Lên men chìm

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng bacillus thuringiensis từ rừng ngập mặn cần giờ có hoạt tính diệt sâu (Trang 31 - 32)

L ỜI CẢM ƠN

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.4.2. Lên men chìm

Bước 1: Nhân giống

+ Mục đích: tạo lượng giống đủ hoạt hoá nhằm giúp giai đoạn pha lag phát triển nhanh. Nếu lag kéo dài tốn thời gian, môi trường. Thời gian pha lag phụ thuộc lượng giống, trạng thái sinh lý của giống:

+ Tỷ lệ giống được chọn: 3 – 10%.

+ Giống VK được tiếp vào khi VK đang ở giai đoạn phát triển log, tế bào chuyển hoá mạnh. Cuối pha log bắt đầu xảy ra tạo bào tử, kéo dài pha log.[37]

Bước 2: Chọn môi trường lên men trên cơ sở môi trường với các thành phần dinh dưỡng sẵn có. Tùy thuộc vào chủng Bt cần lên men mà chọn môi trường phù hợp. [37]

Bước 3: Lên men

Với phương pháp lên men chìm, tiến hành trong nồi lên men 500 lít, 1000 lít , 2000 lít, ngoài môi trường dinh dưỡng ra, người ta phải chú ý tới các thông số khác như: chế độ thổi khí, chế độ nhiệt, chế độ nhân chuyển giống … để làm sao hạn chế được các thực khuẩn thể làm phá hủy các BT và tinh thể độc tố Bt

+ Chế độ thổi khí: đây là chỉ tiêu quan trọng cho quá trình hình thành BT và tinh thể độc. Ngưỡng thổi khí tốt nhất trong quá trình lên men là 0,5 – 0,6 m3 môi trường/m3

không khí. Nếu độ thông khí ở mức thấp thì BT phát triển yếu, mật độ thưa. Nếu chế độ khí ở mức cao BT phát triển nhanh, thời gian lên men ngắn, tinh thể độc tố nhỏ, hiệu quả diệt sâu không cao.

+ Nhiệt độ: có ảnh hưởng đến quá trình hình thành BT. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc quá cao sẽ kéo dài hoặc rút ngắn quá trình lên men.

+ Các chế độ luân chuyển giống: đây là chỉ tiêu làm ảnh hưởng đến dự hình thành BT và tinh thể độc. Nếu sử dụng giống liên tục, sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm thực khuẩn thể. Bình thường chỉ lên men khoảng 10 – 15 lần giống cũ thì cần phải thay giống mới.

Tính ổn định của quá trình lên men được thể hiện ở kết quả lên men thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: số lượng BT nhiều, độc tố endotoxin cao, kích thước tinh thể độc lớn, khối lượng sinh khối thu hồi trong quá trình lên men cao.[24]

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng bacillus thuringiensis từ rừng ngập mặn cần giờ có hoạt tính diệt sâu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)