Nhóm giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 89 - 96)

a) Thường xuyên thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dự án xây lắp dầu khí ở tất cả các cấp, các ngành địa phương: Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp dầu khí được tiến hành thường xuyên sẽ kịp thời phát hiện những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó sẽ khắc phục được những tồn tại, phát hiện nhu cầu điều chỉnh mới và nhu cầu kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp dầu khí.

Hoạt động đầu tư xây lắp dầu khí liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp dầu khí phải tiến hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây lắp dầu khí như: văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng, quy hoạch kiến trúc, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng, điện lực, đê điều, giao thông, di sản văn hoá, ngân sách, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí... Việc này muốn thực hiện được cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý địa phương từng lĩnh vực nêu trên.

Năm 2010, cơ quan quản lý nhà nước địa phương về các dự án xây lắp dầu khí đã thực hiện triển khai dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng: “Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây lắp dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý những vấn đề trùng lắp, mâu thuẫn và bất cập nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp dầu khí đồng bộ”. Theo đó, UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan đã tiến hành rà soát 110 văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp dầu khí và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể như sau: 79 văn bản quy phạm pháp luật về xây lắp dầu khí; 02 văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra; 05 văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; 02 văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; 02 văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu; 04 văn bản quy phạm pháp luật về dân

sự; 04 văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; 03 văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; 06 văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; 02 văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; 01 văn bản về quốc phòng; cụ thể như một số văn bản sau:

- Văn bản số 05/CB-STC-SXD ngày 30 tháng 05 năm 2011 của Liên sở Tài chính – Xây dựng UBND tỉnh Thái Bình công bố giá vật liệu xây dựng từ tháng 05 năm 2011 tại các huyện, thành phố trong tỉnh Thái Bình cần phải được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với tình hình thực tế. Giá cả thị trường nguyên vật liệu xây dựng như: sắt thép, đồng, gạch, đá, cát sỏi, xi măng, … luôn biến động và thay đổi do đó gây khó khăn cho các nhà quản lý cũng như các chủ đầu tư của dự án khi lập và phê duyệt dự toán cho dự án xây lắp dầu khí.

- Quyết định số 73/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 06 năm 2006 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành mức lương tối thiểu công trình xây dưng trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Hàng năm Nhà nước đều có sự điều chỉnh về mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cơ quan có thẩm quyền tại Thái Bình cũng phải thường xuyên điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho các công trình xây lắp nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư cũng như người lao động trên địa bàn Tỉnh.

Trên cơ sở kết quả rà soát, các cơ quan quản lý nhà nước địa phương cũng đã đề xuất những kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan Trung ương sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp dầu khí, để các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dự án xây lắp dầu khí phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện quản lý nhà nước địa phương đối với dự án xây lắp dầu khí hàng năm và từng giai đoạn: Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành muốn biết có thực sự đi vào cuộc sống và có tính khả thi không thì cần phải tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện văn bản đó. Thông qua tổng kết, đánh giá sẽ kịp thời phát hiện những bất cập như: không khả thi, gây khó khăn, phiền hà cho xã hội và các chủ thể dự án xây lắp dầu

khí, phát sinh thủ tục, giấy tờ...Đồng thời, thông qua đó cũng phát hiện được những vấn đề nảy sinh trong xã hội chưa được pháp luật điều chỉnh.

Hàng năm, hàng quý UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với PVN tiến hành họp kiểm điểm để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cũng như xây dựng kế hoạch triển khai trong giai đoạn tiếp theo. Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp thu những ý kiến đóng góp và nguyện vọng của các chủ đầu tư dự án, các nhà thầu thi công, các ban điều hành dự án để hoạt động quản lý chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó lãnh đạo PVN có đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các xã, huyện và các lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong công tác đảm bảo an ninh vòng ngoài, không để xảy ra các vi phạm hành lang bên ngoài của các dự án xây lắp dầu khí, cụ thể là dự án kinh doanh khí thấp áp khu vực Bắc Bộ và dự án giếng khoan Tiền Hải C-08.

Bên cạnh đó, phía PVN cũng đề nghị UBND tỉnh Thái Bình quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm giải phóng mặt bằng nằm trong quy hoạch dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 – giai đoạn 2 liên quan đến một số hộ dân chưa thống nhất phương án đền bù đưa ra, từ đó tạo điều kiện bàn giao mặt bằng cho phía chủ đầu tư triển khai thực hiện đúng kế hoạch để nhà máy đi vào hoạt động năm 2015, cung cấp cho lưới điện quốc gia phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

c) Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng:

Như chương I đã phân tích, quy hoạch xây lắp dầu khí là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động xây dựng, kiểm soát quá trình phát triển đô thị và các khu chức năng, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động xây lắp dầu khí, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây lắp dầu khí là căn cứ cho việc hình thành các dự án và là cơ sở để quản lý đầu tư xây lắp và quản lý trật tự xây dựng. Do vậy, việc coi trọng và tăng cường công tác quy hoạch xây lắp dầu khí là rất quan trọng. Để khắc phục được những tồn tại đã nêu tại Chương 2 và thực hiện có hiệu quả công tác này cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây lắp dầu khí phải kịp thời, đầy đủ, quy hoạch xây lắp dầu khí thực sự đi trước một bước làm cơ sở cho việc hình thành và triển khai thực hiện các dự án. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý như: Sở Công thương Thái Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND, Hội đồng nhân dân các cấp để việc phê duyệt quy hoạch dự án xây lắp dầu khí diễn ra đúng quy định và trong thời gian nhanh nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể triển khai dự án, tránh tình trạng các dự án khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên ngành dầu khí Thái Bình, khu công nghiệp Minh Hòa đã trình lên UBND tỉnh Thái Bình nhưng chưa được phê duyệt, làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Cần khuyến khích và tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các hội nghề nghiệp, các tổ chức ngay từ khi bắt đầu lập quy hoạch đến việc tổ chức thực hiện xây dựng theo quy hoạch. Công tác quy hoạch có liên quan tới nhiều ban ngành của địa phương: đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh,… do đó việc đưa quy hoạch dự án xây lắp dầu khí ra thực tế đòi hòi có sự kết hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là người dân địa phương nơi quy hoạch dự án. Giai đoạn đầu tiên của tất cả dự án xây lắp dầu khí là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; để công tác này được triển khai thuận lợi trong thời gian ngắn nhất thì đòi hỏi phải được sự kết hợp của người dân địa phương.

- Cần bố trí đủ vốn để tổ chức lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch trên thực tế, chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo”. Do đặc điểm các dự án xây lắp dầu khí có quy mô vốn lớn, nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện dự án nên các chủ đầu tư phải có các phương án huy động vốn rõ ràng và khả thi để quá trình triển khai dự án diễn ra thuận lợi, tránh tình trạng dự án triển khai được một hoặc hai giai đoạn thì dừng lại do chủ đầu tư không huy động vốn kịp thời gây lãng phí.

d) Nâng cao trình độ cán bộ, công chức ở bộ máy quản lý nhà nước địa phương đối với các dự án xây lắp dầu khí:

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, các cơ quan quản lý nhà nước địa phương phải xây dựng bộ máy có đủ năng lực để thực hiện, khắc phục tình trạng chưa đầy đủ và thống nhất như hiện nay, đặc biệt, đối với cấp huyện, cấp xã.

Cùng với việc phân cấp chức năng nhiệm vụ thì việc tăng cường công tác kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy phải được đặt lên hàng đầu. Phân cấp mà không có đủ người có đủ trình độ, năng lực thực hiện thì việc phân cấp sẽ không khả thi. Cương quyết loại bỏ các cán bộ không đủ năng lực trình độ và phẩm chất trong các cơ quan quản lý nhà nước địa phương, có sự phân công rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban cũng như từng cá nhân trong bộ máy quản lý tránh tình trạng chồng chéo, kiêm nhiệm từ đó nâng cao chất lượng hoạt động quản lý.

Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chú trọng đầu vào thông qua công tác tuyển dụng. Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đúng các quy định về tuyển dụng công chức, viên chức; đổi mới công tác đánh giá, nhận xét đối với cán bộ công chức, đảm bảo trung thực, khách quan đúng với thành tích, năng lực. Bên cạnh đó, UBND tỉnh chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn; trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm, gắn đào tạo bồi dưỡng với vị trí việc làm và quy hoạch sau đào tạo: thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn về kỹ năng quản lý, kiến thức cơ bản chuyên ngành xây lắp dầu khí nhằm trang bị cho các cán bộ, công chức quản lý tại địa phương những kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý.

e) Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc triển khai các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh Thái Bình:

Muốn hoạt động xây lắp dầu khí đi vào nền nếp, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành xây lắp dầu khí tại các cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Theo đó, tỉnh Thái Bình cần tổ chức hệ thống thanh tra xây dựng ở tất cả các cơ quan có liên quan từ các Sở, Ban, ngành. Qua hai năm triển khai thực hiện Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn cho thấy thanh tra xây dựng huyện, xã là lực lượng gần dân nhất, bám sát địa bàn xây dựng nhất nên đã phát hiện và xử lý các vi phạm kịp thời, hiệu quả.

Trong thời gian tới UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo UBND các huyện, xã cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh trên tất cả các mặt như: bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an ninh khu vực,…. đảm bảo các dự án xây lắp dầu khí được triển khai theo đúng quy định và hiệu quả. Đồng thời kịp thời phát hiện và có biện pháp điều chỉnh những vi phạm nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đề ra của dự án xây lắp dầu khí.

f)Cải cách các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư:

Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng giúp các nhà đầu tư giảm bớt được thời gian cũng như chi phí trong quá trình thực hiện các dự án xây lắp dầu khí. Thái Bình cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Từng cơ quan đơn vị có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước địa phương đối với các dự án xây lắp dầu khí của tỉnh cần thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính thông qua việc rà soát lại các quy định để chỉnh sửa bổ sung theo hướng đơn giản hóa. Mặt khác, từng cơ quan, đơn vị phải niêm yết công khai các thủ tục, quy định rõ thời hạn phải thực hiện, kèm theo đó là phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan về việc thực hiện các thủ tục đó.

- Khẩn trương thực hiện và thực hiện có hiệu quả đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 theo quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của chủ tịch UBND tỉnh. Trong đó đặc biệt là cơ quan có liên quan trực tiếp đến việc quản lý các dự án xây lắp dầu khí như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường, cục thuế tỉnh cần sớm xây dựng trang thông tin điện tử của từng ngành và thường xuyên cập nhật tình hình thực tế nhằm cung cấp trực tuyến các thông tin chuyên ngành, các thông tin về quy hoạch giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin. Bên cạnh đó cần sớm tiến hành “điện tử hóa” các thủ tục hành chính và phấn đấu đến trước năm 2015 các cơ quan quản lý nhà nước địa phương nêu trên phải đạt mức độ 3 (cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ) trên lên trong các dịch vụ công cho nhà đầu tư.

- Đặc biệt là các thủ tục hành chính trong việc thẩm định và phê duyệt dự án xây lắp dầu khí. UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo và thực hiện cơ chế hành chính “một cửa” thay vì nhiều đầu mối như hiện nay: Sở Công thương Thái Bình, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 89 - 96)