Mối liên quan giữa số ca bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ năm

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại ba tri, tỉnh bến tre, 2004 2014 (Trang 80 - 82)

tại Bạc Liêu từ 2006-2012 [12]. Lƣợng mƣa cung cấp môi trƣờng sống cần thiết cho các giai đoạn phát triển vòng đời của muỗi, vào các tháng mùa mƣa nhiệt độ không khí

thuận lợi cho muỗi Aedes aegypti phát triển và khi chỉ số mật độ muỗi tăng thì số ca

bệnh SXHD cũng có thể tăng và tác giả Hoàng Thế Hùng đã tìm thấy sự tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và nhiệt độ với số ca bệnh SXHD tại Hà Nội, 2002-2010 [23]. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền vi rút Dengue bởi sự ảnh hƣởng của nó tới việc phân bố, khả năng hút máu của vectơ, giai đoạn ủ bệnh trong muỗi và đời sống muỗi trƣởng thành. Thời gian cần cho vi rút tới tuyến nƣớc bọt muỗi thay đổi theo nhiệt độ. Độ ẩm tƣơng đối liên quan chặt chẽ với nhiệt độ và lƣợng mƣa, dù là trong mùa khô mà độ ẩm cũng luôn hiện diện ở mức cao nên ảnh hƣởng đến chu kỳ phát triển của muỗi. Vì vậy, bệnh SXHD có thể tăng theo yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ muỗi. Cho nên, việc giám sát véc tơ thƣờng xuyên là cần thiết và có thể sử dụng để triển khai các biện pháp phòng chống sớm trƣớc khi ca bệnh tăng.

Qua phân tích mô hình hồi quy đa biến giữa số mắc SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại Ba Tri trung bình theo tháng, theo tháng trong 11 năm, cho thấy có mối liên quan thuận, mạnh (r=0,557 - 0,847).

4.2.2. Mối liên quan giữa số ca bệnh SXHD với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ năm 2014 2014

Ở các tỉnh phía Nam, Aedes aegypti phân bố rộng khắp đặc biệt là các vùng đồng bằng ven biển, nơi thiếu nƣớc ngọt ngƣời dân thƣờng có tập quán dự trữ nƣớc ngọt trong nhiều dụng cụ chứa nƣớc để sinh hoạt và đây chính là các ổ bọ gậy chính trong các hộ gia đình, khi vào mùa mƣa chỉ số mật độ muỗi, chỉ số Breteau luôn vƣợt trên mức an toàn (DI <0,5 con/nhà; BI<20). Năm 2014, tại Ba Tri, véc tơ truyền bệnh chính tại Ba Tri là muỗi Aedes Aegypti, mật độ muỗi véc tơ, chỉ số Breteau dao động quanh năm, tăng cao vào mùa mƣa. Có mối liên quan thuận, mạnh giữa số ca mắc SXHD với chỉ số BI (r= 0,662), có mối liên quan thuận ở mức yếu với mật độ muỗi (r= 0,136). Số ca

mắc SXHD có mối liên quan thuận, mạnh với lƣợng mƣa trung bình (r= 0,826) và độ ẩm trung bình (r= 0,565), có mối liên quan thuận ở trung bình với nhiệt độ trung bình (r= 0,315). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu dịch tễ học SXHD tại Nghệ An, 2001-2010 [27] và các tác giả khác cũng tìm thấy mối liên quan giữa số ca mắc SXHD với lƣợng mƣa, nhiệt độ, độ ẩm, quần thể véc tơ [12], [23],[71], [74].Bệnh SXHD theo hiện tính chất theo mùa rõ rệt, vì vậy, các hoạt động phòng chống SXHD cần đƣợc thực hiện vào đầu mùa mƣa và duy trì vác tháng tiếp theo trƣớc khi có dịch.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại ba tri, tỉnh bến tre, 2004 2014 (Trang 80 - 82)