Các hướng phát triển của thuốc trừ sâu Bt

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng bacillus thuringiensis từ rừng ngập mặn cần giờ có hoạt tính diệt sâu (Trang 29 - 30)

L ỜI CẢM ƠN

1.3.3.Các hướng phát triển của thuốc trừ sâu Bt

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.3.3.Các hướng phát triển của thuốc trừ sâu Bt

Một trong các biện pháp hiện nay được sử dụng để phát triển thuốc trừ sâu, đó là cải biến các chủng Bt thông qua kỹ thuật gen. Từ năm 1980, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, tinh thể độc được mã hóa bởi các gen nằm trên plasmid của Bacillus thurigiensis. Mỗi VK có thể có 5 hay 6 plasmid khác nhau mang gen mã hóa cho nhiều chất độc. Giữa các chủng Bt có sự trao đổi plasmid tạo ra nhiều chủng với tổ hợp các chất độc khác nhau. Ngoài ra, Bt còn có các transposon có khả năng mang các gen độc tố đi khắp hệ gen và sang các plasmid khác nhau  tăng sự đa dạng về độc tố tự nhiên, tạo điều kiện nghiên cứu cải biến về mặt di truyền. Sản phẩm đầu tiên là Raven có tác động lên bọ cánh cứng tấn công khoai tây, sâu bướm tấn công nhóm cây thuộc họ Cà. Chủng Bt này mang 2 protein hoạt động Cry III khác nhau và hai protein Cry I (có ái lực bám khác nhau lên màng tế bào thành ruột giữa của côn trùng). Phương pháp này một mặt mang lại tiềm năng cho các nhà khoa học phát triển các chủng mới có độc lực cao, đồng thời trở thành công cụ chống lại khả năng kháng thuốc của côn trùng.[24]

Một hướng phát triển đầy triển vọng khác để tăng cường khả năng chống sâu hại của cây trồng dựa trên cơ sở thuốc trừ sâu Bt, đó là chuyển gen trực tiếp mã hóa độc tố vào thực vật. Sử dụng công cụ chuyển gen Cry vào các đối tượng đích ở các mô thích hợp cho phép lựa chọn mục tiêu biểu hiện độc tính ở trên cây trồng. Khi côn trùng ăn phải thực vật được chuyển gen có biểu hiện nội độc tố ở các mô, chúng sẽ bị nhiễm độc và chết. Một số loại cây được chuyển

gen Bt và trồng phổ biến như ngô, bông, khoai tây… Vì vậy thuật ngữ “cây trồng Bt” trở nên rất phổ biến ở Mỹ.[24]

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng bacillus thuringiensis từ rừng ngập mặn cần giờ có hoạt tính diệt sâu (Trang 29 - 30)