So sánh hoạt tính diệt sâu

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng bacillus thuringiensis từ rừng ngập mặn cần giờ có hoạt tính diệt sâu (Trang 64 - 66)

L ỜI CẢM ƠN

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.6.2. So sánh hoạt tính diệt sâu

Để tiến hành so sánh hoạt lực diệt sâu, chúng tôi tiến hành pha loãng dịch lên men của 2 chủng VK đạt đến nồng độ 109 BT/ml. Thí nghiệm thử hoạt lực diệt sâu được bố trí trong các đĩa Petri, mỗi đĩa 10 con sâu (tương đối đồng đều về kích thước, tuổi). Kết quả xác định hoạt lực diệt sâu ở các thời điểm sau 24 h, 48 h và 72 h (tính theo công thức Abbott) được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7. Hoạt lực diệt sâu của chủng Btk14 phân lập từ RNM Cần Giờ và từ chế phẩm trừ sâu của Đài Loan

Ký hiệu chủng Tỷ lệ sâu chết (%) 24 h 48 h 72 h Chủng Btk14 phân lập từ RNM 50,00a 78,52a 88,89a Chủng Btk phân lập từ chế phẩm 64,45b 92,59a 100a

Hình 3.28. Biểu đồ hoạt lực diệt sâu của chủng Btk14 phân lập từ RNM Cần Giờ và từ chế phẩm trừ sâu của Đài Loan

Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và biểu đồ3.8 cho thấy:

Ở mốc thời gian 24 h, chủng Btk phân lập từ chế phẩm có hoạt lực diệt sâu mạnh, tỉ lệ sâu chết khoảng 64,45%. Chủng Btk14 phân lập từ RNM có tỉ lệ sâu chết thấp hơn, chỉ đạt 50%.

Ở mốc thời gian 48 h, hoạt lực diệt sâu của chủng Btk phân lập từ chế phẩm tăng lên rõ rệt, đạt 92,59%. Tỉ lệ sâu chết ở nghiệm thức của chủng Btk14 phân lập từ RNM cũng tăng, nhưng tăng chậm hơn chủng Btk phân lập từ chế phẩm.

Ở mốc thời gian 72 h, tỉ lệ sâu chết ở nghiệm thức của chủng Btk phân lập từ chế phẩm đạt 100%. Trong khi đó, tỉ lệ sâu chết ở nghiệm thức của chủng Btk14 phân lập từ RNM chỉ đạt 88,89%.

Như vậy, chủng Btk phân lập từ chế phẩm có hoạt lực diệt sâu cao hơn chủng Btk14 phân lập từ RNM. Điều này có thể được giải thích là do chủng Btk phân lập từ chế phẩm có khả năng sinh trưởng, sinh tinh thể độc hơn hẳn chủng Btk14 phân lập từ RNM. Tuy nhiên chủng Btk14 phân lập từ RNM là chủng hoang dại, nhưng có khả năng sinh trưởng khá tốt, số lượng bào tử, tinh thể độc được tạo ra khá cao (>109). Chính vì vậy, hoạt lực diệt sâu có thể sẽ tăng lên rất nhiều lần nếu áp dụng các phương pháp cải tiến như gây đột biến với chủng này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng bacillus thuringiensis từ rừng ngập mặn cần giờ có hoạt tính diệt sâu (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)