Nôn g– lâm – ngư nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 58 - 62)

- Đất xám bạc màu: Chiếm 5,95%, chủ yếu trồng rừng, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

3. Nôn g– lâm – ngư nghiệp và phát triển nông thôn

- Phấn đấu trong giai đoạn 2011-2015, duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp toàn tỉnh đạt bình quân >4%/năm và giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,5%. Từng bước tăng tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35-38% trong giá trị nông nghiệp.

3.1. Nông nghiệp

3.1.1. Trồng trọt

- Cây lúa nước: duy trì ổn định diện tích gieo trồng 45-46 nghìn hạ Hình thành một số vùng sản xuất lúa tập trung cao sản, chất lượng caọ Phấn đấu sản lượng lương thực hàng năm khoảng 250.000-260.000 tấn.

- Cây chất bột (chủ yếu là cây sắn): diện tích khoảng 7-8 nghìn hạ Tập trung thâm canh tăng năng suất đạt 19-20 tấn/ha, đưa sản lượng lên 135- 160 nghìn tấn.

- Cây rau đậu thực phẩm: Định hướng mở rộng diện tích lên 8.000-10.000hạ Đầu tư xây dựng vùng rau sạch, rau an toàn, cao cấp ở vùng ven thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hoà.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Duy trì diện tích khoảng 24-25 nghìn ha, trong đó riêng cây mía 18-20 nghìn hạ Đến năm 2015 diện tích mía khoảng 17.000-18.000 ha, mở rộng diện tích lên 19.000- 20.000ha đến năm 2020.

- Cây công nghiệp lâu năm: Cây trồng truyền thống là điều, dừa, cà phê, hồ tiêụ Dự kiến tổng diện tích khoảng 10-12 nghìn ha vào năm 2015 và duy trì ở quy mô nàỵ

- Cây ăn quả: Chú trọng phát triển một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch tại chỗ và xuất khẩụ

3.1.2. Chăn nuôi

Phấn đấu tăng giá trị ngành chăn nuôi tăng bình quân khoảng 4%/năm giai đoạn 2011-2020. Đến năm 2020 đưa giá trị chăn nuôi chiếm khoảng 38% cơ cấu giá trị nông nghiệp.

3.2. Lâm nghiệp

- Trồng rừng: phấn đấu đạt 2.500-3.000 ha/năm, trong đó trồng rừng sản xuất 2.000-2.500 ha/năm; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 400-500 ha/năm. Nâng độ che phủ rừng lên khoảng 45% vào năm 2015 và ổn định độ che phủ rừng ở 45%.

- Khai thác g và lâm sn: Dự kiến sản lượng khai thác gỗ khoảng 15-20 nghìn m3/năm trong giai đoạn 2011- 2020. Khai thác rừng và lâm sản cần gắn với việc tái tạo, trồng rừng, đảm bảo mục tiêu vềđộ che phủ của rừng.

Trang 59

3.3. Thủy sản

Tiếp tục đầu tư phát triển thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 5-6%/năm. Phấn đấu tăng tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng hàng năm đạt 130-150 nghìn tấn. - Khai thác hải sản: Đẩy mạnh khai thác xa bờ, ổn định khai thác ven bờ và nội địa kết hợp với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi biển. Tăng sản lượng khai thác lên khoảng 100-120 nghìn tấn vào năm 2015-2020.

- Nuôi trồng thủy hải sản: Giai đoạn 2011-2020 đưa tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản đạt 5.000-5.500 ha, sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 30-40 nghìn tấn.

- Nuôi nước lợ và mặn: Hình thành các vùng nuôi tôm công nghiệp với quy mô tập trung ở Cam Thịnh Đông và Dốc Đá Trắng (Vạn Ninh); XD trung tâm sản xuất tôm sú giống tập trung ở Cam Lập và Ninh Vân.

- Chế biến thủy sản xuất khẩu: Dự kiến sản lượng chế biến đạt 70-80 nghìn tấn, trong đó tỷ lệ hàng siêu thị chiếm 50%. Phấn đấu đến năm 2015-2020 đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản đạt 400-500 triệu USD. - Chế biến hàng nội địa: Dự kiến chế biến 400-500 tấn sản phẩm khô, 10-12 triệu lít nước mắm các loạị 4. Giao thông 4.1. Đường bộ ạ Quốc lộ

Tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ chạy qua địa phận Khánh Hòạ Xây dựng mới một số đoạn kết nối liên tỉnh, đường tránh thành phố, thị xã và các thị trấn. Các tuyến đường xây dựng mới như sau:

- Hầm đường bộ Đèo Cả: từ thôn Tây xã Đại Lãnh đến đèo Cả, giáp ranh giữa Khánh Hòa và Phú Yên. Tổng chiều dài đường hầm khoảng 5,1km.

- QL1A1: Là đường tránh QL1A qua xã Vạn Khánh, Vạn Thọ huyện Vạn Ninh, song song với QL1A cũ bắt đầu từ điểm giao cắt quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua khu kinh tế mới Vạn Long và điểm cuối là KCN Vạn Ninh, dài 11,6 km.

- QL1A2: Là đường tránh QL 1A, song song với QL1A cũ, nối tiếp với quốc lộ 1A tránh thị trấn vạn Giã, nằm về phía Tây, chiều dài 12,5 km.

- Đường nối QL26với QL26B: Bắt đầu tại điểm giao của QL.1A và ĐT65-09 (đường đi Huynđai) thuộc xã Ninh Đa mở mới về phía Tâỵ Điểm cuối là giao của đường QL.26 và đường tỉnh ĐT65-10 (HL6) thuộc thôn Dục Mỹ xã Ninh Xuân. Đoạn này có tổng chiều dài 12,8km.

Trang 60

- QL1A3: Điểm đầu từ QL1A – xã Ninh Đông và điểm cuối QL1A - xã Ninh Hà, nằm về phía tây thị xã Ninh Hoà. Tổng chiều dài đoạn tuyến là 9,9 Km.

- QL1A4: Từ ngã ba Cây Dầu Đôi, đi thẳng theo hướng Tây Nam gặp QL1A cũ tại xã Diên Bình. Chiều dài đoạn đường là 2,8Km.

- QL1A5: Song song với QL1A ở phía Tây thị xã Cam Ranh, nối tiếp với QL1A từ Cầu Bà Triệu xã Cam Hoà đến gần KCN Cam Ranh xã Cam Thịnh Đông. Đoạn đường này dài 27,9Km.

- Xây mới tuyến đường bộ cao tốc nằm ở phía Tây thành phố Nha Trang.

b. Đường tỉnh.

- Tuyến dọc biển (ĐT 651B): đây là tuyến đường phục vụ Khu kinh tế Vân Phong và khai thác kinh tế biển, từ Ninh Mã chạy dọc biển qua huyện Vạn Ninh tới điểm giao cắt với TL1A, thôn Bình Sơn, xã Ninh Thọ chiều dài 40,4 km.

- Đường Nguyễn Huệ - Vạn Ninh (ĐT651C): từ Ngã 5 thị trấn Vạn Giã đến xã Vạn Thọ dài 19,3 km.

- Mở mới tuyến Vạn Giã- đập Đá Bàn (ĐT 651D), dài 35,7 km.

- Tỉnh lộ 6 (ĐT 651G): nối QL26 xã Ninh Xuân đến QL1A xã Vạn Hưng dài 19,3km.

- Hệ thống tuyến giao thông quan trọng tại khu vực Đầm Môn như: đường giao thông ngoài cảng trung chuyển (5,5km); đường từ quốc lộ 1A đến Đầm Môn dài khoảng 15km; đường phía Đông khu phí thuế quan (10km).

- Đường ĐT 1A (ĐT 652B): đường đến cảng Hòn Khói, mở mới tuyến kéo dài từ Đông Hải đến Hòn Chao, dài 2,4km.

- Đường ĐT 1B (ĐT 652D) mở mới đoạn tránh nhà máy đóng tàu Huyndai- Vinashin và kéo dài tuyến ĐT 65-08, dài 3,7km.

- Đường tỉnh ĐT 65-12: dài 22,6km.

- Mở mới tuyến ĐT 65-13 (ĐT.657D) đây là tuyến song song với đường sắt thống nhất Bắc Nam, là vành đai cho thành phố Nha Trang, dài 14,8km.

- Đường Nha Trang - Diên Khánh (ĐT.657G): chiều dài là 9,8km. - Đường Khánh Lê – Lâm Đồng (ĐT 653D): dài 32,4km.

- Đại lộ Nguyễn Tất Thành (ĐT 657I): trong thời gian tới tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn qua cổng sân bay Cam Ranh nối với quốc lộ 1A và Cầu Long Hồ.

- Đường Diên Khánh đi Khánh Vĩnh (ĐT.653B): mới xây dựng, dài 33,3km; - Tuyến HL 39 cũ (ĐT.653C): dài 31,8km;

Trang 61

- Mở mới đoạn Diên Đồng đi Đăk Lăk (ĐT 653E): tuyến có chiều dài 40,2km; - Mở tuyến mới nối khu vực Đảnh Thạnh (ĐT 653G) đến Trại Gàng (HL39 cũ), tuyến dài 5 km.

- Tuyến Khánh Bình-Khánh Hiệp (ĐT 654) dài 10 km; - Tuyến tỉnh lộ 8B cũ (ĐT 654B) dài 15,1km;

- Đường bắt đầu từ ngã ba Nước Nhĩ đi qua khu du lịch YangBay xuống phía Nam, điểm cuối tại đèo Talô (ĐT 654C): mở mới dài 11,8 km, nâng cấp 10 km.

- Đường nhựa phía Tây bán đảo Cam Ranh (ĐT 655) là đường làm mới ven vịnh Thủy Triều song song với đại lộ Nguyễn Tất Thành;

- Đại lộ Nguyễn Tất Thành (ĐT 655B) dài 6 km.

- Tuyến tỉnh lộ 9 cũ (ĐT 656): là tuyến tránh ngập, dài khoảng 3,4 km.

4.2. Đường sắt

Nâng cấp ga Nha Trang theo hướng hiện đại chỉ phục vụ vận tải hành khách; xây dựng nhà ga mới tại Vĩnh Lương-Nha Trang để phục vụ vận tải hàng hoá. Xây dựng 1 ga mới tại xã Cam An phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá cho khu vực Cam Ranh, đồng thời đáp ứng yêu cầu luân chuyển hàng hóa nhanh cho cảng Ba Ngòị

Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt (dài 3km) từ Ba Ngòi đến ngã ba nối với đường sắt Thống Nhất. Chuyển tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có ra ngoài trung tâm thị trấn Vạn Giã và xây dựng tuyến đường sắt nối cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong với đường sắt Thống Nhất dài 20km; xây dựng ga lập tàu tại Tu Bông, ga Vạn Giã, các ga này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách cho Khu kinh tế vân Phong.

Theo quy hoạch tổng thể ngành đường sắt cao tốc Bắc-Nam, sớm nghiên cứu khả thi, chuẩn bị đầu tư và đi vào xây dựng sớm tuyến đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang.

4.3. Đường hàng không

4.3.1. Sân bay quốc tế Cam Ranh

- Đến 2015: Nâng cấp sân bay Cam Ranh đạt tiêu chuẩn cấp 4E (theo phân cấp của ICAO), có thểđón nhận 2,5 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hoá/năm.

- Đến 2020: Dự kiến tổng diện tích là 751 ha, trong đó hàng không dân dụng quản lý hơn 657 ha, quân sự quản lý gần 94 hạ

4.3.2. Sân bay Nha Trang

Chuyển đổi mục đích xây dựng khu vực sân bay Nha Trang thành trung tâm thương mại và tài chính.

Trang 62

4.3.3. Sân bay taxi

Theo định hướng phát triển hạ tầng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tại KKT Vân Phong sẽ xây dựng một sân bay trực thăng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế kết hợp phục vụ an ninh quốc phòng vùng biển, đảọ

4.3.4. Sân bay Dục Mỹ

Khôi phục, cải tạo sân bay Dục Mỹđểđưa vào phục vụ quân, dân sự.

4.4. Giao thông đường biển và giao thông thủy nội địa

4.4.1. Hệ thống cảng biển

- Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong: Dự kiến đến năm 2013 đáp ứng được hàng thông qua cảng đạt 710.000 TEU/năm; đến năm 2020 sẽ đạt từ 4-4,5 triệu TEU/năm. Giai đoạn 2020-2030 tổng lượng hàng hóa thông qua cảng TCQT Vân Phong có thể lên đến 17 triệu TEUS/năm; có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải từ 150.000-180.000 DWT.

- Cảng Cam Ranh: Là cảng tổng hợp và container, cho phép tàu 30.000- 40.000TEU ra-vào; công suất cảng có thể lên tới 2-3 triệu tấn/năm.

- Cảng Nha Trang: Nghiên cứu xây dựng thành cảng vận chuyển hành khách. - Cảng Hòn Khói: Vừa là cảng hàng hóa với công suất 0,3-0,5 triệu tấn/năm, vừa là cảng tàu khách du lịch, dịch vụ hậu cần cho các tàu thuyền thể thao và là nơi neo đậu tàu thuyền tránh bão trong khu vực.

- Cảng dầu Mỹ Giang: Xây dựng tại Hòn Mỹ Giang gắn với hệ thống Tổng kho xăng dầu ngoại quan. Quy mô diện tích (cảng, kho dầu ngoại quan) 70 - 80 hạ

4.4.2. Cảng tàu khách du lịch

Xây dựng một số cảng tàu khách du lịch tại các khu du lịch biển-đảo vịnh Nha Trang, Vân Phong, đầm Nha Phu, vịnh Cam Ranh (Hòn Ông, Dốc Lết, Đại Lãnh, Cam Ranh v.v.). Công suất trung bình khoảng 1,2-1,3 triệu hành khách/năm.

4.4.3. Bến đò thủy nội địa

Tổng số bến đò đến năm 2020 được quy hoạch là 84 bến trong đó có 9 bến tổng hợp, 26 bến dân sinh, 40 bến du lịch và 9 bến cá.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)