Dự báo phát triển dự ánxây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 83 - 86)

a) Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình

Việt Nam bước đầu thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi, sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao… Thái Bình quán triệt thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đại hội Đảng XI đề ra là: Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế chính trị, mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Theo Quyết định số 262/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/11/2006 nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.Với những điều kiện và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, Thái Bình phấn đấu đưa kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa – xã hội tiên tiến, cụ thể là:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 11,5% và giai đoạn 2016 – 2020 tăng khoảng 11,0%. GDP bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng năm 2015 và 51,2 triệu đồng năm 2020;

+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, để đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 21%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng

45% và khu vực dịch vụ chiếm 34%. Năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 14%; công nghiệp đạt khoảng 51% và dịch vụ đạt khoảng 35%;

+ Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 khoảng 400 triệu USD và năm 2020 khoảng 800 – 850 triệu USD;

+ Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước phấn đấu để có tích lũy. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách đạt khoảng 17% năm 2015 và 19% năm 2020;

+ Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, thời kỳ 2011 – 2020 tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 40 – 41% GDP

+ Tỷ lệ tăng dân số chung đạt khoảng 0,65% thời kỳ 2016 – 2020. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 2,5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 – 89% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3% vào năm 2020.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệp – đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giá trị kinh tế cao, cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; Phấn đấu đưa Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, quy hoạch và xây dựng tỉnh Thái Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.

Để phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đòi hỏi UBND tỉnh Thái Bình và các cơ quan có thẩm quyền thu hút được các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây lắp ngành dầu khí như: nhà máy nhiệt

điện, khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại, tổ hợp khách sạn kết hợp với chung cư cao cấp, khu công nghiệp, các công trình nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng khí đốt của địa phương. Do đó, nhu cầu phát triển các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh Thái Bình tăng nhanh trong thời gian sắp tới.

b) Dự báo về nhu cầu, phát triển các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Căn cứ trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nêu trên, cùng với những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2006 – 2010, có thể đưa ra một số dự báo sau về nhu cầu, sự phát triển của các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới:

Với vị trí địa lý của tỉnh, Thái Bình được xác định là một cầu nối quan trọng cho sự phát triển của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó quy hoạch cho phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh gồm xây dựng các tuyến đường huyết mạch, cầu cảng, các trung tâm kho vận và lưu chuyển hàng,… Bên cạnh đó, Thái Bình tự hào là địa phương có tài nguyên khí đốt dồi dào. Nhu cầu các dự án khai thác có hiệu quả tài nguyên khí đốt cũng do đó tăng lên trong thời gian sắp tới; thu hút các nhà đầu tư khai thác, trong đó có các dự án xây lắp dầu khí, hứa hẹn các dự án sẽ phát triển. Ngay từ những ngày đầu thành lập ngành dầu khí, lãnh đạo tập đoàn và UBND tỉnh Thái Bình đã xây dựng mối quan hệ hợp tác đầu tư phát triển lâu dài tốt đẹp. Thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa hai bên được lãnh đạo hai bên ký kết và quan tâm giám sát việc thực hiện, trong những năm tới các dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kinh tế - xã hội địa phương phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, khiến nhu cầu đời sống xã hội được nâng lên, những nhu cầu về các dự án xây lắp dầu khí như: chung cư cao cấp kết hợp văn phòng cho thuê, khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, khách sạn cao cấp, dự án khai thác, chế biến và phân phối sản phẩm của khí đốt thiên nhiên, các đường ống dẫn khí, khu du lịch sinh thái… theo đó cũng tăng lên phục vụ tốt hơn đời sống của nhân dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Do đó, các dự án xây lắp dầu khí phát triển theo tất yếu của quy luật thị trường.

Dự báo trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ được phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư và sớm triển khai các dự án như: dự án khu công nghiệp Minh Hòa, dự án khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên ngành dầu khí tại thành phố Thái Bình. Các dự án đang trong giai đoạn triển khai sẽ được lãnh đạo hai bên kết hợp kiểm tra, giám sát đảm bảo các dự án được triển khai đúng tiến độ: dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 – giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 19.783 tỷ đồng từ năm 2013 đến năm 2015, dự án kinh doanh khí thấp áp khu vực Bắc Bộ với mức đầu tư 46.600 triệu đồng năm 2014,.. đặc biệt là dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 – dự án trọng điểm tầm cỡ quốc gia. Đến năm 2020, Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, trên địa bàn tỉnh sẽ có các khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, nhà chung cư, các khu vui chơi giải trí, dự án khai thác khí đốt ngoài biển phân bổ rải rác đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương và một số các vùng lân cận.

Xu hướng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào các dự án xây lắp dầu khí trong thời gian qua và trong thời gian sắp tới vẫn sẽ là việc đầu tư vào các dự án hiện đại với trình độ quản lý cao, quy mô kinh doanh lớn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo PVN đang xem xét đầu tư các dự án mới nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên khí đốt của tỉnh Thái Bình góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung. Trong đó, lãnh đạo PVN đang xem xét phê duyệt dự án hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình lô 102&106 do PVN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 32 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công vào quý II năm 2014; dự án đầu tư xây dựng mạng lưới kinh doanh xăng dầu do Công ty cổ phần xăng dầu Thái Bình (PV Oil Thái Bình) – đơn vị thành viên của PVN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến trên 51 tỷ đồng, hiện nay chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để trình lên UBND tỉnh Thái Bình xem xét phê duyệt. Các dự án hứa hẹn sẽ có đóng góp đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm giàu cho đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý dự án xây lắp dầu khí trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 83 - 86)