Giải pháp khoá luận lựa chọn

Một phần của tài liệu Phân bố âm vị học trong từ láy tiếng việt (Trang 27 - 30)

Để khảo sát phân bố âm vị học trong khu vực từ láy tiếng Việt, khoá luận buộc phải lựa chọn một giải pháp phân tích âm vị học trong tiếng Việt để làm việc. Từ các xu hớng nghiên cứu trên, có thể khái quát lại: trong tiếng Việt hoặc là chấp nhận mỗi âm tiết là một đơn vị âm vị học ( âm tiết vừa là đơn vị ngữ âm học vừa là đơn vị âm vị học ) hoặc là xác nhập một cấu trúc kiểu âm tiết nh là đơn vị xuất phát nằm giữa ngữ âm học và âm vị học, từ âm tiết phân xuất thành các kiểu hệ âm vị: âm đầu, âm chính, âm cuối ... Chúng tôi chọn giải pháp thứ hai: lấy âm tiết làm đơn vị cơ sở để phân tích âm vị học. Giải pháp này tỏ rõ sự chiết trung trong phơng pháp luận ( chức năng của âm tiết trong hệ thống âm vị học tiếng Việt không đợc giải quyết triệt để ) song lại có nhiều lợi ích thực tiễn nh đánh vần, cách đặt các con chữ ghi âm và các hoạt động ngôn từ khác ( Nói lái, chơi chữ, hiệp vần trong thơ... ).

Hơn nữa, chúng tôi quan niệm rằng cũng nh ở địa hạt cú pháp, ngời ta có thể vừa chấp nhận đơn vị cú pháp ở giới hạn trên là câu và ở giới hạn d ời làcác thành phần câu(ở địa hạt hình thái học, giới hạn trên là từ, giới hạn dới là từ tố ).

Vậy, trong âm vị học tiếng Việt, chúng ta có một tình trạng tơng tự với sự phân bậc hai loại đơn vị ở giới hạn dới là các thành tố cấu tạo âm tiết và ở giới hạn trên là chính các âm tiết.

Nh một số nhà ngữ học đã chứng minh, có thể quan niệm hình tiết là một dạng đơn vị của âm vị học. Tuy nhiên, khác với định nghĩa của âm vị học cổ điển, đơn vị này mang tính 2 mặt ở phần đông, các bối cảnh xuất hiện

Vần Âm đầu đầu Âm cuối Âm chính Âm đệm Thanh điệu Bậc 2 Bậc 1

trong các cấp độ cao hơn. Một số lợng âm tiết thực khác tuy không có giá trị 2 mặt nhng đợc sử dụng ở cấp độ cao hơn với t cách là thành tố cấu tạo từ. Sự không mang ý nghĩa của chúng mặc dù làm bất lợi cho giải pháp về cấu tạo từ theo hớng lấy đơn vị là hình tiết nhng lại hoàn toàn có lợi cho minh chứng về tính phù hợp của các yếu tố này đối với khung định nghĩa âm vị học truyền thống – những đơn vị âm thanh một mặt, tiền tín hiệu.

Còn đối với giới hạn dới, chúng ta sẽ có đợc những đơn vị âm vị học kiểu âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu. Các đơn vị này khác với đơn vị ở giới hạn trên, chúng là đơn vị một mặt ( mặt âm thanh ) nhng một số trong đó có thể gợi ra các giá trị biểu trng mà thi pháp học Việt từng nhắc tới.

Tóm lại, theo giải pháp này, từ âm tiết tiếng Việt, chúng tôi xác lập các đơn vị âm vị học dới âm tiết: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu xuất phát từ chúng mà soi chiếu vào từ láy tiếng Việt.

Ngoài ra, khi khảo sát phân bố âm vị học trong từ láy tiếng Việt chúng tôi còn sử dụng các thao tác miêu tả của âm vị học hiện đại đợc trình bày trong chuyên đề “ Âm vị học mở rộng ” của tác giả Hoàng Cao Cơng.

3.3.1- Âm đầu

Đảm nhận chức năng mở đầu các âm tiết Việt là các phụ âm nên gọi là âm đầu, âm vần học Trung Hoa gọi là thanh mẫu. Tiếng Việt có 23 âm đầu, kết quả này dựa theo quan niệm thiết lập một chuẩn ngôn ngữ bao gồm trọn bộ các âm đầu có trong phơng ngữ Bắc Bộ ( tiêu biểu là tiếng Hà Nội ) và có bổ sung những yếu tố tích cực của các phơng ngữ khác ( Chẳng hạn 3 âm quặt lỡi của phơng ngữ Trung|ţ|, |ş|, |z|. Trong 23 âm đầu, âm vị |p| có tần số xuất hiện thấp. Theo giáo s Phan Ngọc, âm |p| có trong tiếng Việt từ thế kỷ X trở về trớc ( Bằng chứng là trong tiếng Mờng có |p| ). Song, đến thế kỷ XII, âm vị |p| bị biến mất. Nhng do áp lực của những đơn vị phiên âm cần đến |p| nên âm |p| tái xuất hiện. Xác định âm |p| là âm đầ trong danh sách là muốn bổ sung cho hoàn thiện một hệ thống âm vị chuẩn của tiếng Việt. Đó là một âm vị tuy có tần số xuất hiện thấp nhất so với các âm vị khác nhng do áp lực của hệ thống buộc nó phải nhập hệ.

Các thuộc tính để phân chia phụ âm theo truyền thống dựa vào phơng thức cấu âm và bộ vị cấu âm.

- ở phơng thức cấu âm: Các âm đầu đều có chung thuộc tính

[+ PÂT ] nên có thể nói phơng thức cấu âm của các phụ âm là sự thể hịên mức độ khác nhau của sự tiếp xúc giữa các cơ quan cấu âm. Khi các cơ quan cấu âm tiếp xúc chặt, chúng ta có phạm trù [ + tắc ], khi mức độ tiếp xúc lỏng chúng ta có phạm trù [ - tắc ]. Đó là phơng thức đặc trng nhất của phụ âm. Tuy nhiên, cũng cần lu ý thêm phơng thức [ ± cận kề ]. Về bản chất, các âm có thuộc tính [ ± cận kề ] mang bản chất phụ âm (tơng tự xát ) nhng lại không có cấu tạo vật cản ( tơng tự một nguyên âm ).

Nh vậy, nó nằm trung gian giữa nguyên âm và phụ âm lâu nay gọi là bán nguyên âm ( | W|, | J | ).

- ở bộ vị cấu âm ( bộ phận và vị trí ), sự phân loại nét ở nguyên âm gợi ý cho ta khoang miệng cũng có thể chia thành 3 vị trí khác nhau phù hợp với sự dịch chuyển của lỡi, đó là trớc, giữa, sau. Những phụ âm trớc sẽ t- ơng ứng với các phụ âm [ răng và lợi ] ; các phụ âm giữa tơng ứng với các phụ âm [ + ngạc cứng ]; các phụ âm sau tơng ứng với [ - ngạc cứng ]. Trong phụ âm, cần thiết phải có bộ vị môi. Vậy, chúng ta có 4 bộ vị quan trọng [±

môi ], [± lợi ], [ ± ngạc cứng ], [± mũi ]. Đối với các phụ âm nh |t’|, |h|, |l| không phải ngôn ngữ nào cũng có nên ta phải gán cho chúng những thuộc tính riêng.

+PÂT +PÂT +PÂT |t’| = --- , |h| = --- , |l| = --- + bật hơi + họng + bên

3.2.2- Âm đệm

Khác với các thành phần còn lại với âm tiết tiếng Việt, âm đệm có số lợng thành tố là 2, tức là chỉ tồn tại độc lập có âm đệm hay không có âm đệm. Do đó, đảm nhiệm chức năng âm đệm là |W| và |φ|. Âm đệm có chức năng làm biến đổi âm sắc của toàn âm tiết. Theo quan niệm của Nguyễn Quang Hồng ( 1976, 1996 ), cùng với thanh điệu âm đệm |w| nằm trong cấu

trúc siêu đoạn và nội dung âm vị học của nó là [± môi ]. Chúng tôi chọn giải pháp 4 thành tố nhng phần đông vai trò ngữ âm học tiếng Việt nên âm đệm sẽ đợc xem là yếu tố đoạn tính nằm sau âm đầu và trớc âm chính.

3.2.3- Âm chính

Trong âm tiết tiếng Việt, nguyên âm là yếu tố âm tiết tính nên đợc gọi là âm chính ( V ). Nguyên âm mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Các âm tiết Việt khu biệt nhau chủ yếu bởi thành phần này. Hệ thống nguyên âm tiếng Việt bao gồm 3 nguyên âm đôi: |ie|, |w |, |uo| và 11 nguyên âm đơn trong đó có 9 nguyên âm dài: |i|, |e|, | |, |w|, | |, |a|, |u|, | | , | | và 2 nguyên âm ngắn | | và |ă|.

3.2.4- Âm cuối

Trong khoá luận này, chúng tôi xác lập danh sách 11 âm cuối. Đảm nhận âm cuối tiếng Việt có 8 phụ âm: |p|, |t|, |c|, |k|, |m|, |n|, | |, | η |, 2 bán nguyên âm |w| và |J| và âm cuối zêro. Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết. Âm tiết tiếng Việt có nhiều cách kết thúc khác nhau tạo nên các kiểu âm tiết khác nhau đó là do thành phần này quy định.

Một phần của tài liệu Phân bố âm vị học trong từ láy tiếng việt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w