Chi tiết một số chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU máy VIÊNG CHĂN (Trang 50 - 57)

I. Tài sản cố định

2.3.2. Chi tiết một số chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính

2.3.2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Đơn vị: Nghìn kíp

Yếu tố chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Giá vốn hàng bán 84219 139565 124387,5

Chi phí tiền lương 1546,78 1675,7 2260,4

Chi phí khấu hao tài sản cố định

290 272 329,75

Chi phí dịch vụ mua ngoài 2252,93 4067 4613,9

Tổng cộng 89203,95 146214,5 132526,8 Chi phí sản xuất kinh doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 về số tuyệt đối 57010,55 nghìn kíp, về số tương đối (63,9%) tốc độ tăng của chi phí trung bình tăng lớn hơn so với năm trước đó. Do những lý do giá vốn hàng bán tăng cao chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, ngoài ra các yếu tố chi phí khác như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài đều tăng hơn so với năm 2004 điều này đã làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004. Năm 2006 so với năm 2005 chi phí sản xuất kinh doanh có sự sụt giảm về số tuyệt đối là 13677,7 nghìn kíp về số tương đối là 9,4% nguyên nhân là do sự sụt giảm của giá vốn hàng bán là 15177,5 nghìn kíp (tương đương 10,88%). Ngoài ra các yếu tố chi phí khác như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài đều tăng lên so với năm 2004. Việc gia tăng chi phí như vậy không cho thấy hết được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho nên để biết được chính xác sự thay đổi này cần xem xét, rồi so sánh với doanh thu hàng năm để đưa ra kết luận và biện pháp giải quyết.

2.3.2.2. Tình hình tăng giảm tài sản cố định

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Nguyên giá tài sản cố định 4994 5082,2 11683,75

Giá trị hao mòn 3233 3527,8 5608,7

Nguyên giá tài sản cố định năm 2005 tăng 88 nghìn tương đương 1,76% về số tương đối. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 6601,55 nghìn kíp tương đương 129,89% trong cả hai năm giá trị tài sản cố định của công ty đều tăng là do công ty đã tập trung vốn để mua sắm mới máy móc, thiết bị dụng cụ phục vụ sản xuất và công tác quản lý, xây dựng mới nhà xưởng phục vụ cho sản xuất đặc biệt năm 2006 công ty còn đầu tư mới xí nghiệp may. Cụ hể công ty đã cải tạo sửa chữa kho A3 (r3) và xây dựng khu vệ sinh mới, nhập khẩu và lắp đặt trên 600 máy dệt, đào tạo trên 500 nhân công, tiếp nhận gần 20 chuyên gia kiện toàn bộ máy của xí nghiệp may và bắt tay vào sản xuất hơn 16.000 tấn áo xuất khẩu sang nước ngoài, trị giá gần 700.000 USD. Nói chung việc công ty đầu tư vốn vào tài sản cố định như vậy tương đối hợp lý vì nó phục vụ cho công cuộc sản xuất và hướng phát triển lâu dài của công ty.

2.3.2.3. Tình hình thu nhập của công nhân viên

Đơn vị: nghìn kíp

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng quỹ lương 1546,78 1675,7 3184

Tiền lương

Tổng thu nhập 1546,78 1675,7 3184

Tiền lương bình quân 0,984 1,16 1,165

Tổng qũy lương đều qua các năm đặc biệt năm 2006 tăng lên 1472,3 nghìn kíp. Có được kết quả này là do năm 2006 công ty đã điều chỉnh và duy trì chế trả lương và thưởng theo cơ chế khoán. Nghiên cứu quy chế khoán lương theo hướng động viên các đơn vị, cá nhân tích cực kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả cao, hạn chế những cá nhân chưa tích cực tìm việc và lao động. Đồng thời, công ty cũng chú trọng đào tạo cán bộ phục vụ kinh doanh và phát triển lâu dài và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước đối với người lao động, như nâng lương, chuyển ngạch bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… chính vì vậy năm 2006, dù cơ cấu nguồn nhân lực tăng nhưng số người chưa bố trí việc làm không có ai, thu nhập bình quân khối kinh doanh là 1.200.000 kíp/người/tháng, khối công nhân xí nghiệp may là 550.000 kíp/người/tháng, tuy nhiên xét đến thời điểm hiện nay, do xí nghiệp may đang gặp nhiều khó khăn nên việc giải quyết công ăn việc làm cho số công nhân ở đây đang là vấn đề cần quan tâm.

2.3.2.3. Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: nghìn kíp Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2000/2005 Lượng % Lượng % Nguồn vốn kinh doanh 5618,97 5618,97 5618,97 Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp 3478,5 2 3478,5 2 3478,5 2 Các quỹ 27,79 96,86 176,86 69,07 248,8 80 82,59

3 Nguồn vốn đầu

tư xây dựng cơ bản

Quỹ khác 0 13,23 52,87 13,23 39,64 299,6

Tổng cộng 5646,76 5729,0 7

5848,71 82,31 1,46 119,64 2,1

Nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004 - 2006 không thay đổi vẫn giữ nguyên ở mức 5618,97 nghìn kíp, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp ciếm 61,9% tổng nguồn vốn kinh doanh hàng năm. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn vốn do Nhà nước cấp cho công ty luôn cố gắng thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh bằng năng lực của mình để duy trì sự tồn tại và phát triển công ty đồng thời hàng năm cũng bổ sung vào nguồn vốn của mình một phần lợi nhuận giữ lại. Chính vì vậy mà nguồn vốn chủ sở hữu công ty vẫn gia tăng hàng năm, cụ thể năm 2005 tăng 82,31 nghìn kíp (1,46%) so với năm 2004, năm 2006 tăng 119,64 nghìn kíp tương đương 2,15 so với năm 2005. Ngoài ra, các quỹ về dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng về phúc lợi, quỹ khác đều tăng năm sau cao hơn năm trước; cụ thể, tổng quỹ năm 2005 tăng 69,07 nghìn kíp tương đương 248% so với năm 2004, năm 2006 tăng 80 nghìn kíp tương đương 82,6% so với năm 2006. Kết quả này chứng tỏ hàng năm hoạt động kinh doanh của công ty đều đem lại hiệu quả cao góp phần nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu

đông thời tạo thêm lòng tin cho các nhà đầu tư cũng như nhà tài trợ cho công ty khi họ có nhu cầu đầu tư vào công ty.

2.3.2.5. Tình hình đầu tư vào các đơn vị khác

Đơn vị: nghìn kíp

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Đầu tư ngắn hạn

Đầu tư dài hạn 10 10 10

Đầu tư vào liên doanh

Đầu tư chứng khoán 10 10 10

Bên cạnh sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực chính của mình, hàng năm công ty còn tham gia đầu tư vốn vào đơn vị khác để thu hút thêm lợi nhuận bằng số vốn nhàn rỗi của mình và nhằm mục đích ran sẽ rủi ro trong kinh doanh theo quy định của Nhà nước, trong 3 năm 2004 - 2006, công ty đã đầu tư chứng khoán dài hạn thông qua việc mua trái phiếu của Chính phủ, tuy nhiên việc tham gia đầu tư vốn vào đơn vị khác của công ty được thực hiện hàng năm đều mới chỉ dừng lại ở con số tối thiểu 10 nghìn kíp theo quy định của cơ quan cấp trên mà chưa có hướng mở rộng quy mô đầu tư vào với các công ty khác.

2.3.2.6. Các khoản phải thu và nợ phải trả

Đơn vị: nghìn kíp

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Các khoản phải thu 2077,34 45395,4 59828,4

Các khoản phải trả 32117,98 62732,96 67920,84 Tình hình các khoản phải thu, phải trả là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát tựhc chất lượng hoạt động tài chính, nếu hoạt

động tài chính tốt lành mạnh doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp hệ thốngời các khoản nợ phải trả cũng như thu kịp thời các khoản nợ phải thu tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài tình trạng tranh chấp mất khả năng thanh toán, từ bảng tính toán trên cho thấy các khoản phải thu và các khoản phải trả đều tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt trong khoản phải thu thì khoản phải thu từ khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất do một số hợp đồng thanh toán với người bán nước ngoài, việc mở LC nhập khẩu, ký quỹ thanh toán và chưa tất toán song với khách hàng trong nước và nước ngoài. Năm 2005 khoản phải thu từ khách hàng chiếm 37395 nghìn kíp tương đương 82,38% tổng các khoản phải thu năm 2005. Trong khi đó phải trả nợ ngắn hạn và phải trả người bán luôn chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai trong các khoản mục phải trả, cụ thể nợ ngắn hạn đến hạn trả là 39143,8 nghìn kíp tương đương 62,4% các khoản phải trả người bán là 13013,8 nghìn kíp (20,75%). Năm 2006 lãi suất vay vốn tăng cao và ngân sách cũng thắt chặt cơ chế tín dụng, hơn nữa đây là năm công ty đang trong giai đoạn tiến hành cổ phần hoá, chính vì vậy công ty muốn hạn chế các hoạt động kinh doanh chậm để tránh phát sinh nợ nhất là nợ khó đòi cho nên chính sách tín dụng thương mại được thắt chặt hơn những khoản phải thu từ khách hàng vẫn chiếm tới 44601,77 nghìn kíp tương đương 74,55% tổng khoản phải thu và nợ ngắn hạn đến hạn trả giảm xuống còn 57% tổng các khoản phải trả. Đặc biệt, xét về tổng thể các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải

thu nên điều này sẽ đặt công ty trong tình trạng gặp khó trong thanh toán cũng như khả năng huy động vốn của công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU máy VIÊNG CHĂN (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w