Trả lại nhận gửi/vay TCTD ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Móng Cái, Quảng Ninh (Trang 60 - 63)

nước - - -

3 Trả lãi tiền vay Trung ương 7,6 1,4 0,3

4 Trả lãi tiền gửi NHNN, KBNN 1.8 1,0 0,3

5 Trả lãi tiền gửi khách hàng 49,7 61 56,8

Bảng 2.8 : Nguồn vốn huy động và chi phí lãi tại Agribank Móng Cái ( từ 2011-2013) Đơn vị : Tỷ Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 1.Nguồn vốn huy động 549,2 884,7 1113 161,08% 125,8% 2.Chi phí lãi 59,1 63,4 57,4 107,27% 90,53%

Nguồn : Phòng kế hoạch huy động vốn Agribank Móng Cáí

Đơn vị : Tỷ đồng Biểu đồ 2.8: Nguồn vốn huy động và chi phí lãi tại Agribank Móng Cái

(từ 2011-2013).

Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy chi phí trả lãi của Agribank Móng Cái không có biến động lớn lắm qua các năm từ 2011 đến 2013 lần lượt là 59,1;63,4 và 57,4 mặc dù tổng lượng huy động vốn qua các năm tăng rất mạnh đạt mức 549,2 tỷ đồng vào năm 2011, 884,7 tỷ vào năm 2012 và 1113 tỷ vào năm 2013.Xét thời điểm đầu năm 2011 khi đó lãi suất huy động vốn của Agribank Móng Cái14%/năm, lãi suất huy động vốn cao như thế này một phần do sự cạnh tranh khốc liệt về vốn huy động của các ngân hàng thương mại trước thông tư của ngân hàng nhà nước không được huy động vượt trần lãi suất 14%/năm, một phần do tình hình kinh tế lúc bấy giờ chưa có dấu hiệu khó khăn như thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản đạt mức đỉnh điểm và có dấu hiệu của bong bóng nhà đất nhưng chưa có dấu hiệu đổ vỡ, nền kinh tế gặp khó khăn tuy nhiên nhu cầu về vốn vẫn còn là khá cao nên mức lãi suất 14%/năm có thể chấp nhận được đối với các ngân hàng thương mại.Với mức lãi suất cao là 14%/năm mặc dù lượng vốn huy động được chỉ đạt 549,2 tỷ đồng gần đạt mục tiêu kế hoạch đề ra nhưng chi phí trả lãi cho lượng vốn này lại là 59,1 tỷ đồng và nó gần xấp xỉ so với năm 2012 với lượng vốn huy động được lớn hơn rất nhiều là 884,7 tỷ đồng. Đối với năm 2012 mặc dù lượng huy động vốn tăng mạnh song lãi suất huy động lại giảm xuống còn 12%/năm và chi phí trả lãi của năm là 63,4 tỷ đồng. Việc giảm lãi suất xuống còn 12%/năm trong năm 2012 cho thấy mức cầu về vốn huy động của ngân hàng có xu hướng giảm so với năm 2011

trước bối cảnh nền kinh tế ngày càng xấu đi và đã xuất hiện sự đổ vỡ của thị trường bất động sản. Tính đến năm 2013 thì mức lãi suất huy động của chi nhánh chỉ còn 8%/năm, đó là một năm thật sự khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, chúng ta chứng kiến sự đóng băng của thị trường nhà đất, sự ảm đảm của thị trường chứng khoán và nhiều doanh nghiệp lớn đi tới phá sản, mất khả năng thanh khoản.Theo nhiều nhận định của chuyên gia thì kinh tế Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng, thị trường mất khả năng hấp thụ nguồn vốn của ngân hàng thương mại để phát triển do đầu ra của doanh nghiệp không có hoặc là bị hạn chế, doanh nghiệp cảm thấy làm ăn không có lãi do cầu của thị trường suy giảm mạnh nên họ không muốn vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất cũng như tiếp tục kinh doanh. Điều này tạo sức ép rất lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại và hầu hết các ngân hàng đều rơi vào tình trạng “ế” vốn. Trước tình hình đó mặc dù huy động được một lượng vốn rất lớn 1113 tỷ đồng thậm chí vượt chỉ tiêu đề ra nhưng chi phí trả lãi cho khoản vốn này chỉ còn 57,4 tỷ đồng và còn thấp hơn so với năm 2012.Việc giảm lãi suất huy động vốn qua các năm gần đây và đặc biệt là năm 2013 cho thấy chi nhánh đã nhận thấy khó khăn trong hoạt động tín dụng của mình và muốn cân đối lại nguồn vốn huy động sao cho phù hợp với mục đích sử dụng vốn của ngân hàng. Điều đó góp phần điều chỉnh mức chi phí trả lãi tạo tính hiệu quả cho công tác huy động vốn tại chi nhánh Agribank Móng Cái vì tiết kiệm được chi phí trả lãi sẽ làm tăng tính hiệu quả huy động vốn.

2.2.4. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn.

Đây là một tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn về mặt đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.

Nguồn vốn ngân hàng huy động vốn nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn đó để cho vay, đầu tư thu lợi nhuận. Ngân hàng sẽ chuyển hóa vốn huy động thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán và các tài sản khác một cách thích hợp nhằm có lợi nhuận cao nhất.

Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, cơ cấu nguồn vốn cần có sự phù hợp, cấn đối với cơ cấu sử dụng vốn theo kỳ hạn hay theo loại tiền tệ...

Sự phù hợp giữa huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng cho thấy được tính hiệu quả của công tác huy động vốn từ đó có thể đánh giá được hiệu

quả huy động vốn của chi nhánh Agribank Móng Cái. Để làm rõ được tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn sao cho phù hợp với hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng ta đi xét cụ thể từng chỉ tiêu như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Móng Cái, Quảng Ninh (Trang 60 - 63)