Trang 102
Nhận xét và lựa chọn phương án:
+ Ba phương án có mức đầu tư chênh lệch nhau trên 10%, trong đó Phương án 1.2 có vốn đầu tư và chi phí hiện tại hóa thấp nhất.
+ Phương án 1.1: Phương án này chỉ nhằm giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng lưới điện 220kV, tuy nhiên sẽ dẫn đến việc tăng khối lượng xây dựng và cải tạo lưới điện 110kV. Ngoài ra Phương án 1.1 có độ tin cậy cung cấp điện không cao bằng 2 phương án 1.2 và 1.3. Trong chế độ sự cố máy biến áp tại trạm 220kV Nha Trang thì lượng công suất thiếu hụt của Phương án 1.1 là lớn nhất.
+ Phương án 1.2: Đảm bảo cung cấp điện liên tục cho lưới điện trong chếđộ sự cố (n-1). Trường hợp sự cố lưới điện 110kV khu vực vùng 3 còn có thể nhận hỗ trợ từđường dây 110kV Đa Nhim – Cam Ranh, công suất hỗ trợ lên tới 50MW.
+ Phương án 1.3: khi xảy ra sự cố 1 mạch tuyến 110kV Nha Trang – Ninh Hòa thì sẽ nhận hỗ trợ từ đường dây 110kV Hòa Hiệp – Vạn Giã là 30MW. Khi đó đường dây 110kV Nha Trang – Ninh Hòa bị quá tải 5%; lưới điện phía Nam được đảm bảo tốt hơn nhờ xây dựng trạm 220kV Cam Ranh, tuy nhiên phương án này cho tổng mức đầu tư lớn nhất.
+ Theo quyết định phê duyệt đấu nối TTĐL Vân Phong, cần xây dựng 1 trạm cắt 220kV Ninh Hòa có 6 ngăn lộ tại khu vực thị xã Ninh Hòạ Trạm cắt này đấu tách trên đường dây 220kV Tuy Hòa - Nha Trang. Tuy vậy nếu xây dựng trạm 220kV Vân Phong thì TTĐL Vân Phong sẽ đấu nối với trạm biến áp 220kV Vân Phong qua đường dây 220kV TTĐL Vân Phong - trạm 220kV Vân Phong mà không cần xây dựng trạm cắt 220kV Ninh Hòạ
+ Giai đoạn 2011-2015, Công ty Sumitomo sẽ chuẩn bị thi công xây dựng NMNĐ Vân Phong I, trong giai đoạn chạy thử nghiệm, nhu cầu công suất cần huy động có thể lên tới 60MW. Như vậy việc xây dựng trạm biến áp 220kV Vân Phong càng có tính hiệu quả caọ
+ Với các phân tích ở trên, kiến nghị chọn Phương án 1.2 là phương án bổ sung nguồn trạm 220kV cho lưới điện truyền tải tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015.
Giai đoạn 2011-2015 sẽ xây dựng trạm 220kV Vân Phong công suất 125MVA, tổng công suất các trạm 220kV khi đó là 500MVA, cộng thêm sự hỗ trợ công suất từ nhà máy thủy điện EA KRông Rou (28MW), Sông Giang 2 (37MW) đáp ứng nguồn cấp cho lưới điện 110kV toàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 với độ dự phòng có thể lên tới 57%.
Trang 103
Phương án xây dựng trạm 220kV Vân Phong giai đoạn 2011-2015 phù hợp với Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đường dây 220kV Tuy Hòa – Nha Trang trong các phương án mang tải từ 250MW-320MW, trong phương án chọn mang tải 290MW; như vậy đến năm 2015 cần thiết treo dây mạch 2 tuyến 220kV Tuy Hòa – Nha Trang.
* Các hạng mục xây dựng lưới điện 220kV giai đoạn 2011-2015 như sau:
+ Nâng công suất trạm 220kV Nha Trang thành (125+250MVA) thực hiện năm 2013;
+ Xây dựng mới trạm 220kV Vân Phong (125MVA) thực hiện năm 2015; + Treo dây mạch 2 tuyến 220kV Tuy Hòa – Nha Trang, dây dẫn ACSR-400, chiều dài 128,7km, thực hiện năm 2015;
+ Xây dựng đường dây 220kV 4 mạch cấp điện cho trạm 220kV Vân Phong, dây dẫn ACSR-400, chiều dài 6km, thực hiện năm 2015.
1.2. Giai đoạn 2016-2020, Pmax = 610MW
Giai đoạn 2016-2020, TTĐL Vân Phong hoàn thành NMNĐ Vân Phong I công suất 2x660MW. NMNĐ Vân Phong I đấu nối với Hệ thống điện Quốc gia qua tuyến 500kV NMNĐ Vân Phong I – NMNĐ Vĩnh Tân.
Năm 2020, khu vực tỉnh Khánh Hòa thiếu nguồn công suất trạm 220kV so với hiện tại khoảng (427-:-492)MVẠ Giai đoạn 2011-2015 xây dựng trạm 220kV Vân Phong công suất 125MVA, như vậy giai đoạn 2016-2020 cần bổ sung thêm nguồn trạm 220kV khoảng 367MVẠ Đề án đưa ra 3 phương án so sánh như sau:
1.2.1. Phương án 2.1
Nâng công suất trạm 220kV Nha Trang từ (125+250)MVA thành 2x250MVẠ Nâng công suất trạm 220kV Vân Phong từ 125MVA thành (125+250)MVẠ
Các hạng mục xây dựng như sau:
- Thay máy biến áp AT2 của trạm 220kV Nha Trang thành 250MVẠ - Lắp đặt máy biến áp AT2 công suất 250MVA tại trạm 220kV Vân Phong - Xây dựng đường dây 110kV mạch kép Nha Trang – Suối Dầu – Cam Ranh, dây dẫn AC-300, chiều dài 43km.
1.2.2. Phương án 2.2
Trang 104
2x250MVẠ Nâng công suất trạm 220kV Vân Phong từ 125MVA thành 2x125MVẠ Xây dựng trạm 220kV Cam Ranh công suất 125MVA, được cấp điện từđường dây 220kV Đa Nhim - Nha Trang.
Các hạng mục xây dựng như sau:
- Thay máy biến áp AT2 của trạm 220kV Nha Trang thành 250MVẠ - Lắp đặt máy biến áp AT2 công suất 125MVA tại trạm 220kV Vân Phong. - Xây dựng trạm 220kV Cam Ranh công suất 125MVẠ
- Xây dựng đường dây 110kV 4 mạch từ trạm 220kV Cam Ranh đấu tách tuyến 110kV Mã Vòng – Cam Ranh, dây dẫn AC-240, chiều dài 6km.
1.2.3. Phương án 2.3
Nâng công suất trạm 220kV Vân Phong từ 125MVA thành 2x125MVẠ Xây dựng trạm 220kV Cam Ranh công suất 250MVA, được cấp điện từđường dây 220kV Đa Nhim - Nha Trang.
Các hạng mục xây dựng như sau:
- Lắp đặt máy biến áp AT2 công suất 125MVA tại trạm 220kV Vân Phong. - Xây dựng trạm 220kV Cam Ranh công suất 250MVẠ
- Xây dựng đường dây 110kV 4 mạch từ trạm 220kV Cam Ranh đấu tách tuyến 110kV Mã Vòng – Cam Ranh, dây dẫn AC-240, chiều dài 6km.
Bảng IV.5. Kết quả so sánh kinh tế - kỹ thuật 3 phương án năm 2020 TT Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đơn vị P.án
2.1
P.án 2.2
P.án 2.3 I Khối lượng xây dựng chênh lệch
1 XDM đường dây 220kV (AC-400) mạch/km - 4 / 0,5 4 / 0,5 2 XDM trạm 220kV công suất 250MVA trạm - - 1 2 XDM trạm 220kV công suất 250MVA trạm - - 1 3 XDM trạm 220kV công suất 125MVA trạm - 1 - 4 Lắp đặt MBA 220kV công suất 250MVA máy 2 1 - 5 Lắp đặt MBA 220kV công suất 125MVA máy - 1 1 6 XDM đường dây 110kV 4 mạch (AC-240) km - 6 6 7 XDM đường dây 110kV 2 mạch (AC-300) km 43 - -