Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Móng Cái, Quảng Ninh (Trang 69 - 75)

b, Sự phù hợp giữa cơ cấu vốn và sử dụng vốn theo chỉ tiêu loại tiề n:

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động huy động vốn của Agribank Móng Cái còn có một số tồn tại cần khắc phục:

Hệ thống các sản phẩm huy động và các sản phẩm dịch vụ khác chưa đa dạng và chưa có sự khác biệt nổi trội. Đây là một tồn tại cố hữu vẫn chưa được cải thiện

rõ rệt đối với ngân hàng NN&PTNN nói chung và Agribank Móng Cái nói riêng trong khi nhiều ngân hàng thương mại khác không ngừng cho ra đời những sản phẩm huy động hấp dẫn. Việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng đã tạo điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ mới nhưng chưa được thực hiện triệt để và mạnh mẽ. Chất lượng dịch vụ trong hoạt động huy động vốn vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp một danh mục đa dạng các sản phẩm huy động vốn, đồng thời phải có sự tư vấn cặn kẽ thì khách hàng mới có thể hiểu và tích cực tham gia.Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn ngân hàng NN&PTNN nói chung và Agribank Móng Cái nói riêng cần đầu tư nhiều hơn để đưa ra những sản phẩm huy động năng động, phù hợp với nhu cầu với khách hàng để không những giữ chân khách hàng mà còn có thể mở rộng thị phần của mình.

Cơ cấu vốn hiện tại chưa hợp lý, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng dư nợ tín dụng trung và dài hạn lại chiếm phần nhiều trong tổng dư nợ.Huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Điều này dẫn tới việc Ngân hàng buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Agribank Móng Cái cần phải có sự cơ cấu lại, không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và có những chính sách chăm sóc khách hàng thân thiết để có thể tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Đồng thời, Agribank Móng Cái cần phải đa dạng các loại tiền huy động để đáp ứng nhu cầu vay đa dạng của khách hàng.

Mặt khác nếu xét theo chỉ tiêu phân loại nguồn vốn theo loại tiền thì ta có thể thấy được sự mất cân đối giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tại Agribank Móng Cái thì đồng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn và hầu như là chủ yếu còn đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và hầu như là không có. Sự mất cân đối này cho thấy khả năng huy động ngoại tệ của chi nhánh rất kém điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu trữ ngoại tệ của chi nhánh đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Agribank Móng Cái theo chỉ tiêu đối tượng huy động vốn thì theo phân tích ở trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng tập trung phần lớn trong dân cư còn trong tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ vào khoảng trên dưới 10 % trong các năm gần đây. Đó là sự bất hợp lý trong công tác huy động vốn của chi nhánh, nếu gia tăng được nguồn vốn trong tổ chức kinh tế mới tạo được ra nhiều lợi nhuận hơn là nguồn vốn trong dân cư vì tổ chức kinh tế gửi tiền với mục đích chủ yếu là thanh toán hàng hóa, hơn nữa do nhu cầu kinh doanh nên tổ chức kinh tế có xu hướng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng hơn là các tầng lớp dân cư, do vậy tổ chức kinh tế sẽ tạo được nhiều lợi nhuận hơn cho chi nhánh.

Về sự bất hợp lý giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh Agribank Móng Cái. Trong 2 năm gần đây 2012 và 2013 khi mà hoạt động tín dụng có dấu hiệu suy giảm mạnh, nguồn vốn mà chi nhánh huy động được cho vay chưa đạt 60 % trong tổng nguồn vốn huy động. Theo như phân tích ở trên thì cần phải có sử điều chỉnh nguồn vốn huy động sao cho hợp lý vì trong tương lai gần họat động tín dụng sẽ không có dấu hiệu tăng trưởng mà còn có xu hướng giảm đi. Tính đến nửa đầu năm 2014 tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành chỉ đạt 3,68% chưa kể các ngân hàng thương mại đã mua rất nhiều trái phiếu chính phủ. Như vậy Agribank Móng Cái cần phải có sự điều chỉnh nguồn vốn huy động của mình sao cho phù hợp với tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh trong hiện tại và tương lai gần.

Về công tác quản trị nguồn vốn cũng như các chính sách huy động vốn, Agribank Móng Cái còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng NN&PTNN, do đó công tác điều phối, xử lý tác nghiệp nguồn vốn còn thiếu chủ động ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của chi nhánh.

Tóm lại trong 2 năm gần đây hoạt động tín dụng của chi nhánh Agribank Móng Cái thực sự gặp nhiều khó khăn, mức dư nợ tín dụng thấp hơn rất nhiều so với mức huy động.Cho thấy chi nhánh cần điều chỉnh mức huy động sao cho phù hợp với hoạt động tín dụng của chi nhánh trong tương lai gần. Từ đó ta có thể thấy trong 2 năm 2012 và 2013 hiệu quả huy động vốn của chi nhánh Agribank Móng

Cái là chưa tốt cần có sự điều chỉnh.

Nguyên nhân của các hạn chế : Thứ nhất, Về phía ngân hàng :

Chính sách maketing chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức:

Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam là một ngân hàng lớn trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Khách hàng đến với Agribank phần nhiều do uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Tuy vậy, trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam nói chung và Chi nhánh Agribank Móng Cái nói riêng cần ý thức sâu sắc hơn về tính hiệu quả của việc sử dụng công cụ quảng cáo, khuyêch trương hình ảnh cũng như các sản phẩm dịch vụ của mình.

Công nghệ ngân hàng chưa được đầu tư, ứng dụng kịp với trình độ phát triển và đòi hỏi về dịch vụ của khách hàng.

Mặc dù Agribank là ngân hàng có trình độ ứng dụng công nghệ cao nhưng hệ thống phần mềm vẫn xảy ra lỗi như: lỗi đường truyền hay lỗi hệ thống dẫn đến sự chậm trễ trong việc xử lý giao dịch cho khách, khiến khách hàng không hài lòng dẫn đến hạn chế việc thu hút tiền gửi.

Hệ thống các phòng giao dịch chưa được đầu tư đúng mức:

Số lượng phòng giao dịch của Agribank Móng Cái hiện nay tương đối ít, chủ yếu tập trung ở các quận nội thành. Vị trí một số phòng giao dịch không hợp lý cho việc thu hút khách hàng do quá khuất hoặc ở vùng dân cư khó huy động vốn. Agribank Móng Cái chưa có bộ phận chuyên trách phát triển hệ thống phòng giao dịch như việc tìm kiếm các vị trí mở phòng giao dịch mới, đầu tư phương tiện hỗ trợ khách hàng cũng như công tác giao dịch tại các phòng ...

Còn thiếu nhân lực giỏi trong quản trị nguồn vốn ngân hàng

Con người luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu và tiên quyết cho thành công của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt và cạnh tranh gay gắt thì việc thiếu những chuyên gia hàng đầu về quản trị nguồn vốn cho các ngân hàng luôn là một thách thức đối với bất kỳ ngân hàng nào. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như kinh doanh vốn thì vai trò của các nhà quản trị nguồn vốn là vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng. Tuy nhiên, Agribank

Móng Cái chưa có chuyên gia quản trị nguồn vốn riêng mà còn phụ thuộc vào Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam. Công tác quản trị, điều phối nguồn vốn của chi nhánh là do cán bộ nguồn vốn thuộc Tổ Tổng hợp đảm nhiệm. Tuy nhiên, hầu hết các cán bộ ở bộ phận này đều là cán bộ trẻ, kinh nghiệm và thực tiễn trong lĩnh vực ngân hàng còn chưa nhiều, do đó việc tham mưu các chính sách về huy động vốn cho Ban lãnh đạo còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, để đáp ứng được yêu cầu của công tác quản trị vốn, Chi nhánh cần phải bổ sung nhân sự có trình độ và có kinh nghiệm lâu năm cho bộ phận này.

Thứ hai, các nguyên nhân khác:

Các kênh đầu tư khác hấp hẫn thu hút dòng vốn chảy vào

Hiện tại có nhiều hình thức đầu tư hấp dẫn so với gửi tiền vào ngân hàng như: đầu tư vào thị trường chứng khoán; thị trường vàng hay bất động sản là nhưng ví dụ điển hình. Sự sôi động của các thị trường này đã thu hút một lượng vốn khá lớn từ các ngân hàng thương mại. Agribank Móng Cái cũng không phải ngoại lệ nên thị phần vốn cũng bị co hẹp do yếu tố này tác động.

Do bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, thị trường mất khả năng hấp thụ vốn.

Trong hai năm gần đây chúng ta chứng kiến nền kinh tế Việt Nam đi vào suy thoái mất khả năng hấp thụ nguồn vốn từ phía các ngân hàng thương mại. Nền kinh tế Việt Nam đặt trong bối cảnh bất ổn do nhiều nguyên nhân khách quan mang lại. Thị trường bất động sản hiện nay chưa có dấu hiệu phục hồi mặc dù được chính phủ dùng khá nhiều công cụ để hỗ trợ như; cung ứng vốn giải cứu các bất động sản mất khả năng thanh khoản, ưu đãi cho vay từ các tổ chức tín dụng và đặt biệt là các ngân hàng thương mại, thành lập tổ chức mua lại các khoản nợ xấu …vv.. Như vậy theo các chuyên gia kinh tế cho thấy Việt Nam cần ít nhất từ 5 đến 7 năm để thoát khỏi tình trạng này. Ngoài ra chúng ta còn chưa nhận được bất kỳ tín hiệu tích cực gì từ thị trường chứng khoán, mức chỉ số index chỉ vào khoảng 630 điểm chưa vượt được ngưỡng này. Tóm lại nếu kinh tế Việt Nam cứ tiếp tục như thế này thì còn ảnh hưởng xấu lớn hơn nữa đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Agribank Móng Cái nói riêng.

chứng khoán...tham gia ngày càng sâu và rộng vảo nền kinh tế.

Việc thâm nhập và mở rộng phát triển của các định chế tài chính này đã chia sẻ thị phần hoạt động của các ngân hàng. Do vậy hiệu quả hoạt động huy động vốn cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Trên đây là những kết quả đạt được cùng những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Agribank Móng Cái. Điều này đã phản ánh phần nào thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Móng Cái trong thời gian vừa qua, để có thể kịp thời đưa ra những giải pháp, hướng đi cụ thể trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Móng Cái, Quảng Ninh (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w