Hiện trạng và tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 134 - 135)

C. Lưới điện hạ áp

V.1. Hiện trạng và tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo

Các dạng nguồn năng lượng mới khu vực tỉnh Khánh Hòa hiện nay có thể sử dụng là: Năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷđiện nhỏ và cực nhỏ (mini) hoặc trạm phát điện Diezen độc lập kết hợp với các dạng năng lượng nêu trên.

ạ Tiềm năng thủy điện:

- Khánh Hòa có hệ thống sông ngòi phân bố đều trong tỉnh, trữ lượng khá phong phú, chất lượng nước tốt. Toàn tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày, mật độ 0,6 - 1 km/km2. Hầu hết các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây của tỉnh và chảy xuống biển phía Đông, tạo ra nhiều cửa sông. Phần lớn các sông đều ngắn và dốc.

- Núi ở Khánh Hoà phần lớn chỉ có độ cao trên dưới 1.000m. Phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh có dãy Tam Phong cùng với dãy núi Đại Lãnh làm thành ranh giới tự nhiên giữa Phú Yên và Khánh Hoà. Hai huyện miền núi phía Tây của tỉnh là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh có núi rừng chiếm hầu hết diện tích, với nhiều núi cao hiểm trở. - Đây là các điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án thủy điện. Có rất nhiều dự án phát triển thủy điện đã triển khai và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như: TĐ Sông Chò, Sông Cái, Sông Giang, Giang Bay, Khánh Thượng, ...

b. Tiềm năng gió:

- Khánh Hòa là vùng ít bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.

- Với bờ biển dài khoảng 385km, kéo dài từ Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa có một nguồn năng lượng gió đều và ổn định. Đã từng có nhiều dự án nghiên cứu xây dựng và phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh tại các khu vực Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Tu Bông (huyện vạn Ninh), đảo Hòn Tre (TP.Nha Trang).

Trang 135

c. Năng lượng mặt trời:

- Nhiệt độ trung bình năm từ 25 - 260C, trong đó tháng có nhiệt độ cao nhất (Tháng 6) 28,90C; tháng có nhiệt độ thấp nhất (Tháng 1): 24,50C.

- Số giờ nắng trung bình năm của Khánh Hoà là 2.440 giờ; tháng có số giờ nắng cao nhất (Tháng 4) 264 giờ; tháng có số giờ nắng ít nhất (Tháng 12)106 giờ.

- Đây là vùng có chếđộ bức xạ và số giờ nắng cao, thích hợp cho sử dụng dàn pin mặt trờị

d. Năng lượng sinh khối bao gồm: gỗ củi, các phế thải từ gỗ và phụ phẩm nông nghiệp. Việc sử dụng và khai thác nguồn Năng lượng sinh khối ở tỉnh Khánh Hòa cho sản xuất năng lượng được xem xét các loại sinh khối có mức tập trung nguồn cao dễ thu gom nhiên liệu như bã mía, sắn.

* Ưu, nhược điểm của dàn pin mặt trời, NL sinh khối và động cơ gió

+ Ưu điểm :

- Thiết bị gọn nhẹ dễ vận chuyển và lắp đặt

- Sử dụng vận hành và bảo quản đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao nên rất phù hợp với gia đình ở những vùng xa xôi hẻo lánh.

- Không mất chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành bảo dưỡng không đáng kể. - Tuổi thọ thiết bị cao, không chịu rủi ro do bão lụt gây ra như thuỷ điện nhỏ hoặc cực nhỏ.

- Phù hợp với các nhu cầu nhỏ, phân tán ở mọi địa hình. + Nhược điểm :

- Giá thành dàn thiết bị còn cao

- Tuổi thọ của động cơ gió hay thiết bị sinh khối còn thấp

V.2. Khả năng ứng dụng các nguồn NLTT tại tỉnh Khánh Hòa V.2.1. Nguồn điện công suất nhỏ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)