Ranh có 2 phụ tải công nghiệp chuyên dùng sử dụng điện áp lưới 6kV là Nhà máy xi măng Cam Ranh (xã Cam Phước Đông) và Trạm nghiền Nhà máy xi măng Công Thanh (xã Cam Thịnh Đông). Nhà máy xi măng Cam Ranh đã xây dựng xong và chuẩn bị đưa vào vận hành với nhu cầu công suất là 10MW. NM xi măng Công Thanh đã khởi công xây dựng vào tháng 7/2011 với nhu cầu công suất dự kiến là 10MW. Như vậy để cấp điện cho các phụ tải trên cần bổ sung nguồn cung cấp điện 6kV cho khu vực Thành phố Cam Ranh. Đề án đưa ra 2 phương án bổ sung như sau:

Phương án 1: xây dựng trạm 110kV XM Công Thanh công suất 16MVA cấp điện cho NM xi măng Công Thanh. NM xi măng Cam Ranh được cấp điện từ trạm 110kV Nam Cam Ranh qua 5 lộđường dây 6kV (đã được xây dựng).

Trong phương án này cần xây dựng trạm 110kV XM Công Thanh công suất 16MVA-110/6kV, đấu chuyển tiếp trên tuyến 110kV Nam Cam Ranh – Ninh Hảị Xây dựng đường dây đấu nối 2xAC-240, chiều dài 0,2km.

Trang 110

Phương án 2: nâng công suất trạm 110kV Nam Cam Ranh thành (16+25)MVẠ Xây dựng 6 lộ đường dây 6kV cấp điện cho NM xi măng Công Thanh từ trạm 110kV Nam Cam Ranh. NM xi măng Cam Ranh được cấp điện từ trạm 110kV Nam Cam Ranh qua 5 lộđường dây 6kV (đã được xây dựng).

Phương án này cần nâng công suất trạm 110kV Nam Cam Ranh thành (16+25)MVA, máy biến áp lắp đặt mới có công suất 25MVA-110/22/6kV. Đồng thời xây dựng 3 tuyến đường dây 6kV mạch kép, dân dẫn AC-120, chiều dài 5km từ trạm 110kV Nam Cam Ranh cấp cho NM xi măng Công Thanh.

Bảng IV.6. Kết quả so sánh kinh tế 2 phương án

TT Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đơn vị P.án 1 P.án 2 I Khối lượng xây dựng

1 XDM đường dây 110kV (AC-185) mạch/km 2 / 0,2 - 2 XDM trạm 110kV công suất 16MVA trạm 1 - 2 XDM trạm 110kV công suất 16MVA trạm 1 - 3 Lắp đặt máy biến áp 110kV công suất 25MVA máy - 1 4 XDM đường dây 6kV 2 mạch (AC-120) km - 4x5

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 105 - 110)