Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU máy VIÊNG CHĂN (Trang 82 - 84)

I. Tài sản cố định

3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó việc quản lý sử dụng vốn cố định

LuËn v¨n th¹c sü

góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Trong năm 2002 vốn cố định chiếm 83% tổng tài sản của công ty. Vốn cố định của công ty thể hiện là TSCĐ là chủ yếu là dây truyền công nghệ sản xuất và các phương tiện vận tải. Trong năm công ty có đầu tư mua sắm máy móc thiết để phục vụ sản xuất, điều này cho thấy công ty đã quan tâm đúng mức tới việc đầu tư cho TSCĐ. Tuy nhiên thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty vẫn chưa cao. Do vậy trong kỳ tới để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Khai thác tạo lập nguồn vốn cố định cho công ty

Trong năm 2002 ta thấy công ty đầu tư cho TSCĐ chủ yếu bằng nguồn vốn vay, do vậy rủi ro tài chính xảy ra đối với công ty là rất cao. Vậy trong năm tới công ty nên tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ bằng các nguồn khác như từ lợi nhuận để lại, góp vốn liên doanh, phát hành thêm cổ phiếu.

- Quản lý và sử dụng vốn cố định

Để sử dụng vốn cố định có hiệu quả thì trong hoạt động đầu tư dài hạn công ty phải thực hiện đúng các quy chế quản lý đầu tư xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án, thẩm định dự án có như vậy mới tránh được những dự án đầu tư kém hiệu quả.

Để sử dụng vốn cố định có hiệu quả công ty cần thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn cố định sau mỗi chu kỳ d.

LuËn v¨n th¹c sü

+ Công ty phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định tạo điều kiện phản ánh chính xác sự biến động của vốn cố định cũng như tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm.

+ Chú trọng đầu tư mới trang thiết bị, quy trình công nghệ dựa trên cơ sở khả năng hiện có của công ty . Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cả về thời gian cả về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty đã khấu hao hết không, có sử dụng nữa không, công ty nên thanh lý tận dụng hết công suất của các tài sản cố định mới nhập về.

+ Thường xuyên bảo dưỡng TSCĐ, định kỳ sửa chữa lớn đối với các TSCĐ cần phải sửa chữa không để tình trạng TSCĐ bị hư hỏng. Đồng thời xem xét kỹ hiệu quả của việc sửa chữa tức là xem xét giữa chi phí bỏ ra để sửa chữa với việc đầu tư mua sắm TSCĐ mới có quyết định cho phù hợp.

+ Công ty nên đề phòng các rủi ro bất ngờ trong kinh doanh các nguyên nhân khách quan bằng cách mua bảo hiểm tài sản.

+ Công ty nên thực hiện việc phân loại TSCĐ và giao cho từng cá nhân hoặc từng phân xưởng sản xuất, áp dụng chế độ thưởng phạt đối với cá nhân tổ chức trong công ty quản lý TSCĐ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU máy VIÊNG CHĂN (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w