Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản, chiến lược quy hoạch quản lý dự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 56 - 65)

2.3.1.1. Tình hình xây dựng và ban hành các văn bản quản lý dự án xây lắp dầu khí của tỉnh Thái Bình.

Từ kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp về xây dựng và ban hành các văn bản quản lý dự án xây lắp dầu khí: với tiêu chí đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế triển khai các dự án xây lắp dầu khí, kết quả điều tra cho thấy 4,29% các ý kiến cho rằng văn bản quản lý của địa phương rất phù hợp với tình hình thực tế triển khai; 58,37% các ý kiến đánh giá là văn bản quản lý dự án xây lắp dầu khí phù hợp với thực tế; 27,53% các ý kiến đánh giá là không phù hợp lắm và chỉ có 9,81% các ý kiến đánh giá các văn bản hoàn toàn không phù hợp với thực tế triển khai các dự án, được thể hiện chi tiết bằng biểu đồ đánh giá về văn bản quản lý các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh Thái Bình dưới đây:

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả

Từ năm 2009 đến năm 2012, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức soạn thảo và ban hành 87 văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp, trong đó có 57 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chung về công tác đầu tư xây lắp; 14 quyết định phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây lắp, một số chỉ tiêu của quy hoạch xây lắp và

điều lệ quản lý xây lắp của một số dự án cụ thể, 16 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đầu tư xây lắp như: văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật về công tác xây dựng, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản số 05/CB-STC-SXD ngày 30 tháng 05 năm 2011 của Liên sở Tài chính - Xây dựng UBND tỉnh Thái Bình công bố giá vật liệu xây dựng tháng 05 năm 2011 tại các huyện, thành phố trong tỉnh Thái Bình;

- Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt thiết bị nhà máy nhiệt điện số 1685/QĐ-BCN ngày 15 tháng 05 năm 2006 của Bộ Công nghiệp quy định đơn giá xây dựng cơ bản áp dựng cho chuyên ngành lắp đặt thiết bị trong các nhà máy nhiệt điện; Văn bản số 1782/BXD-VP ngày 16 tháng 08 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt máy và thiết bị.

- Thực hiện chính sách quy định mức lương tối thiểu tại vùng theo Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ, chính sách tiền tệ, lãi suất, thuế GTGT,… Cơ quan quản lý nhà nước địa phương đã ban hành hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quản lý dự án xây lắp dầu khí của tỉnh tương đối đồng bộ nên đã trở thành công cụ hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Nhờ đó các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh đã triển khai thành công đảm bảo đúng tiến độ của dự án, điển hình là dự án khách sạn dầu khí Thái Bình đã triển khai thành công và được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 06/2012; dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 và đang tiếp tục triển khai các công việc của giai đoạn tiếp theo; dự án kinh doanh khí thấp áp Bắc Bộ đang gấp rút hoàn thành các công việc ở giai đoạn cuối dự án để đi vào vận hành cùng với dự án đường ống dẫn khí từ mỏ Thái Bình về bờ vào tháng 09/2013. Đó là những kết quả đáng ghi nhận về công tác quản lý nhà nước địa phương đối với các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh và cần được tiếp tục phát huy trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây lắp của chính quyền tỉnh Thái Bình trong những năm qua vẫn còn những tồn tại, khiếm khuyết, chưa đáp ứng thật tốt yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu quản lý dự án xây lắp dầu khí. Cụ thể:

Qua nghiên cứu các văn bản về quản lý dự án xây lắp dầu khí được các cơ quan quản lý nhà nước địa phương ban hành còn có những văn bản sai về cách ký hiệu văn bản, ví dụ: Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 06/04/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về việc sửa đổi thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình; chỉ thị 11/CT-UBND ngày 16/5/3013 của UBND tỉnh Thái Bình về việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2015. Mặc dù, các lỗi sai về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản không ảnh hưởng lớn tới nội dung quản lý nhà nước địa phương mà văn bản điều chỉnh, song việc ban hành văn bản sai thể thức, kỹ thuật trình bày sẽ đánh mất niềm tin của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cũng như người dân vào sự quản lý bằng pháp luật của các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước địa phương.

Kết luận: Việc xây dựng các văn bản quản lý dự án xây lắp dầu khí của tỉnh Thái Bình đã đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về dự án xây lắp dầu khí. Các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thái Bình, đáp ứng được nhu cầu quản lý và nhu cầu đầu tư xây lắp dầu khí trên địa bàn. Từ đó góp phần triển khai thực hiện các dự án xây lắp dầu khí thành công, đảm bảo đúng tiến độ của dự án, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Bình cũng như các chủ thể của dự án. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây lắp dầu khí còn những tồn tại, khuyết điểm, chưa đáp thật tốt yêu cầu đòi hỏi thực tiễn: còn có những văn bản sai thể thức pháp luật, chậm được ban hành, không kịp thời điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong thực tế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn, cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét khắc phục trong thời gian tới.

2.3.1.2. Tình hình triển khai, thực hiện chính sách đất đai

Thái Bình là tỉnh đất chật, người đông, mật độ dân số cao, dân số chiếm hơn 12,5% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,47% dân số cả nước. Tổng diện tích đất tự nhiên 154.542,0396 ha; trong đó:

+ Đất nông nghiệp 103.697,222 ha, chiếm 67,10% diện tích đất tự nhiên; + Đất lâm nghiệp 2.498,8129 ha, chiếm 1,6169% diện tích đất tự nhiên; + Đất chuyên dùng 26.574,72 ha, chiếm 17,1957% diện tích đất tự nhiên; + Đất ở đô thị 494,624 ha, chiếm 0,32% diện tích đất tự nhiên;

+ Đất ở nông thôn 11.966,2368 ha, chiếm 7,743% diện tích đất tự nhiên; + Đất chưa sử dụng 9.310,4239 ha, chiếm 6,0245% diện tích đất tự nhiên. Quỹ đất trên đã giao cho các đối tượng quản lý và sử dụng như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng 107.870,3137 ha, chiếm 69,79% diện tích đất tự nhiên; trong đó, đất nông nghiệp 95.296,5584 ha, chiếm 91,89% tổng quỹ đất nông nghiệp của tỉnh;

+ Các tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng 933,8196 ha, chiếm 0,60% diện tích đất tự nhiên;

+ UBND cấp xã quản lý, sử dụng 44.625,054 ha, chiếm 28,87% diện tích đất tự nhiên;

+ Các tổ chức khác đang quản lý và sử dụng 1.109,3735 ha, chiếm 0,71% diện tích đất tự nhiên.

Quy mô về diện tích đất tự nhiên của các huyện tương đối đồng đều, huyện Thái Thụy có diện tích lớn nhất (25.683,2 ha), Vũ Thư có diện tích nhỏ nhất (19.466,4 ha); riêng Thành phố Thái Bình có diện tích 4.165,62 ha. Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai; chính quyền các cấp và các ngành chuyên môn "đã tăng cường công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đất xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa có năng suất cao sang sử dụng vào mục đích khác"

Sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tỉnh Thái Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường... Hiệu quả quản lý nhà nước địa phương về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển nhanh. Kết quả đó khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai của tỉnh cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Các văn bản pháp luật về đất đai của UBND tỉnh Tỉnh Thái Bình ban hành:

- Chỉ thị số 11/2002/CT-UB ngày 21/05/2002 của UBND tỉnh Thái Bình về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai;

- Kế hoạch số 07/KH-UB ngày 28/6/2004 của UBND tỉnh Thái Bình về việc tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Luật đất đai năm 2003;

- Chỉ thị số 16/2004/CT-UB ngày 28/6/2004 của UBND tỉnh Thái Bình về việc triển khai thi hành Luật đất đai năm 2003;

- Công văn số 480/UB-TH ngày 06/4/2004 của UBND tỉnh về việc kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất ven đường quốc lộ, tỉnh lộ và việc quản lý, sử dụng đất chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thái Bình;

- Công văn số 541/UB-TH ngày 15/4/2004 của UBND tỉnh về việc kiểm tra, xử lý các vi phạm quản lý, sử dụng đất đai;

- Công văn số 1829 ngày 18/10/2004 của UBND tỉnh về xử lý vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Công văn số 163/UB-TH ngày 28/01/2005 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai ở các xã, phường, thị trấn tỉnh Thái Bình.

Công tác quy hoạch sử dụng đất cho các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua: UBND tỉnh kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương huyện Thái Thụy hoàn thành công tác quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng và bàn giao cho phía chủ đầu tư 266 ha đất phục vụ thi công

dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, góp phần hoàn thiện dự án ở giai đoạn 1 đúng tiến độ vào tháng 11/2012. Liên quan tới quy hoạch diện tích đất đô thị của thành phố Thái Bình đã triển khai thành công quy hoạch dự án Khách sạn Dầu khí Thái Bình với 10.045m2 tại số 458 đường Lý Bôn, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, đến nay dự án đã được thực hiện thành công và đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 06/2012. Dự án khu công nghiệp Minh Hòa tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch diện tích hơn 500ha cùng với một khu đô thị dịch vụ đi kèm với diện tích khoảng 40ha nhưng tính đến thời điểm tháng 04/2013 vẫn chưa có quy hoạch chi tiết cho dự án, ảnh hưởng đến việc triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án. Từ quý III/2012 đến hết quý I/2013 dự án trong tình trạng quy hoạch “treo” không thể triển khai bất cứ hạng mục công việc nào do chưa có quy hoạch chi tiết, gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất, phát sinh các vấn đề xã hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp: với tiêu chí chính sách đất đai của tỉnh Thái Bình có phù hợp tình hình thực tế triển khai các dự án xây lắp dầu khí; hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư. Có 18,59% ý kiến cho rằng các chính sách đất đai của tỉnh rất phù hợp với tình hình thực tế đặt ra, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng thi công các dự án xây lắp dầu khí; 48,53% ý kiến cho rằng phù hợp; còn lại 32,88% ý kiến đánh giá là chính sách đất đai của tỉnh chưa phù hợp và cần những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới. Đánh giá về chính sách đất đai của tỉnh đối với các dự án xây lắp dầu khí được thể hiện qua biểu đồ sau:

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai. Dự án khu công nghiệp Minh Hòa do có ba hộ dân khiếu kiện về việc đền bù giải phóng mặt bằng không thỏa đáng, gây khó khăn cho đơn vị thi công phải chờ giải quyết các thủ tục hành chính. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.

Kết luận: Công tác quản lý đất đai của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện. Điều đó được thể hiện qua công tác quy hoạch sử dụng đất cho các dự án xây lắp dầu khí đã được UBND tỉnh kết hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công khai và minh bạch; công tác đền bù giải phòng mặt bằng và bàn giao đất cho phía chủ đầu tư dự án đúng thời hạn, tạo điều kiện thuận lợi các dự án xây lắp dầu khí triển khai theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước của tỉnh về đất đai còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai. Việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.

2.3.1.3. Tình hình triển khai thực hiện chính sách thuế

Hệ thống chính sách thuế của tỉnh Thái Bình tương đối đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các dự án xây lắp dầu khí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 56 - 65)