* Nhu cầu điện
Theo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa, điện năng thương phẩm năm 2010 đạt 1.023,8 triệu kWh, đạt 56,9% so với dự kiến nếu có tính cả điện năng của nhà máy đóng tàu STX và đạt 73,2% nếu không tính đến nhà máy đóng tàu STX; công suất tiêu thụ Pmax=193MW tương tựđạt 55,1% và 77,2%. Như vậy so với quy hoạch đã đề ra thì việc thực hiện vẫn còn ở mức thấp.
* Lưới điện 220, 110kV
Tuy trạm 220kV STX không thực hiện được, song đề án quy hoạch giai đoạn 2006-2010 vẫn đạt được 96% khối lượng đường dây 220kV xây dựng mớị
Đề án đã đưa ra dự kiến xây dựng mới 5 trạm 110kV với tổng công suất 220MVA, nâng công suất 4 máy biến áp với tổng công suất tăng thêm 84MVA, đến nay đã thực hiện xây dựng mới 4 trạm với tổng công suất 136MVA, đạt 80% theo số lượng và 61,8% theo dung lượng trạm; nâng công suất 2 máy / 34MVA đạt 50% theo số lượng và 40,5% theo dung lượng. Mặc dù vậy, khối lượng xây dựng mới và cải tạo đường dây 110kV thực hiện rất tốt, cụ thể: đã xây dựng mới được 153,74km đường dây 110kV đạt 129,8%, cải tạo 23,82km đường dây 110kV đạt 92,1% theo quy hoạch.
* Lưới phân phối trung, hạ áp
Khối lượng xây dựng mới trạm biến áp phân phối là 190,6MVA đạt 69,4% so với quy hoạch, dung lượng trạm cải tạo là 26,4MVA đạt 56,2%, Khối lượng đường dây trung áp 22kV xây dựng mới là 265,83km đạt 81,4%, khối lượng đường dây hạ áp là 1.054,478km vượt 92% so với quy hoạch đã đề rạ
Trong 5 năm vừa qua, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã thực hiện đúng theo quy hoạch đã đề ra về định hướng quy hoạch, khối lượng xây dựng đường dây trung và hạ áp. Tuy có gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, song Công ty đã nỗ lực cố gắng hết sức để đáp ứng tối đa cấp điện cho các phụ tải của tỉnh, phục vụ đầy đủ nhu cầu cung cấp điện để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòạ Có thể thấy rằng đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006-2010, có xét đến năm 2015” đã phần nào đạt được một số mục tiêu quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lưới điện tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn sắp tớị
Trang 36 Chương II Đ ĐẶẶCCĐĐIIỂỂMMCCHHUUNNGGVVÀÀPPHHƯƯƠƠNNGGHHƯƯỚỚNNGGPPHHÁÁTTTTRRIIỂỂNNKKIINNHHTTẾẾ--XXÃÃHHỘỘII IỊ1. Đặc điểm tự nhiên 1. Vị trí địa lý
- Khánh Hòa là tỉnh ven biển, ở vị trí trung tâm của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.217,6 km2, dân số trung bình năm 2010 là 1,17 triệu người, chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân số của cả nước. Mật độ dân số trung bình 224 người/km2.
- Tỉnh Khánh Hòa là cửa ngõ quan trọng của dải đất Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nối với các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng và có thể liên thông với các nước trong khu vực như Lào, Cămpuchia, Thái Lan. Ngoài ra Khánh Hòa nằm gần vùng biển quốc tế, gần đường hàng hải Châu Âu - Bắc Á, Châu Úc và Đông Nam Á - Đông Bắc Á; là đầu mối giao thông và cửa Vào – Ra quan trọng của cả nước.
+ Vềđịa giới
- Tỉnh Khánh Hoà có phạm vi lãnh thổ từ 11041'53'' đến 12052'35'' vĩ độ Bắc và từ 108040'33'' đến 109023'24" kinh độĐông; tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
Phía Đông giáp Biển Đông
Phía Tây giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận
Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên
- Địa hình hẹp và thon ở hai đầu, từ Nam ra Bắc dài khoảng 160km, từ Tây sang Đông nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất khoảng 1 đến 2km ở phía Bắc và 10 đến 15km ở phía Nam (không kể huyện đảo Trường Sa).
+ Về hành chính
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố: Nha Trang, Cam Ranh, 1 thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sạ Cùng với phần đất liền, Khánh Hoà có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược rất quan trọng về cả quốc phòng và kinh tế của cả nước.
Trang 37