Diễn tiến dịch SXHD theo thời gian

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại ba tri, tỉnh bến tre, 2004 2014 (Trang 70 - 71)

Từ 2004-2014, tỷ lệ mắc /100.000 dân thay đổi từ 20,9 đến 1018,5 ca mắc/100.000 dân, tỷ lệ này cao nhất vào năm 2010 với 1018,5 ca mắc/100.000 dân, thấp nhất là năm 2013 (20,9 ca mắc/100.000 dân). Tại Ba Tri, SXHD là bệnh lƣu hành địa phƣơng và theo mùa rõ ràng nhƣng không thể hiện rõ tính quy luật nhƣ ở Bình Thuận, Hà Nội khoảng cách xảy ra dịch từ 2-3 năm [57],[65] ở Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Đồng Nai khoảng cách xảy ra dịch là 4 năm [12],[48],[49],[50]. Giai đoạn 2004 -2014, Ba Tri có 2 năm xảy ra dịch lớn là 2004 với 353,7 ca mắc/100.000 dân và 2010 với 1018,5 mắc/100.000 dân, những năm khác dịch SXHD cũng xảy ra nhƣng thấp hơn nhiều so với năm 2010. Tỷ lệ chết/mắc do SXHD tại Ba Tri giai đoạn 2004 – 2014 dao động từ 0,2 - 0,4%, kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu tại Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2012 (0,2 - 0,5%) [12]. Nhƣng so với kết quả nghiên cứu ở tỉnh Cà Mau (0,09%), Đồng Nai (0,11%), Tiền Giang (0,08%) thì tỷ lệ này cao hơn[48-50]. Kết quả này có thể do độc lực của týp vi rút hoặc sự miễn dịch chéo giữa các týp vi rút đã gây ra biến chứng hoặc có thể do ngƣời dân không phát hiện đƣợc các dấu báo nặng của bệnh SXHD để đƣa đến cơ sở y tế sớm nên việc điều trị không kịp thời dẫn đến trƣờng hợp chết/mắc cao hơn các tỉnh khác.

Phân tích số ca mắc SXHD theo tháng qua các năm để biết đƣợc mùa của bệnh SXHD để có biện pháp ứng phó kịp thời đây là việc cần làm cần thiết trong Chƣơng trình phòng chống SXHD. Tại Ba Tri, bệnh SXHD xảy ra quanh năm, thể hiện tính chất theo mùa rõ ràng, số ca mắc SXHD tăng cao từ tháng 4, tháng 5, đạt đỉnh vào tháng 6, tháng 7, vào lúc thời tiết xuất hiện mƣa nhiều, nhiệt độ không khí thuận lợi cho sự sinh trƣởng của muỗi Aedes aegypti. Điều này thể hiện tính chất theo mùa ở Ba Tri, cũng phù hợp với tình hình SXHD trên qui mô toàn quốc cũng nhƣ kết quả nghiên cứu dịch

tễ SXHD ở các tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa, Nghệ An và Quảng Trị [14],[19],[21],[31],[48],[49],[50]. Theo Biểu đồ 3.5, năm 2004, 2010 số ca mắc SXHD cao, vƣợt đƣờng báo dịch là đƣờng TB (05-10) + 2SD và đây là 2 năm xảy ra dịch lớn ở Ba Tri. Năm 2010, tại Ba Tri xảy ra dịch SXHD với 1018,5 ca mắc/100.000 dân tăng cao nhất từ sau năm 2004 (353,7 ca/100.000 dân) cao hơn tỉnh Bến Tre (544 ca/100.000 dân) và khu vực phía Nam (213,3 ca/100.000 dân), và đỉnh dịch năm 2010 đến muộn hơn so với các năm khác, chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti cao vàxuất hiện týp vi rút mới, DEN-3 chiếm ƣu thế (77,8%) mà ngƣời dân chƣa có miễm dịch với týp vi rút này nên số ca mắc tăng cao. Tuy nhiên, thƣờng sau những năm xảy ra dịch lớn thì quần thể đã có miễn dịch với týp vi rút đó nên những năm sau, số ca mắc SXHD thƣờng sẽ giảm. Tại Ba Tri, năm 2013 không phát hiện týp vi rút gây bệnh và số ca mắc SXHD giảm theo xu hƣớng của khu vực phía Nam. Những năm khác dịch SXHD cũng xảy ra với số ca mắc vƣợt đƣờng dự báo dịch là đƣờng TB (05-10) nhƣng thấp hơn so với đƣờng TB (05-10) + 2SD, tình hình bệnh SXHD trong những năm này luôn nằm trong vùng kiểm soát và cũng có thể đây là những năm địa phƣơng đó đã nhận đƣợc miễn dịch cộng đồng sau các năm dịch lớn.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa bệnh với yếu tố thời tiết và quần thể véc tơ tại ba tri, tỉnh bến tre, 2004 2014 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)