Phân bố bệnh SXHD theo địa phương

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại ba tri, tỉnh bến tre, 2004 2014 (Trang 75 - 76)

SXHD phân bố rộng ở 21/24 xã/thị trấn của huyện Ba Tri, trong đó, một số xã có số ca mắc cao nhƣ Thị Trấn (37 ca), An Thuỷ (35 ca), An Hoà Tây (19 ca), An Đức (17 ca), An Hiệp (17 ca), chiếm 62,8% tổng số ca của nghiên cứu (199 ca) và một số xã có số ca mắc và mắc/100.000 dân thấp hơn. Tuy nhiên, có 3 xã không ghi nhận ca mắc SXHD xảy ra là Mỹ Hoà, Tân Hƣng và Tân Mỹ. Tại Ba Tri, SXHD xảy ra cả thành thị và nông thôn, nhƣng đa số là thuộc vùng nông thôn và ven sông, ven biển của huyện Ba Tri, chiếm 81,4% (162/199 ca). Ba Tri là vùng ven sông, ven biển, thiếu nƣớc ngọt nên ngƣời dân phải dự trữ nƣớc để sinh hoạt và đây chính là các ổ bọ gậy chính trong các hộ gia đình vì vậy việc chủ động loại trừ các ổ bọ gậy nguồn trong công tác phòng chống dịch là vô cùng cần thiết. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu dịch tễ học SXHD tại Bạc Liêu [12] và Hà Nội [17], số ca mắc tập trung chủ yếu ở thành thị. Nhƣng so với kết quả nghiên cứu của Diệp Thanh Hải tại huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long thì có chung đặc điểm là các xã này giáp ranh nhau [10].

4.1.2.3. Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân SXHD

Cả nam và nữ đều có thể mắc SXHD, trong 2014 số ca mắc ở nam giới là 53,3% và nữ là 46,6%. Kết quả này phù hợp với tỷ lệ mắc SXHD phân bố theo giới tính tại Bến Tre năm 2014 (nam: 53,4%, nữ: 46,6%) và một số tỉnh nhƣ Hà Tĩnh (1993), Đồng Nai (2002 – 2003)[22],[39],[58]. Tuy nhiên, kết quả này cao so với kết quả nghiên cứu của Diệp Thanh Hải tại huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long (nam: 50,6%, nữ: 49,4%)[10]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc năm 2012 tại Bình Dƣơng, tỷ lệ mắc giữa nam và nữ nhƣ nhau [73]. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm Dengue và giới

tính là có ý nghĩa thống kê với p< 0,05, sự khác biệt này làm tiền đề cho nghiên cứu khác trong tƣơng lai tại Ba Tri.

Trong tổng số 199 ca bệnh SXHD, có 91% đối tƣợng ≤ 15 tuổi, chỉ có 9% đối tƣợng > 15 tuổi, tỷ lệ này phù hợp với nhóm tuổi mắc bệnh của tỉnh Bến Tre năm 2014, chủ yếu là đối tƣợng ≤ 15 tuổi chiếm 90,7% [39] và một số tỉnh miền Tây nhƣ: Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang [53]. Nhƣng khác với các tỉnh miền Đông đối tƣợng mắc bệnh chủ yếu là ngƣời lớn nhƣ Lâm Đồng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Ba Rịa- Vũng Tàu và các tỉnh nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai thì tỷ lệ bệnh SXHD ở trẻ em và ngƣời lớn tƣơng đƣơng nhau. Từ năm 2000-2014, nhóm tuổi mắc bệnh ở khu vực phía Nam đang dịch chuyển sang nhóm ngƣời lớn từ 24% (năm 2000) lên 44% (năm 2014) [53]. Tại Ba Tri nhóm tuổi mắc bệnh chƣa dịch chuyển sang ngƣời lớn nhƣ khu vực phía Nam, ca bệnh tập trung ở trẻ trong diện tuổi học sinh tiểu học và trung học cơ sở (57,3%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Diệp Thanh Hải tại huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long (học sinh: 54%, còn nhỏ: 23%)[10]. Vì vậy việc tuyên truyền phòng chống SXHD qua trƣờng học, cho học sinh và phụ huynh là cần thiết

Nhƣ vậy sự phân bố theo các đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân SXHD của mẫu nghiên cứu có đặc điểm tƣơng đồng của bệnh nhân SXHD tỉnh Bến Tre và của huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại ba tri, tỉnh bến tre, 2004 2014 (Trang 75 - 76)